Hà Nội: Thị trường bất động sản phục hồi mạnh ở nhiều phân khúc trong năm 2023

Các chuyên gia dự báo, năm 2023 thị trường bất động sản Hà Nội sẽ chứng kiến loại hình mặt bằng bán lẻ, văn phòng và khách sạn có bước phục hồi mạnh mẽ hơn khi Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới và nhiều công ty, thương hiệu quốc tế lựa chọn gia nhập thị trường Hà Nội.

Văn phòng cho thuê vẫn là điểm sáng

Báo cáo của Savills Việt Nam vừa công bố cho thấy, trong quý IV/2022, thị trường bất động sản Hà Nội duy trì hoạt động ổn định trong nhiều phân khúc. Tại thị trường văn phòng, xu hướng bền vững và dịch chuyển khỏi khu vực nội thành tiếp tục được các công ty, thương hiệu ưa chuộng. Đối với nhà ở, phần lớn các chủ đầu tư vẫn đang theo đuổi cơ hội đầu tư mới, hứa hẹn sẽ mang đến tiềm năng phát triển cho thị trường. Hơn nữa, sự vào cuộc của Chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, đưa ra các chính sách hỗ trợ và sửa đổi luật được kỳ vọng sẽ mang tới những chuyển biến tích cực cho sự phục hồi của thị trường bất động sản.

Cụ thể, trên thị trường bán lẻ, nhu cầu hạng sang vượt nguồn cung. Nguồn cung bán lẻ đạt 1,7 triệu m2, duy trì ổn định theo quý và tăng 4% theo năm. Thị trường hoạt động tốt với giá thuê gộp tầng trệt tăng 10% theo năm. Kể từ năm 2018, giá thuê gộp tầng trệt tại khu vực trung tâm đã tăng 7% mỗi năm, trong khi các khu vực khác tăng 1% mỗi năm.

Diện tích cho thuê mới tăng ở mức hơn 364%, trong đó khối bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất là 62%, theo sau là trung tâm mua sắm (29%) và trung tâm bách hóa (9%). Về nguồn cung tương lai, 15 dự án sẽ bổ sung nguồn cung mới cho thị trường vào năm 2023, với tổng diện tích ước tính khoảng 214.000 m2. Các thương hiệu cao cấp dự kiến gia nhập thị trường sẽ là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hiện tại mặt bằng bán lẻ hạng sang không đủ để đáp ứng nhu cầu từ các nhà bán lẻ quốc tế.

Nguồn: Savills Việt Nam. Đồ họa: Văn Chung
Nguồn: Savills Việt Nam. Đồ họa: Văn Chung

Nhận định về xu hướng chung của ngành bán lẻ, bà Hoàng Nguyệt Minh - Giám đốc bộ phận cho thuê thương mại Savills Hà Nội, chia sẻ: “Việt Nam thu hút nhiều thương hiệu thời trang và mỹ phẩm mới từ Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia. Điều này sẽ gia tăng sự hiện diện của bất động sản bán lẻ trong năm 2023”.

Còn theo báo cáo của Công ty Colliers, quý IV/2022, phân khúc bất động sản văn phòng đã chứng kiến sự hồi phục mạnh mẽ. Tại thị trường Hà Nội, các tòa nhà hạng A có vị trí trung tâm vẫn không còn mặt bằng trống, tỷ lệ lấp đầy bình quân duy trì 87%. Trong khi đó, hạng B tỷ lệ trống chỉ khoảng 12%. Giá thuê của hạng A cao nhất vẫn dưới 50 USD/m2/tháng, ở phân khúc hạng B, giá thuê bình quân vẫn duy trì ở mức 26 USD/m2/tháng.

Colliers nhận định, nhìn chung năm 2022, thị trường bất động sản văn phòng đã khởi sắc trở lại, phục hồi về cả về số lượng dự án đưa vào vận hành và tỷ lệ lấp đầy. Chủ đầu tư các dự án văn phòng đã rất tích cực cải tạo dự án hiện tại, cho ra mắt những không gian văn phòng tạo sự linh hoạt, tối ưu hóa không gian làm việc, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Các chuyên gia đánh giá, đặt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới trải qua những vấn đề chung như: áp lực lạm phát, tăng lãi suất, hay nguy cơ về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thì hoạt động của văn phòng cho thuê vẫn thể hiện là một “điểm sáng”.

Cơ hội chia đều cho tất cả các phân khúc

Trong năm 2023, thị trường bất động sản Hà Nội có 19 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 2 dự án sẽ mở bán, cung cấp 15.800 căn hộ. Trong đó, 79% nguồn cung căn hộ trong tương lai sẽ là các căn hộ hạng B. Các quận, huyện như: Hoàng Mai, Nam Từ Liêm và Gia Lâm cung cấp 57% tổng nguồn cung này.

Bên cạnh đó, các chủ đầu tư đang tích cực tìm kiếm quỹ đất ở các tỉnh lân cận nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của Hà Nội. Trong giai đoạn 2023 đến sau 2025, Hưng Yên và Bắc Ninh sẽ là thị trường có nguồn cung căn hộ mới tăng vọt, khi cung cấp khoảng 103.900 căn hộ. Cải thiện cơ sở hạ tầng, sản phẩm với giá cả phải chăng và đa dạng các dịch vụ tiện ích được cho là các yếu tố thành công then chốt.

