Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Quyết tâm hành động và tránh đầu tư dàn trải

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trong năm 2022 vẫn còn chậm, chưa đạt theo yêu cầu đề ra. Do vậy, các giải pháp để thúc đẩy tiến độ giải ngân 3 chương trình này vẫn đang tiếp tục được đặt ra trong năm 2023.

Giải ngân đạt thấp

Hiện Việt Nam có 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG): Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xóa đói giảm nghèo bền vững. Các CTMTQG được triển khai đồng bộ tại các địa phương đã tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đặc biệt, các CTMTQG đã góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu được tăng cường đã tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân.

Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Quyết tâm hành động và tránh đầu tư dàn trải
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư 3 Chương trình mục tiêu quốc gia vẫn đạt thấp. Ảnh minh họa: H.T

Tuy nhiên, tốc độ giải ngân các chương trình này trong năm 2022 rất chậm. Theo số liệu từ Bộ Tài chính, ước tỷ lệ giải ngân của 3 CTMTQG khi hết năm ngân sách (tính đến tháng 1/2023) là 13.761 tỷ đồng, đạt 57% kế hoạch vốn (24.000 tỷ đồng).

Cụ thể, Chương trình xây dựng nông thôn mới có tổng mức vốn là 9.000 tỷ đồng, ước hết tháng 1/2023 giải ngân đạt 65% tổng số vốn. Chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững có tổng mức vốn là 6.000 tỷ đồng, ước hết tháng 1/2023 giải ngân đạt 56% tổng số vốn. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tổng mức vốn là 9.000 tỷ đồng, ước đến hết tháng 1/2023 giải ngân đạt 51% tổng số vốn.

Từ thực tế triển khai tại địa phương, các khó khăn, vướng mắc làm chậm tiến độ giải ngân đã được nhận diện. Cụ thể là một số quy định chưa thống nhất giữa các văn bản của bộ, ngành trung ương gây khó khăn, lúng túng cho địa phương, thậm chí có hướng dẫn còn chưa phù hợp với thực tế. Nhiều nội dung công việc quan trọng phải chờ các bộ, ngành có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể. Một số dự án thiếu hướng dẫn, chưa có định mức hỗ trợ; thiếu hướng dẫn với các thôn, xã vùng miền núi dân tộc thiểu số sau khi sáp nhập… Một số trình tự, thủ tục còn rườm rà, làm tăng thời gian triển khai dự án; chưa có hướng dẫn của Bộ Y tế về triển khai ứng dụng khám chữa bệnh từ xa; thiếu quy định về chi cho công tác tuyên truyền, xử lý nước thải. Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có hướng dẫn về tiêu chí huyện nông thôn mới…

Tuy nhiên, theo báo cáo tổng hợp từ Bộ Tài chính, vướng mắc nhất hiện nay chính là CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn một số đơn giá, định mức hỗ trợ chưa được ban hành. Cụ thể, Ủy ban Dân tộc chưa ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các đơn giá, định mức hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, đầu tư công trình nước sinh hoạt tập trung, đầu tư kiên cố hóa đường đến trung tâm xã và nội dung hỗ trợ đầu tư có thu hồi vốn theo hộ hoặc cộng đồng chăn nuôi, phát triển sản xuất thông qua vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi…

Bộ Thông tin và Truyền thông chưa ban hành nội dung đầu tư thực hiện hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại UBND cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự…

Quyết tâm hành động

Với quyết tâm hành động cao nhất, ngày 17/10/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 19 về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 CTMTQG những tháng còn lại năm 2022 và nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023. Theo đó, đối với 3 CTMTQG, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các CTMTQG, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lắp, lãng phí; không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn các dự án thuộc CTMTQG…

Tuy nhiên, tiến độ giải ngân của các chương trình này vẫn rất chậm và chưa đạt kết quả như kỳ vọng.

Mới đây, trong các cuộc họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, vùng Trung du, miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên về tình hình triển khai thực hiện các CTMTQG, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã yêu cầu các địa phương khẩn trương hoàn thành việc ban hành các văn bản quản lý, điều hành; hoàn tất việc phân bổ vốn của năm 2023 đã được trung ương giao; cân đối vốn đối ứng của các địa phương cho các CTMTQG.

Phó Thủ tướng cũng nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là các địa phương phải rà soát lại danh mục các dự án, cố gắng tránh đầu tư dàn trải, manh mún, gây lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tư, tốn thời gian thực hiện quy trình thủ tục, rủi ro về công tác cán bộ.

Cùng với đó, các địa phương phải tăng cường phối hợp, cộng đồng trách nhiệm vì các chương trình đều có nhiều dự án, tiểu dự án, được triển khai trên nhiều địa bàn, lĩnh vực, có sự phân cấp mạnh mẽ; tăng cường kiểm tra, giám sát, qua đó kịp thời phát hiện vẫn đề để xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng xử lý.

Đối với các bộ, ngành trung ương, Phó Thủ tướng yêu cầu trong quý I/2023 dứt khoát hoàn tất việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn lại; tiếp tục rà soát lại các văn bản đã ban hành để sửa đổi, bổ sung những quy định còn chồng chéo thuộc thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các địa phương trên nguyên tắc phân cấp mạnh cho các địa phương, nội dung quy định cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, bớt quy trình.

