Hà Nội quyết liệt xử lý các dự án chậm triển khai theo hướng công khai, minh bạch

Thực hiện chỉ đạo sát sao của Thành ủy Hà Nội và sự giám sát chặt chẽ của HĐND thành phố, UBND TP. Hà Nội tiếp tục quyết liệt xử lý các dự án có sử dụng đất chậm triển khai theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo hoàn thành trong quý IV/2023.
Hà Nội xử lý dứt điểm các dự án chậm triển khai
Ảnh: T.L

Đến hết tháng 11 phải giải quyết xong 293 dự án

Theo số liệu của UBND TP. Hà Nội, tính đến ngày 27/6/2023, trên địa bàn thành phố có tổng số 712 dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật đất đai. Trong đó, có 135 dự án vốn ngoài ngân sách chưa có quyết định giao đất cho thuê đất, 404 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và 173 dự án do UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất mới, tiếp tục kiến nghị xử lý.

Nguyên nhân dẫn đến các dự án “treo”, chậm triển khai trên địa bàn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân cho biết, do quy hoạch, năng lực nhà đầu tư; khi sáp nhập địa giới hành chính phải điều chỉnh quy hoạch… Thành ủy, UBND, HĐND thành phố đã chỉ đạo rà soát, xử lý dự án chậm triển khai trên địa bàn. Đến nay, Hà Nội đã xử lý được 419 dự án chậm triển khai. Hiện còn 293 dự án cần xử lý trong thời gian tới.

Đối với 293 dự án còn lại cần tiếp tục xử lý, thành phố đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội thực hiện 137 dự án; UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện 81 dự án; Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện 11 dự án; Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội thực hiện 17 dự án; 46 dự án giao các ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã...

Mục tiêu của thành phố là đến hết tháng 11/2023 cơ bản giải quyết xong 293 dự án. Đến hết tháng 11/2023, nếu nhà đầu tư không thực hiện hoặc cố tình chây ỳ sẽ kiên quyết hủy bỏ, thu hồi giấy phép đầu tư.

Tuy nhiên, với số lượng dự án lớn, trải qua nhiều giai đoạn chuyển tiếp; chính sách, quy định của pháp luật có nhiều thay đổi qua các thời kỳ; quá trình triển khai có nhiều diễn biến mức độ khác nhau; các thủ tục liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật… nên đòi hỏi việc triển khai thực hiện cần tập trung quyết liệt, nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả từ thành phố đến cơ sở.

Không gia hạn các dự án

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tại Thông báo số 1229-TB/TU ngày 30/6/2023 kết luận kết quả thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 của HĐND thành phố về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, mới đây, UBND TP. Hà Nội tiếp tục yêu cầu giám đốc các sở, ngành và chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung thực hiện nghiêm việc rà soát, thống kê phân loại cụ thể các dự án, nhất là các dự án chưa có phương án xử lý cụ thể theo từng nhóm, đảm bảo hoàn thành trong quý IV/2023.

Thành phố yêu cầu, trước tiên các đơn vị tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm còn lại (nằm trong 50 dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và 150 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất); tiếp tục kiểm tra, thanh tra và kết luận đối với 93 dự án do UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất mới và kiến nghị xử lý, hoàn thành xong trong tháng 11/2023.

Theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng việc điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh chủ trương đầu tư để hợp thức hóa việc gia hạn các dự án chậm triển khai. Đối với các dự án đủ điều kiện tiếp tục rà soát, phân loại vướng mắc để tham mưu đề xuất giải quyết đối với các nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan trung ương và tập trung tháo gỡ dứt điểm khó khăn thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố, nhất là trong giải phóng mặt bằng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có trách nhiệm giám sát, đôn đốc các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thanh tra, kiểm tra và có kết luận đối với từng dự án; làm rõ nguyên nhân, đề xuất các giải pháp; quyết liệt xử lý dứt điểm, triệt để các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai. “Thường xuyên rà soát, cập nhật kết quả thực hiện, khẩn trương hoàn thành việc đánh giá, hậu kiểm, thống kê, phân loại và xử lý từng dự án cụ thể theo hướng rõ người, rõ việc, rõ đầu mối, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ” - ông Nguyễn Trọng Đông yêu cầu.

Cũng theo chỉ đạo của thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội xử lý nghiêm, triệt để đối với các dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (đã có quyết định chủ trương, chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, văn bản giao chủ đầu tư nghiên cứu), đến nay đã quá tiến độ thực hiện (đặc biệt là các dự án kéo dài nhiều năm, dự án điều chỉnh nhiều lần), hoàn thành xong trong tháng 11/2023. Đồng thời, sở này phải công khai, minh bạch thông tin đối với các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, thuế, xây dựng; các dự án vi phạm bị cưỡng chế, bị thu hồi, bị chấm dứt hoạt động để tạo sự đồng thuận, giám sát của nhân dân và doanh nghiệp.../.

Nam Khánh

Tin cùng chuyên mục

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Lũy kế từ khi triển khai đến hết 31/3/2025, đã có 97.969 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công, tăng 5,3% so với cuối năm 2024. Số lượng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là 1,94 tỷ hóa đơn, tăng 42% so với cuối năm 2024.
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.
Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Tin khác

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...
Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025 là một vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2025. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được gia hạn dự kiến là khoảng 14.100 tỷ đồng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách được ban hành, các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước sẽ có thêm nguồn lực tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Việt Nam đang trở thành điểm nóng đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực bán dẫn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo.
Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất năm 2025, đối với các quỹ đất do tỉnh quản lý.
Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế mới đây, nhiều địa phương cho biết sẽ phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao.
Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí yêu cầu nâng cao nhận thức và phải hành động cụ thể, thường xuyên phòng, chống lãng phí, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của mỗi người; phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ...
Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 567/UBND-TH về triển khai Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 7/2/2025 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025.
Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Chính phủ tổ chức hội nghị với tất cả các địa phương để rà soát và thúc đẩy làm các nhiệm vụ giải pháp để đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, tạo tiền đề cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới và yêu cầu tăng trưởng cao nhưng phải bền vững, vẫn phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Xem thêm
Phiên bản di động