Hải Dương: Tách phần diện tích đất công thành dự án độc lập
Quyết định số 10/2022 - QĐ/UBND của UBND tỉnh Hải Dương được áp dụng cho các nhà đầu tư, các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư tại tỉnh Hải Dương; cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, đầu tư, xây dựng; các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất công.
Quyết định này quy định về điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách thành dự án độc lập đối với phần diện tích đất do Nhà nước giao đất để quản lý quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai, đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, đất mà người đang sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và không có tài sản gắn liền với đất mà phần diện tích đất này có vị trí nằm xen kẽ với phần diện tích đất đã nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
![]() |
Hải Dương thực hiện tách phần diện tích đất công thành dự án độc lập. Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, Quyết định cũng nêu rõ, các quy định này chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất thông qua việc mua tài sản gắn liền với đất, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 73 Luật Đất đai mà phần diện tích đất quy định tại khoản 1 Điều này có vị trí nằm xen kẽ với phần diện tích đất đã nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất.
Về thời điểm xem xét tách phần diện tích đất công thành dự án độc lập là thời điểm xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, được tính từ thời điểm cơ quan chủ trì thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư nhận được hồ sơ đề xuất dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng đến thời điểm cơ quan chủ trì có thông báo kết quả thẩm định dự án đầu tư hoặc UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo việc xem xét tách phần diện tích đất công thành dự án độc lập.
Về điều kiện để tách phần diện tích đất công thành dự án độc lập, Quyết định nêu rõ:
- Phải là một thửa hoặc nhiều thửa đất liền kề, không nằm xen kẽ, không bị chia cắt bởi các thửa đất không phải là đất công;
- Có ít nhất một mặt giáp đường bộ hiện trạng, đường bộ đã được quy hoạch, hành lang an toàn giao thông đường bộ mà chiều dài cạnh tiếp giáp với đường bộ hiện trạng, đường bộ đã được quy hoạch và hành lang an toàn giao thông đường bộ tối thiểu là 15m đối với khu vực đô thị, 20m đối với khu vực 3 ngoài đô thị hoặc có ít nhất một mặt giáp với đường thủy mà phần diện tích đất công có quy hoạch cảng thủy, bến thủy nội địa;
- Phần diện tích đất công lập được quy hoạch chi tiết xây dựng, tổng mặt bằng; có hình dáng, kích thước đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật xây dựng và pháp luật chuyên ngành khác có liên quan, phù hợp với mục đích sử dụng từng loại, đất, công trình trong từng trường hợp cụ thể;
- Không có tranh chấp, khiếu nại, vi phạm hoặc có tranh chấp, khiếu nại, vi phạm nhưng đã có văn bản giải quyết theo quy định của pháp luật;
- Phù hợp quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị; quy hoạch nông thôn; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có).
Về quy mô, tỷ lệ để tách phần diện tích đất công thành dự án độc lập:
- Đối với các dự án thương mại, dịch vụ đầu tư tại các phường thuộc thành phố, thị xã và thị trấn thuộc huyện, khu vực quy hoạch đô thị, trong đó phần diện tích đất công có diện tích chiếm tỷ lệ từ 40% trở lên so với diện tích đất thực hiện dự án đầu tư hoặc phần diện tích đất xin thuê mở rộng đối với dự án đầu tư mở rộng và có diện tích tối thiểu từ 1.000 m2 trở lên;
- Đối với các dự án thương mại dịch vụ đầu tư tại các địa bàn không thuộc quy định tại điểm a khoản này, trong đó phần diện tích đất công có diện tích chiếm tỷ lệ từ 45% trở lên so với diện tích đất thực hiện dự án đầu tư mới hoặc phần diện tích đất xin thuê mở rộng đối với dự án đầu tư mở rộng và có diện tích tối thiểu từ 2.000 m2 trở lên;
- Đối với các dự án không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 điều này, trong đó phần diện tích đất công có diện tích chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên so với diện tích đất thực hiện dự án đầu tư hoặc phần diện tích đất xin thuê mở rộng đối với dự án đầu tư mở rộng và có diện tích tối thiểu từ 3.000 m2 trở lên.
Trường hợp đặc biệt để phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, chính sách của tỉnh thì cơ quan chủ trì thẩm định chủ trương đầu tư dự án báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Cách điều chỉnh hóa đơn đầu ra của hàng hóa bị thiếu đơn vị tính

Đấu tư dự án đầu tư mở rộng xong cho thuê có được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Điều kiện để trích lập quỹ dự phòng tiền lương

Khoản tài trợ từ nhà cung cấp bằng tiền có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?
Tin khác

Chấm dứt hoạt động do thực hiện sáp nhập nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm nào?

Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính với chi nhánh

Thủ tục chuyển đăng ký người phụ thuộc từ người nộp thuế này sang người nộp thuế khác

Hóa đơn lập sai thời điểm có bị coi là hóa đơn rủi ro về thuế?

Hàng bán bị trả lại, bên bán hàng hay bên mua hàng sẽ xuất hóa đơn?

Quy định khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Cho doanh nghiệp nước ngoài thuê kho chứa hàng áp dụng thuế suất ra sao?

Hướng dẫn thủ tục xuất hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được giảm giá

Doanh nghiệp có các chi nhánh, quyết toán thuế có phải khai riêng từng chi nhánh không?
