Hội nghị AFMGM+3 lần thứ 26: Thảo luận về kinh tế vĩ mô khu vực và sáng kiến hợp tác tài chính ASEAN+3

Tại hội nghị AFMGM+3, các Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng trung ương các nước ASEAN cùng với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản thảo luận về tình hình kinh tế vĩ mô khu vực và tiến độ triển khai các sáng kiến hợp tác tài chính ASEAN+3.
Hội nghị AFMGM+3 lần thứ 26: Thảo luận về kinh tế vĩ mô khu vực và sáng kiến hợp tác tài chính ASEAN+3 (XB 5/5)
Hội nghị AFMGM+3 lần thứ 26: Thảo luận về kinh tế vĩ mô khu vực và sáng kiến hợp tác tài chính ASEAN+3.

Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tham dự hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 (AFMGM+3) lần thứ 26 được tổ chức tại Incheon, Hàn Quốc mới đây,

Tại hội nghị AFMGM+3, các Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng trung ương các nước ASEAN cùng với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản thảo luận về tình hình kinh tế vĩ mô khu vực và tiến độ triển khai các sáng kiến hợp tác tài chính ASEAN+3.

Về triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực, các Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng trung ương ASEAN+3 và lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế đã cùng nhau chia sẻ quan điểm về triển vọng kinh tế thế giới và khu vực, cũng như những rủi ro và thách thức phải đối mặt trong thời gian tới.

Theo dự báo của IMF, kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi với mức tăng trưởng 2,8% trong năm 2023, thấp hơn mức tăng 3,4% của năm 2022, do các điều kiện tài chính thắt chặt hơn, bên cạnh sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao.

Mặc dù vậy, đối với khu vực ASEAN+3, mức tăng trưởng trong năm 2023 dự báo đạt 4,6% (cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 3,2% của năm 2022) chủ yếu do sự phục hồi của cầu nội địa trong khu vực. Hội nghị cũng đã chia sẻ về tình hình kinh tế trong nước cũng như quan điểm và triển vọng về phát triển kinh tế khu vực.

Các Bộ trưởng và Thống đốc bày tỏ sự đồng tình đối với các khuyến nghị chính sách của các tổ chức quốc tế về việc cần thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, xây dựng khuôn khổ tài khóa trung hạn bền vững và điều chỉnh chính sách tài khóa linh hoạt, thúc đẩy chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.

Hội nghị cũng nhận định do tình hình liên quan đến Covid-19 đã được cải thiện, các nước cân nhắc giảm bớt các biện pháp chính sách liên quan đến Covid-19 trong ngắn hạn, tăng cường hợp tác trong quản lý các rủi ro liên quan đến các đại dịch và thiên tai có thể diễn ra trong tương lai.

Về các sáng kiến hợp tác tài chính ASEAN+3, các Bộ trưởng và Thống đốc đã thảo luận và ghi nhận tiến độ thảo luận các nội dung về Đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai (CMIM) bao gồm việc sử dụng đồng nội tệ trong CMIM, kế hoạch triển khai chạy thử nghiệp CMIM lần thứ 14, biên độ lãi suất CMIM và tài khoản CMIM. Các kết quả nêu trên góp phần tích cực trong việc tăng tính sẵn sàng, hiệu quả hoạt động của CMIM, đáp ứng các yêu cầu mới của thị trường tài chính, hướng tới mục tiêu đưa CMIM trở thành công cụ hữu hiệu nhằm bổ sung cho mạng lưới an ninh tài chính khu vực và toàn cầu.

Hội nghị đánh giá cao những nỗ lực của Cơ quan Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) với tư cách là một tổ chức quốc tế trong thời gian qua đã dành nhiều hỗ trợ cho các thành viên ASEAN+3 trong giai đoạn khó khăn vừa qua, thông qua việc cung cấp các phân tích và tư vấn chính sách kịp thời hỗ trợ các nước trong việc thực thi chính sách và điều hành kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi cho việc triển khai CMIM, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính trong khu vực.

Đồng thời, các Bộ trưởng và Thống đốc tin tưởng rằng, với việc triển khai Định hướng Chiến lược AMRO 2030 (SD 2030) sẽ tăng cường vị thế cũng như vai trò của AMRO trong việc đại diện tiếng nói của khu vực cũng như đạt được mục tiêu trở thành Trung tâm Kiến thức Khu vực (RKH) như đã đề ra. Hội nghị cũng nhất trí về chủ trương tăng cường nhân sự cho Ban quản lý cấp cao AMRO và giao cho cấp kỹ thuật tiếp tục thảo luận về điều khoản tham chiếu cho vị trí nhân sự bổ sung vào cuối năm 2023.

