Hơn 90 tỷ USD tiền mã hoá đổ về Việt Nam trong một năm

Tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Hiệp hội Blockchain Việt Nam phối hợp tổ chức hội nghị “Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa”, trong khuôn khổ triển khai Luật Phòng, chống rửa tiền.
Nguy cơ rửa tiền trong các lĩnh vực công nghệ cao rất lớn
Nguy cơ rửa tiền trong các lĩnh vực công nghệ cao rất lớn. Ảnh: TL

Rửa tiền là hành vi tội phạm được định nghĩa là việc hợp pháp hóa các tài sản do phạm tội mà có. Theo Văn phòng Ma túy và Tội phạm trực thuộc Liên hợp quốc, tổng giá trị hoạt động rửa tiền trên toàn cầu, mỗi năm, có thể ngang bằng 2-5% GDP toàn thế giới, tương đương 800 - 2.000 tỷ USD và đây là một ước tính được đánh giá còn khá khiêm tốn.

Nếu như trước đây, để hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có, các đối tượng thường sử dụng các phương thức, thủ đoạn truyền thống như thông qua việc mua các bất động sản, cổ phiếu, hoặc chuyển tiền cho người thân gửi tiết kiệm ngân hàng… Thì nay, các đối tượng không đơn thuần sử dụng các thủ đoạn truyền thống để rửa tiền mà còn lợi dụng triệt để tiến bộ của cách mạng 4.0 để chế biến tiền bẩn thành tiền sạch, rửa tiền thông qua công nghệ cao, núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau khiến cho việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

Ví dụ, thông qua trung gian thanh toán và ví điện tử. Khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền thông qua trung gian thanh toán, ví điện tử, các đối tượng có thể thực hiện hành động này ở bất cứ đâu trên thế giới và bất cứ thời điểm nào. Ngoài ra, nhà cung cấp dịch vụ cũng không thể xác minh danh tính thực sự của cá nhân truy cập vào tài khoản… nên các đối tượng ít có khả năng bị theo dõi hơn. Đơn cử, như liên tiếp các đường dây đánh bạc online, cá độ bóng đá, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… bị triệt phá gần đây đều sử dụng trung gian thanh toán, ví điện tử. Hoặc thông qua kinh doanh, giao dịch mua bán tiền ảo (tiền mã hoá), tài sản ảo; Thông qua giao dịch thương mại điện tử…

Theo Cục Phòng, chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước) với lợi thế dễ dàng trao đổi trên phạm vi toàn cầu nên tiền ảo là một kênh hữu hiệu để tội phạm lợi dụng để rửa tiền khi chúng có thể dễ dàng chuyển đổi các khoản tiền thu được thông qua những hoạt động mua bán, trao đổi đồng tiền ảo ở các quốc gia khác nhau.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam Phan Đức Trung, tổng giá trị tiền mã hoá Việt Nam nhận về trong giai đoạn từ 10/2021 – 10/2022 là 90,8 tỷ USD. Trong đó, các hoạt động bất hợp pháp là 956 triệu USD... Việt Nam đứng trong top 5 quốc gia có khối lượng giao dịch cao nhất trên sàn giao dịch Binance, theo báo cáo gần đây của Wall Street Journal.

Giám sát trong lĩnh vực tiền mã hóa là một trong những nhiệm vụ cấp bách

Theo Văn phòng Ma túy và Tội phạm trực thuộc Liên hợp quốc, tổng giá trị hoạt động rửa tiền trên toàn cầu mỗi năm có thể ngang bằng 2-5% GDP toàn thế giới, tương đương 800 - 2.000 tỷ USD và đây là một ước tính được đánh giá còn khá khiêm tốn. Công tác phòng chống rửa tiền là ưu tiên của tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam từ rất sớm.

Tuy nhiên, khi công nghệ blockchain ra đời, kéo theo đó là nguy cơ gia tăng tội phạm tài chính, rửa tiền sử dụng công nghệ cao theo chiều hướng tinh vi, phức tạp và tốc độ nhanh chóng thì phần lớn các quốc gia đều chưa có hành lang pháp lý theo kịp sự thay đổi này.

Còn tại Việt Nam, ông Phan Đức Trung chỉ ra rằng, do chưa có khung pháp lý cụ thể, đồng thời do thiếu hụt về quy trình, nhân sự chất lượng cao về tiền mã hóa và tài sản số nên mặc dù Luật Phòng chống rửa tiền 2022 đã có hiệu lực từ ngày 1/3/2023 nhưng các tổ chức tín dụng, các cơ quan nhà nước còn lúng túng trong việc xử lý các hành vi có liên quan đến loại hình tài sản mới này.

Hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo, cũng chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch tiền ảo, tài sản ảo. Theo đó các hoạt động trao đổi, mua bán tiền ảo trên các các sàn giao dịch tiền ảo hiện vẫn đang nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật, chưa chịu sự quản lý của cơ quan chức năng nào.

