Hà Giang: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023
Năm 2023, tỉnh Hà Giang được giao trên 6.925 tỷ đồng vốn đầu tư công, bao gồm vốn Thủ tướng Chính phủ giao trên 6.266 tỷ đồng và trên 658 tỷ đồng vốn địa phương giao thêm. Theo báo cáo tổng hợp từ Bộ Tài chính, hết tháng 2/2023, dự kiến tỉnh Hà Giang giải ngân được trên 275 tỷ đồng, đạt 3,98% tổng kế hoạch vốn được giao.
![]() |
Hà Giang yêu cầu các chủ đầu tư cam kết về tiến độ và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh TL minh họa |
Nguyên nhân của việc giải ngân chậm được tỉnh Hà Giang chỉ ra là do các chủ đầu tư chậm làm thủ tục thanh toán vốn. Đồng thời, các dự án phê duyệt điều chỉnh lại dự án thực hiện chậm, phải thực hiện lại nhiều thủ tục hành chính nên không có cơ sở để giải ngân thanh toán vốn đầu tư. Các dự án khởi công mới lập hồ sơ trình thẩm định kéo dài do chất lượng hồ sơ không đảm bảo, phải chỉnh sửa nhiều lần.
Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng có tiến độ chậm. Bên cạnh đó, do thời tiết bất thường nên việc thi công các công trình gặp nhiều khó khăn. Kế hoạch vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia và vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương bổ sung năm 2022 từ nguồn vốn chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được giao muộn…
Tỉnh Hà Giang đang đề nghị các sở, ngành, UBND các huyện cần xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, do đó phải đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ cao nhất có thể nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng các dự án, công trình; kiên quyết chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng. Đồng thời, tỉnh Hà Giang yêu cầu các chủ đầu tư, các cơ quan liên quan nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và nêu cao trách nhiệm trong việc rà soát, phân tích và ký cam kết giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 được giao.
Đặc biệt, tỉnh Hà Giang yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành địa phương lập đoàn công tác để kịp thời nắm bắt và giải quyết các khó khăn trong quá trình triển khai.
Tỉnh Hà Giang cũng yêu cầu các chủ đầu tư cam kết cụ thể, rõ ràng về tiến độ cũng như tỷ lệ giải ngân của từng dự án; tăng cường chỉ đạo các nhà thầu thi công tập trung nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, đẩy nhanh tiến độ, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công. Khi có khối lượng được nghiệm thu hoặc có nhu cầu tạm ứng theo tiến độ hợp đồng, các chủ đầu tư cần khẩn trương hoàn thiện thủ tục thanh toán vốn, không để dồn thanh toán vào cuối năm./.
Tin cùng chuyên mục

Từ 1/7/2023, phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng tối thiểu không dưới 500.000 đồng

Dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Đã chi trả gần 2.600 tỷ đồng bồi thường

Ninh Bình: Khẩn trương giải ngân vốn đầu tư công, vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Thanh Hóa: Hơn 1.000 dự án chưa được phê duyệt quyết toán

Đẩy mạnh quyết toán dự án hoàn thành giúp nâng cao hiệu quả đầu tư công
Tin khác

Đồng Tháp dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt cao

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh so với tháng trước

Các dự án trọng điểm quốc gia đang có tiến độ giải ngân vốn ra sao?

Nhiều bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tăng so với đầu năm

Gỡ nút thắt, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm thấp hơn cùng kỳ năm trước

Thái Nguyên: Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng trong những tháng tiếp theo

Cần giải quyết dứt điểm tình trạng "ì ạch" của dự án đầu tư công
