Hà Nội gia hạn về thuế và tiền thuê đất cho người nộp thuế
Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, từ đầu năm 2021 đến nay, Bộ Tài chính đã chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền và ban hành các giải pháp về thuế, phí, lệ phí phù hợp nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
![]() |
Hà Nội gia hạn về thuế và tiền thuê đất cho người nộp thuế. Ảnh: N.M |
Một trong các chính sách đáng chú ý là Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất trong năm 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Báo cáo của Cục Thuế TP. Hà Nội cho thấy, tính đến ngày 29/8/2021, cơ quan này đã thực hiện gia hạn cho tổng số 29.744 người nộp thuế với tổng số thuế, tiền thuê đất được gia hạn là hơn 21.335 tỷ đồng.
Trong đó, số thuế giá trị gia tăng được gia hạn là 8.287 tỷ đồng (tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020 gia hạn theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP); số tiền thuê đất được gia hạn là 1.044 tỷ đồng (bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2020).
Riêng số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý I và II năm 2021 được gia hạn là 11.984 tỷ đồng (tăng 42% so với cùng kỳ năm 2020 gia hạn theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP). Trong đó, 5.734 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý I/2021 đã đến hạn và nộp trong tháng 7/2021 và khoảng 6.250 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý II/2021 được gia hạn nộp đến tháng 10/2021.
Số hộ cá nhân kinh doanh đã nộp giấy đề nghị gia hạn là 660 hộ (giảm 4.348 hộ so với cùng kỳ năm 2020), với số thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đề nghị gia hạn 20,3 tỷ đồng (bằng 38% so với cùng kỳ năm 2020).
Để tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nộp thuế, Cục Thuế TP. Hà Nội đã và đang tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế, thường xuyên rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị... để báo cáo Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính nghiên cứu, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, đề xuất ban hành các giải pháp phù hợp hơn nữa, nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường.
Đây là những biện pháp kịp thời, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trước ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các giải pháp này đã góp phần đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để nền kinh tế phục hồi nhanh trong giai đoạn hậu Covid-19.
Chính sách này cũng đã hỗ trợ các hoạt động kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp, nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng mất thanh khoản, phá sản, giải thể doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi nhanh khi kiểm soát tốt dịch bệnh. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với những thay đổi trên thế giới sau đại dịch, kích thích tiêu dùng trong nước, bảo đảm an sinh xã hội./.
Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Cách điều chỉnh hóa đơn đầu ra của hàng hóa bị thiếu đơn vị tính

Đấu tư dự án đầu tư mở rộng xong cho thuê có được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Điều kiện để trích lập quỹ dự phòng tiền lương

Khoản tài trợ từ nhà cung cấp bằng tiền có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?
Tin khác

Chấm dứt hoạt động do thực hiện sáp nhập nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm nào?

Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính với chi nhánh

Hóa đơn lập sai thời điểm có bị coi là hóa đơn rủi ro về thuế?

Hàng bán bị trả lại, bên bán hàng hay bên mua hàng sẽ xuất hóa đơn?

Quy định khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Cho doanh nghiệp nước ngoài thuê kho chứa hàng áp dụng thuế suất ra sao?

Hướng dẫn thủ tục xuất hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được giảm giá

Doanh nghiệp có các chi nhánh, quyết toán thuế có phải khai riêng từng chi nhánh không?

Chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng, thủy sản thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế 5%