Giá bất động sản cho thuê bình quân tăng 2 - 3%

Các chuyên gia dự báo, năm 2023 giá thuê bình quân tăng khoảng 2 - 3%, tỷ lệ lấp đầy giữ mức trên 90%. Song song là sự cải thiện về cơ sở hạ tầng kết nối khu vực trung tâm, giá thuê phải chăng, dự án mới hơn với công nghệ tiên tiến, không gian phong phú để phát triển thì các khu vực cận trung tâm ngày càng trở nên hấp dẫn khách thuê và nhà đầu tư.

Dự báo về khả năng phục hồi của thị trường bất động sản Hà Nội năm 2023, bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc cấp cao Bộ phận Tư vấn và nghiên cứu, Savills Hà Nội đánh giá, cuối năm 2022, thị trường bất động sản không có nhiều biến động, nguồn cung mới cũng không nhiều. Những nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính lớn phải tìm cách đẩy hàng ra, đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư có sẵn tiền hoặc sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ thấp. Còn đối với những khách hàng trẻ, nguồn lực chưa đủ lớn, có thể tìm đến các thị trường vùng ven.

Những tháng cuối năm, các biện pháp hỗ trợ tháo gỡ đẩy nhanh các thủ tục phê duyệt đã và đang được Chính phủ thực hiện. Tuy nhiên, việc hoàn thiện khung pháp lý dự kiến được thông qua vào thời điểm quý IV/2023. Các tác động đều có sẽ độ trễ.

Theo bà Hằng, nguồn cung mới sản phẩm sẽ nhiều hơn trong năm 2023. Các chủ đầu tư sẽ có nhiều thách thức cân đối chi phí đầu vào và giá bán đầu ra do chi phí đầu vào được đánh giá là khó có thể giảm được các hạng mục, trong khi người mua năm 2023 sẽ xem xét kỹ lưỡng vấn đề giá do có những quan ngại về khả năng giá bị thiết lập ở mức cao, chưa đưa về mức hợp lý.

Do đó, sẽ khó có phân khúc nào “lên ngôi” cao nhất trong năm nay, cơ hội chia đều cho các dự án thực sự quan tâm đến chất lượng, giá cả hợp lý, có thể đánh giá được qua việc trải nghiệm sống và làm việc. Các sản phẩm hướng đến phát triển bền vững, xanh, thông minh… sẽ gia tăng sự thu hút đối với khách hàng.

Ngoài ra, một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, các chủ đầu tư dự án cần ưu tiên đưa ra thị trường bất động sản các sản phẩm ở vị trí tốt nhất để thu hút được khách hàng, phần nào góp gam màu sáng để đưa thị trường bất động sản ấm trở lại thời gian tới../.

Tấn Minh

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 5297/BTC-QLCS về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị định số 108/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Kon Tum triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó, kiên quyết xử lý chủ đầu tư, ban quản lý, các tổ chức, cá nhân cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân.
Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Trong quý I/2025, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện giải ngân 1.209 tỷ đồng, đạt 10,2% tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã giao cho năm 2025, cao hơn so với mức giải ngân của cùng kỳ năm 2024 (7,7%) và vượt mức trung bình của cả nước (9,5%).
Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Thông tin tổng kiểm kê tài sản công được ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết tại Hội nghị hướng dẫn rà soát, chuẩn hóa dữ liệu trong Phần mềm tổng kiểm kê tài sản công, được tổ chức ngày 3/4.
Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 11/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 144/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Tin khác

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị thủ trưởng của 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1690 năm 2025, thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo UBND Thành phố kết quả.
Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Theo Bộ Tài chính, tính đến 22h00 ngày 13/3, đã có rất nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” trong kiểm kê tài sản công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang chậm tiến độ.
EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Bộ Tài chính vừa ký Tuyên bố về Thỏa thuận đa phương giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (CbC MCAA) nhằm trao đổi Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC) với các quốc gia đối tác, thành viên Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cụ thể là trụ sở làm việc; xe ô tô; máy móc thiết bị. Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.
Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Sau khi thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị, tổng kiểm kê tài sản công tại các bộ, ngành thực hiện sáp nhập và không sáp nhập, các hội, Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) tiếp tục tổ chức hội nghị kiểm tra công tác này tại 16 địa phương.
Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 14/2 vừa qua đã có một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công và đạt tiến độ nhanh.
Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1011/VPCP-CN gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là văn phòng đại diện, nhà khách của các bộ, cơ quan trung ương trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Khẩn trương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Khẩn trương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Trong năm 2024, các chỉ tiêu an toàn nợ tiếp tục đảm bảo trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn, được Quốc hội phê duyệt. Quy mô nợ công cuối năm 2024 dự kiến khoảng 36 - 37% GDP. Việc kiểm soát tốt nợ công, cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam khiến cho “bức tranh nợ công" của Việt Nam càng trở nên tươi sáng hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động