Giải ngân gần 14.000 tỷ đồng bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông

Bộ Giao thông vận tải cho biết, trong 11 tháng năm 2022, nguồn vốn giải ngân cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đạt gần 13.900 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành hơn 80% kế hoạch...

Báo cáo tình hình bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông tại cuộc họp giao ban tháng 11/2022 của Bộ Giao thông vận tải tại hội nghị giao ban ngày 30/11, Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông Lê Hoàng Minh, cho biết từ đầu năm đến nay, lĩnh vực đường bộ triển khai 760 công trình sửa chữa định kỳ, chuẩn bị triển khai 76 công trình trong tháng 12, chưa kể các công trình sửa chữa đột xuất, khắc phục bão lũ bước 1… , nhờ đó, xử lý 46 điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Còn lĩnh vực đường sắt triển khai 24 công trình; lĩnh vực hàng hải 18 công trình; lĩnh vực đường thủy nội địa 102 công trình và lĩnh vực hàng không đã triển khai 60 công trình.

11 tháng giải ngân gần 14.000 tỷ đồng bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
Lĩnh vực đường bộ giải ngân cao nhất đạt tỷ lệ trên 85,12%.

Trong đó, lĩnh vực đường bộ giải ngân được 8.925 tỷ đồng, đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất, lên tới 85,12%.

Tiếp đó là lĩnh vực đường thủy nội địa thực hiện được 733 tỷ đồng, đạt hơn 76,4%; lĩnh vực đường sắt giải ngân được 2.266 tỷ đồng, đạt hơn 75,5%; lĩnh vực hàng hải giải ngân được 1.956 tỷ đồng, đạt hơn 69%.

Về công tác giải ngân nguồn vốn bảo trì, đến nay đã giải ngân được 13.881 tỷ đồng, đạt 80,37%, chưa tính đến khối lượng thực tế đã và đang thực hiện nghiệm thu chưa thanh toán.

Cũng tại buổi giao ban, Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, cho biết đối với lĩnh vực đường bộ, đến ngày 20/11, các dự án chuyển tiếp từ 2021 sang năm nay đã hoàn thành, các dự án thực hiện trong 2022 thi công được trên 94% khối lượng và khắc phục 54 điểm ngập trên quốc lộ tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ngành đường bộ sẽ tiếp tục tăng cường công tác rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông mới phát sinh; ưu tiên sơn kẻ đường, biển báo, đinh phản quang, tiêu dẫn hướng, đèn chiếu sáng tại các nút giao đông dân cư...

Tính đến ngày 25/11, tại lĩnh vực đường sắt, các dự án chuyển tiếp từ 2021 sang năm 2022 đã hoàn thành 58/60 dự án. Giá trị đã giải ngân ước khoảng 91% kinh phí của năm 2022.

Lĩnh vực đường thủy nội địa đã thực hiện và giải ngân 42 gói thầu quản lý bảo trì các tuyến đường thủy nội địa quốc gia theo hợp đồng.

Đến ngày 24/11, có 9 công trình đã được nạo vét đảm bảo giao thông; khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa tổng 56 tuyến với chiều dài gần 3265 km. Công tác khảo sát sẽ được hoàn thành trong năm 2022.

Lĩnh vực hàng hải, đến nay đã thực hiện nạo vét duy tu 16 tuyến luồng hàng hải và bảo trì 2 kè bảo vệ bờ đảm bảo tiến độ dự án.

"Riêng về công tác an toàn giao thông đối với kết cấu hạ tầng giao thông, tính đến 20/11 đã thực hiện sửa chữa, khắc phục các tồn tại của hạ tầng đường bộ để tăng cường an toàn giao thông, bổ sung hộ lan gần 700 km tôn sóng, tường lốp; xử lý 46 điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; đã cắm biển “Chú ý tàu hỏa” được 2.959 lối đi tự mở trên tổng số 3.584 lối đi cần thiết phải cắm biển; tổ chức cảnh giới lối đi tự mở tại 377 vị trí (262 điểm do địa phương thực hiện)”, Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông thông tin./.

Anh Tú

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.

Tin khác

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Chính phủ đã có những phương án đầu tiên về Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 - năm cuối cùng của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, cao hơn gần 40% mức trung bình 4 năm trước đó.
Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án 2, giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 bởi phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Tại dự thảo Nghị định quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án. Trong đó, phương án 1 giảm 15% và phương án 2 giảm 30%.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Xem thêm
Phiên bản di động