Hai phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
![]() |
2 phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Ảnh: TL |
Trước hết, về phạm vi điều chỉnh của Thông tư này, dự thảo xác định phạm vi của Thông tư này quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật giá số 16/2023/QH15 ngày 19 tháng 6 năm 2023. Đối với trường hợp khi áp dụng phương pháp định giá chung có nội dung đặc thù cần hướng dẫn, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất nội dung cụ thể cần hướng dẫn gửi Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn thực hiện.
Đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật giá số 16/2023/QH15 ngày 19 tháng 6 năm 2023 và hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật có quy định về phương pháp định giá riêng do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật giá số 16/2023/QH15 ngày 19 tháng 6 năm 2023.
Về đối tượng áp dụng của Thông tư này, dự thảo xác định gồm: Cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá; Cơ quan thẩm định phương án giá; Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quyết định giá, điều chỉnh giá; Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này có quyền áp dụng phương pháp định giá tại Thông tư này để xác định và quy định giá hàng hóa, dịch vụ.
Về nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật giá số 16/2023/QH15 ngày 19/6/2023.
Căn cứ đặc tính và giá trị của hàng hoá, dịch vụ, điều kiện về sản xuất kinh doanh, cung ứng, thị trường, lưu thông của hàng hóa, dịch vụ cần định giá, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá, cơ quan được giao thẩm định phương án giá lựa chọn áp dụng 01 phương pháp định giá là phương pháp so sánh hoặc phương pháp chi phí để lập, thẩm định phương án giá.
Phương pháp chi phí: Dự thảo đề xuất giá hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau:
Giá hàng hóa, dịch vụ = Giá thành toàn bộ + Lợi nhuận hoặc tích luỹ dự kiến (nếu có) + Thuế, phí, lệ phí khác (nếu có) + Thuế giá trị gia tăng (nếu có).
Giá thành toàn bộ được xác định như sau: Giá thành toàn bộ = Giá vốn + Chi phí bán hàng (nếu có) + Chi phí quản lý (nếu có) + Chi phí tài chính (nếu có) + Chi phí phân bổ cho sản phẩm phụ (nếu có).
Phương pháp so sánh: Dự thảo đề xuất việc thu thập thông tin về giá như sau: Đơn vị lập phương án giá, cơ quan thẩm định phương án giá chịu trách nhiệm toàn diện về tính trung thực của thông tin thu thập được về giá hàng hóa, dịch vụ.
Việc thu thập thông tin về giá của hàng hóa, dịch vụ tương tự gần nhất trong phạm vi 02 năm tính đến thời điểm định giá theo nguyên tắc ưu tiên thu thập trên địa bàn có tính tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội quy mô sản xuất kinh doanh hoặc từ gần đến xa so với địa bàn của hàng hoá, dịch vụ cần định giá căn cứ ít nhất một trong các nguồn thông tin sau: Giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc công bố hoặc cung cấp; Giá thực tế giao dịch thành công của các tổ chức, cá nhân ghi trên hóa đơn bán hàng theo quy định hoặc giá ghi trên hợp đồng mua bán; Giá trúng đấu thầu hoặc đấu giá; Giá kê khai hoặc giá thông báo hoặc giá niêm yết theo quy định...
Về đề xuất mức giá, dự thảo nêu rõ, trường hợp hàng hoá, dịch vụ so sánh là hàng hoá, dịch vụ giống hệt đồng thời giống hệt về điều kiện mua bán như số lượng, địa điểm, hình thức thanh toán, điều kiện thị trường và các điều kiện khác, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá, cơ quan thẩm định phương án giá căn cứ vào tài liệu thực tế thu thập được tại thời điểm định giá để xác định mức giá, trong đó:
Mức giá tối đa được xác định không cao hơn mức giá cao nhất thu thập được tại thời điểm định giá. Trường hợp ban hành giá cụ thể, cơ quan có thẩm quyền định giá cụ thể căn cứ vào thông tin thu thập được theo hướng dẫn, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm định giá, dự toán được giao (nếu có) (đối với trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước) để xác định giá cụ thể không cao hơn giá tối đa.
Mức giá tối thiểu được xác định không thấp hơn mức giá thấp nhất thu thập được tại thời điểm định giá. Trường hợp ban hành giá cụ thể, cơ quan có thẩm quyền định giá cụ thể căn cứ vào thông tin thu thập được theo hướng dẫn mặt bằng giá thị trường tại thời điểm định giá để xác định giá cụ thể không thấp hơn giá tối thiểu.
Về quy định chuyển tiếp, dự thảo xác định quy định chuyển tiếp gồm:
Các trường hợp phương án giá đã trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cả trong trường hợp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá hoặc chưa quyết định giá trước ngày Thông tư này có hiệu lực được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTC. Đồng thời, các đơn vị, cơ quan thẩm định phương án giá có trách nhiệm rà soát phương án giá, phương án giá đã được thẩm định, trường hợp các yếu tố cấu thành giá xác định theo quy định tại Thông tư này có thay đổi tác động đến mức giá đề xuất thì phải xây dựng lại phương án giá, thẩm định, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định.
Trường hợp mức giá đã được xác định theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTC và các quy định khác có liên quan ổn định (không thay đổi) mức giá so với mức giá được xác định theo quy định tại Thông tư này, cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành giá quyết định tiếp tục thực hiện mức giá đó./.
Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế
Tin khác

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công