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương đánh giá cao tiến độ thực hiện và kết quả đạt được của các nhóm công tác thuộc sáng kiến Thị trường trái phiếu châu Á (ABMI) trong việc nghiên cứu cải thiện môi trường thu hút nhà đầu tư, phát triển thêm công cụ đầu tư mới, hoàn thiện khung khổ pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng cho thị trường trái phiếu cũng như các hoạt động triển khai các chương trình hỗ trợ kỹ thuật để phát triển thị trường trái phiếu trong nước của các nền kinh tế thành viên.

Hội nghị cũng đã ghi nhận kết quả của các nhóm công tác trong lĩnh vực về 4 định hướng sáng kiến mới của ASEAN+3, hướng tới các mục tiêu tăng cường nguồn lực tài chính cho cơ sở hạ tầng, nâng cao việc sử dụng các công cụ cải cách cơ cấu vĩ mô, củng cố bền vững tài chính trước các rủi ro từ thảm họa tự nhiên, tăng cường hợp tác chính sách trong các lĩnh vực công nghệ đổi mới sáng tạo.

Các Bộ trưởng và Thống đốc đã thông qua Kế hoạch hành động 2023-2025 của Sáng kiến ​​tài trợ rủi ro thiên tai ASEAN+3 do nhóm công tác số 3 đệ trình, làm cơ sở cho việc tiếp tục triển khai các giải pháp bảo hiểm và các sản phẩm tài chính, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức trong việc sử dụng các giải pháp tài chính ứng phó với rủi ro thiên tai. Hội nghị cũng hoan nghênh những đề xuất sáng kiến hợp tác tương lai của ASEAN+3 trong các vấn đề về tài chính cho cơ sở hạ tầng bền vững, số hóa tài chính, thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán xuyên biên giới.

Trên cơ sở đồng thuận, các Bộ trưởng và Thống đốc đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung của hội nghị thể hiện quan điểm và đánh giá của các Bộ trưởng và Thống đốc đối với các vấn đề quan tâm chung trong khu vực cũng như hợp tác tài chính ASEAN+3./.

KH-DT

Tin cùng chuyên mục

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Trong năm 2024, các chỉ tiêu an toàn nợ tiếp tục đảm bảo trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn, được Quốc hội phê duyệt. Quy mô nợ công cuối năm 2024 dự kiến khoảng 36 - 37% GDP. Việc kiểm soát tốt nợ công, cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam khiến cho “bức tranh nợ công" của Việt Nam càng trở nên tươi sáng hơn.
Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Tổng cục Thuế đề nghị người nộp thuế không mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp, kịp thời cung cấp thông tin các đối tượng rao bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp cho cơ quan thuế và cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Tính đến thời điểm này, các bộ, ngành, địa phương đã phân bổ chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 96%. Tuy nhiên, hiện còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết số vốn được giao.
Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước đến ngày 31/1/2025, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 84,47% kế hoạch, đạt 93,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ này xấp xỉ với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 95% trở lên.
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) Phan Văn Mãi cho biết, mấy năm qua chưa năm nào TPHCM giải ngân đạt 95%. Khối lượng thường dồn rất lớn vào cuối năm. Năm 2025 các địa phương, đơn vị phải cố gắng chủ động hàng tuần, tháng để đạt được chỉ tiêu 95%.

Tin khác

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP (Nghị định số 03) quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, thay thế Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 167.
Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Thời gian vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng: “Từ ngày 1/1/2025 cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế về thương mại điện tử ”, về nội dung thông tin này Tổng cục Thuế khẳng định là không chính xác theo quy định pháp luật thuế.
Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Sau hai năm công tác đấu giá đất công không thu được kết quả như mong muốn, năm nay Đồng Nai lên kế hoạch đấu giá 30 khu đất có vị trí đắc địa, nhằm tạo nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Sau khi tiếp thu và giải trình các ý kiến đóng góp, Bộ Tài chính đã đổi tên dự thảo "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công" thành "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất". Đồng thời bổ sung thêm nhiều quy định giúp cho việc sắp xếp, xử lý lại loại tài sản này đạt hiệu quả cao hơn.
Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Bộ Tài chính có Công văn số 12828/BTC-QLCS ngày 25/11/2024 gửi lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Bộ Tài chính đã tổng hợp các ý kiến và có những giải trình, tiếp thu cụ thể đối với từng ý kiến tham gia.
Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 14590/BTC-QLCS hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công và tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng.
Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2024 thêm ít nhất 15% dự toán Quốc hội giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/12/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng ban hành Chỉ thị số 06/CT-BTC về việc tăng cường các giải pháp quản lý thu, đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn tiếp và Bộ sẽ trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội để kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng cho biết, năm 2024, Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính đã hoàn thành được một khối lượng công việc “khổng lồ”, đúng với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng thắng mưa”… giúp cho tài sản công được quản lý ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động