Hoàn thiện chính sách tài chính - Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Trường Đại học Tài chính - Marketing vừa phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và Trường Kinh tế - Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Tài chính cho phát triển bền vững”. Nhiều đề xuất, khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tài chính thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đã được các diễn giả nêu ra tại hội thảo.
PGS.TS Hồ Thủy Tiên phát biểu tại hội thảo. Ảnh Đỗ Doãn
PGS.TS Hồ Thủy Tiên phát biểu tại hội thảo. Ảnh Đỗ Doãn

Chủ trương lớn của Chính phủ

Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Hồ Thủy Tiên - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Tài chính - Marketing cho biết, phát triển bền vững đang là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam quyết tâm thực hiện. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững thì tài chính là một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự thành công của chiến lược này.

Ngày 21/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030, xác định Việt Nam cần xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia.

Việc hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước sẽ hướng đến mở rộng phạm vi đối tượng chịu thuế để bao phủ được các nguồn gây ô nhiễm môi trường; điều chỉnh mức thuế suất phù hợp với các đội tượng chịu thuế nhằm tác động đến hành vi sản xuất và tiêu dùng các loại hàng hoá có tác động xấu đến môi trường; hoàn thiện các quy định khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường.

Thực hiện chính sách động viên hợp lý, cải thiện dư địa tài khóa, tạo điều kiện thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, giải quyết hài hòa các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng và an sinh xã hội gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển bền vững của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.

‘‘Đây là một chủ trương lớn của Chính phủ cũng như được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm…’’ - bà Thủy Tiên nói.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích xoay quanh những nội dung liên quan đến phát triển bền vững như nền tảng lý thuyết, các chính sách, nguồn lực tài chính Việt Nam cho phát triển bền vững; thực trạng phát triển bền vững trong nền kinh tế tại một số nước và giải pháp cho Việt Nam…

Trước đó, ban tổ chức hội thảo cũng nhận được khoảng 70 bài viết từ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý. Các bài viết được phản biện độc lập và ban tổ chức đã lựa chọn ra 51 bài đăng kỷ yếu có nội dung nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững.

TS Lê Thị Thùy Vân nêu giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Ảnh Đỗ Doãn
TS. Lê Thị Thùy Vân nêu các giải pháp tài chính thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Ảnh Đỗ Doãn

6 giải pháp tài chính thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Đóng góp ý kiến tại hội thảo, TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), nêu thực trạng thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời khuyến nghị các giải pháp tài chính thúc đẩy thực hiện mục tiêu này.

Đó là tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thu ngân sách nhà nước (NSNN); nâng cao hiệu quả và cơ cấu lại chi NSNN theo hướng bền vững, tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng, hỗ trợ lãi suất đối với các chương trình, dự án liên quan đến bảo vệ môi trường.

Kế đến là đẩy mạnh cơ cấu lại chi đầu tư công, tăng nguồn lực đầu tư toàn xã hội; thực hiện đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị đồng bộ, hiện đại, xanh và thân thiện với môi trường; tháo gỡ những rào cản đối với đầu tư xanh thông qua việc đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ quản trị rủi ro, phát triển kỹ năng và kinh nghiệm trong các dự án xanh (kinh nghiệm của Anh).

Tiếp theo là phát triển các công cụ tài chính xanh, tài chính bền vững; khuyến khích phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) xanh nhằm tạo thêm kênh huy động vốn cho ngân sách, cho doanh nghiệp và thu hút các nhà đầu tư hướng đến các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững; áp dụng thông lệ quốc tế về tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị công ty (ESG) tại các sở giao dịch chứng khoán hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững trong lĩnh vực chứng khoán (kinh nghiệm của Nam Phi).

Quang cảnh hội thảo. Ảnh Đỗ Doãn
Quang cảnh hội thảo. Ảnh Đỗ Doãn

Tiếp nữa là, đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế và những quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong phát triển sản phẩm bảo hiểm xanh để thiết kế chính sách hiệu quả hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm bảo hiểm xanh; đồng thời nâng cao vai trò của truyền thông để tăng cường nhận thức của người dân và trách nhiệm xã hội của ngành bảo hiểm trong bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và trong nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động sản xuất, dịch vụ, tiêu dùng bền vững.

Ưu tiên hỗ trợ về lãi suất và các điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án đầu tư thân thiện với môi trường như cấp tín dụng ưu đãi cho dự án giảm CO2, sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, sản phẩm sạch; các dự án tiết kiệm năng lượng, nước, nhiên liệu…

Giải pháp cuối là xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức tín dụng được hỗ trợ các nguồn vốn dài hạn, ưu đãi để có các khoản tín dụng có thời hạn dài và lãi suất ưu đãi cho ngành, lĩnh vực xanh…

‘‘Chính phủ có thể hỗ trợ thành lập một tổ chức tài chính được đánh giá và cấp giấy phép xanh cho các doanh nghiệp và cấp bảo lãnh tín dụng cho các công ty có giấy phép xanh (kinh nghiệm Hàn Quốc), hoặc ngân hàng trung ương xây dựng các hướng dẫn cho các ngân hàng để thực hiện các chiến lược để cải thiện môi trường, hướng dẫn tiêu chuẩn xếp hạng theo tiêu chí ngân hàng hiệu quả xanh (kinh nghiệm Ấn Độ)’’ - bà Thùy Vân nói./.

Đ. Doãn

Tin cùng chuyên mục

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Bộ Tài chính vừa có bản tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đồng thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Hiện dự thảo đang được Bộ Tài chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ ban hành.
Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quản lý, sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá; quản lý; sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản
TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

Tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua Kế hoạch đầu tư công năm 2025, với tổng vốn đầu tư công 84.149 tỷ đồng. Trong đó, vốn dự kiến ngân sách trung ương hơn 3.237,5 tỷ đồng và vốn thuộc ngân sách địa phương gần 80.911,5 tỷ đồng.

Tin khác

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ cho biết đang phấn đấu giải ngân kế hoạch vốn giao năm 2024 đạt 95% trở lên. Tính đến giữa tháng 11/2024, ban đã thực hiện giải ngân được hơn 1.917 tỷ đồng, đạt hơn 71% kế hoạch vốn.
Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính cho biết, giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng kế hoạch 2024 của các bộ, ngành đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh, tương đương 3.285,7 tỷ đồng.
Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Điểm mới quan trọng của Luật là có nhiều quy định phân cấp, phân quyền mạnh mẽ về đầu tư công như nâng quy mô vốn dự án quan trọng quốc gia, phân cấp Thủ tướng điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, chuyển thẩm quyền quyết định đầu tư dự án từ HĐND sang UBND...
Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vẫn còn cách mục tiêu đặt ra một "chặng" khá xa.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.
Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Để việc kiểm kê tài sản công trong toàn ngành được thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 12183/BTC-QLCS yêu cầu các các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất.
Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh tài sản công diễn ra ngày 12/11 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 2589/QĐ-BTC công bố thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành trong lĩnh vực đất đai và TTHC bị bãi bỏ trong lĩnh vực tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Xem thêm
Phiên bản di động