Tô Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/7/2023, phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng tối thiểu không dưới 500.000 đồng

Từ 1/7/2023, phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng tối thiểu không dưới 500.000 đồng

Tại Thông tư 28/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây, phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng tối thiểu không dưới 500.000 đồng/tổng mức đầu tư dự án/cơ quan thẩm định.
Dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Đã chi trả gần 2.600 tỷ đồng bồi thường

Dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Đã chi trả gần 2.600 tỷ đồng bồi thường

Ban điều hành dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vừa có thông báo, đến 17g ngày 24/5/2023, các địa phương đã chi trả được 2.594 tỷ đồng cho 612 trường hợp, với diện tích khoảng 263 ha, đạt khoảng 63% mặt bằng.
Thanh Hóa: Hơn 1.000 dự án chưa được phê duyệt quyết toán

Thanh Hóa: Hơn 1.000 dự án chưa được phê duyệt quyết toán

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có thông báo công khai quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn đầu tư công năm 2022. Theo thông báo, hiện trên địa bàn còn nhiều dự án đã hoàn thành, nhưng chưa được phê duyệt quyết toán.
Đẩy mạnh quyết toán dự án hoàn thành giúp nâng cao hiệu quả đầu tư công

Đẩy mạnh quyết toán dự án hoàn thành giúp nâng cao hiệu quả đầu tư công

Trước thực trạng nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán làm giảm hiệu quả của đầu tư công, các địa phương đang được đẩy mạnh công tác này để giúp nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công và giúp đẩy mạnh tiến độ giải ngân.
Đồng Tháp dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao

Đồng Tháp dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao

Với tỷ lệ giải ngân đạt lần lượt là 38% kế hoạch vốn được giao và đạt trên 40% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao trong 4 tháng đầu năm, tỉnh Đồng Tháp đã vươn lên dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân cao.

Tin khác

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt cao

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt cao

Nhờ phân cấp mạnh trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công nên tỷ lệ giải ngân của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt cao trong các bộ, ngành trong 4 tháng đầu năm 2023.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh so với tháng trước

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh so với tháng trước

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, công tác đền bù dự án vành đai 3 tăng mạnh trong vài tuần qua đã làm tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của toàn thành phố. Tính đến hết ngày 12/5, giải ngân đầu tư công thành phố đạt 8.236 tỷ đồng, tăng mạnh so với tháng trước, đạt 20% tổng số vốn của TP. Hồ Chí Minh được giao đợt 1.
Các dự án trọng điểm quốc gia đang có tiến độ giải ngân vốn ra sao?

Các dự án trọng điểm quốc gia đang có tiến độ giải ngân vốn ra sao?

Bộ Tài chính vừa có báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 3 tháng, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2023, trong đó có báo cáo về tiến độ giải ngân của các dự án trọng điểm quốc gia.
Nhiều bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tăng so với đầu năm

Nhiều bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tăng so với đầu năm

Có thể thấy, với sự đốc thúc của 5 Tổ công tác của Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 4 vừa qua, nhiều bộ, ngành, địa phương đã có tỷ lệ giải ngân tăng so với đầu năm.
Gỡ nút thắt, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Gỡ nút thắt, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Trao đổi với phóng viên, ông Dương Bá Đức - Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho biết, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công sẽ có sự bứt phá trong quý II và quý III khi các tồn tại, vướng mắc dần được tháo gỡ. Cũng theo ông Đức, việc nâng cao trách nhiệm người đứng đầu của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công sẽ tiếp tục được thực hiện nghiêm túc và là tiêu chí để bình xét thi đua khen thưởng cho các cấp, các ngành.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm thấp hơn cùng kỳ năm trước

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm thấp hơn cùng kỳ năm trước

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tỷ lệ ước giải ngân 4 tháng kế hoạch năm 2023 ước đạt hơn 110.633 tỷ đồng, bằng 14,66% kế hoạch và đạt 15,65% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (18,48%). Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp trọng tâm để đẩy nhanh tiến độ.
Thái Nguyên: Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng trong những tháng tiếp theo

Thái Nguyên: Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng trong những tháng tiếp theo

Phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân 100% khi hết năm ngân sách, tỉnh Thái Nguyên đang đưa ra các giải pháp cho các tháng tiếp theo.
Cần giải quyết dứt điểm tình trạng "ì ạch" của dự án đầu tư công

Cần giải quyết dứt điểm tình trạng "ì ạch" của dự án đầu tư công

Theo phản ánh từ nhiều bộ, ngành, địa phương, những quy định của pháp luật hiện nay về đầu tư công đang dẫn đến khó khăn, vướng mắc gây chậm trễ trong triển khai các dự án sử dụng vốn đầu tư công. Giải quyết dứt điểm tình trạng này đang là vấn đề đặt ra hiện nay.
Giải ngân vốn đầu tư công: Kho bạc giải quyết nhanh gọn các thủ tục thanh toán vốn

Giải ngân vốn đầu tư công: Kho bạc giải quyết nhanh gọn các thủ tục thanh toán vốn

Từ nhiều năm nay, Kho bạc Nhà nước đã thực hiện rất nhiều cải cách thủ tục hành chính để mang đến thuận lợi cho khách hàng. Với vai trò là cơ quan kiểm soát, thanh toán vốn, để đưa nhanh dòng vốn đầu tư vào nền kinh tế, Kho bạc Nhà nước đã tiếp tục thực hiện các cải cách trong khâu kiểm soát giúp chủ đầu tư, ban quản lý dự án tiếp cận nhanh với nguồn vốn.
Yên Bái thành lập Tổ công tác đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Yên Bái thành lập Tổ công tác đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất khi hết năm ngân sách, UBND tỉnh Yên Bái vừa có quyết định thành lập Tổ công tác chỉ đạo, đôn đốc tiến độ thực hiện, giải ngân các nguồn vốn ngân sách nhà nước và các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động