TS Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký VNBA cũng cho rằng, giám sát trong lĩnh vực tiền mã hóa là một trong những nhiệm vụ cấp bách đối với các cơ quan quản lý tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền. Thông tư quy định, giao dịch tiền điện tử trong nước từ 500 triệu đồng trở lên và chuyển tiền điện tử quốc tế có từ 1.000 USD thì các ngân hàng phải báo cáo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, siết giao dịch đáng ngờ không hẳn chỉ là con số mà phải bằng các nghiệp vụ khác. Bởi nguy cơ rửa tiền vẫn luôn rất lớn, nhất là khi có nhiều công nghệ mới, kinh tế số phát triển…

Theo các chuyên gia, để tăng cường hiệu quả của công tác phòng, chống rửa tiền, Luật Phòng, chống rửa tiền cần bổ sung bao quát tất cả lĩnh vực có thể diễn ra hoạt động rửa tiền gồm: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, trò chơi có thưởng và casino, bất động sản, thương mại điện tử, giao dịch tiền ảo, tài sản ảo…; Cơ quan có thẩm quyền cần đưa hoạt động "cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, nền tảng công nghệ số, cung ứng dịch vụ liên quan tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, tiền ảo, tài sản ảo" vào Luật Phòng, chống rửa tiền./.

Thảo Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi sử dụng mã định danh cá nhân làm mã số thuế

Chuyển đổi sử dụng mã định danh cá nhân làm mã số thuế

Tổng cục Thuế đang phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Công an chuyển đổi sang sử dụng mã số định danh cá nhân làm mã số thuế, để không còn tình trạng một cá nhân có nhiều mã số thuế. Trong giai đoạn rà soát, chuẩn hóa mã số thuế cá nhân, người nộp thuế cần cập nhật thông tin chính xác của các mã số thuế đang tồn tại và không phải thực hiện thủ tục để đóng, hủy các mã số thuế cấp cho các loại giấy tờ khác nhau của cùng một người nộp thuế.
Kiến nghị giảm 446 tỷ đồng chi phí đầu tư cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1

Kiến nghị giảm 446 tỷ đồng chi phí đầu tư cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1 để phục vụ công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
Nguyên nhân điều chỉnh giảm kế hoạch vốn vay lại của các địa phương

Nguyên nhân điều chỉnh giảm kế hoạch vốn vay lại của các địa phương

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 13094/BTC-QLN báo cáo lãnh đạo Chính phủ về nguyên nhân của tình trạng có nhiều địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vay lại năm 2023; đồng thời đề xuất Chính phủ một số giải pháp để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới.
Hà Nội chi 3 triệu USD mua ý tưởng về quy hoạch

Hà Nội chi 3 triệu USD mua ý tưởng về quy hoạch

TP. Hà Nội đã chi 3 triệu USD mua ý tưởng phát triển Thủ đô từ đơn vị tư vấn nước ngoài bằng nguồn vốn xã hội hóa.
Nhiều điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam

Nhiều điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam

Nền tảng vĩ mô ổn định, lạm phát hạ nhiệt, cầu tiêu dùng tăng, giải ngân vốn đầu tư công nhiều chuyển biến tích cực… là những điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong năm 2023 và cả năm 2024.

Tin khác

11 tháng, Việt Nam thu về hơn 47,8 tỷ USD từ xuất khẩu nông lâm thủy sản

11 tháng, Việt Nam thu về hơn 47,8 tỷ USD từ xuất khẩu nông lâm thủy sản

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng ước đạt 85,13 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu 47,84 tỷ USD, nhập khẩu 37,29 tỷ USD, xuất siêu 10,55 tỷ USD.
Hà Nội: Kinh tế - xã hội năm 2023 cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát

Hà Nội: Kinh tế - xã hội năm 2023 cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, tuy nhiên tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP. Hà Nội vẫn tăng trưởng khá. Ước năm 2023, GRDP của Hà Nội tăng 6,11%; đầu tư xã hội tăng 9%, vốn FDI gần 2,9 tỷ USD, tăng 62%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trên 10%. Lượng khách du lịch trong nước và quốc tế dự kiến vượt mục tiêu đề ra.
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2023

Một loạt các chính sách liên quan đến lĩnh vực kinh tế như bổ sung quy định về chuyển nhượng phần vốn góp của ngân hàng liên doanh; quy định mới về mức thu phí khai thác, sử dụng dữ liệu về môi trường; quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió; bãi bỏ 4 thông tư về quản lý tài chính trong lĩnh vực ngoại giao sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2023.
Năm 2023, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP. Hà Nội ước đạt hơn 400 nghìn tỷ đồng

Năm 2023, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP. Hà Nội ước đạt hơn 400 nghìn tỷ đồng

Ước năm 2023, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hơn 400 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán được giao, đồng thời đảm bảo cân đối chi ngân sách.
Việt Nam điểm đến đầu tư tiềm năng của doanh nghiệp Đức

Việt Nam điểm đến đầu tư tiềm năng của doanh nghiệp Đức

Theo kết quả khảo sát AHK World Business Outlook - Mùa Thu 2023 được Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK) tại Việt Nam công bố mới đây, Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm đến đầu tư tiềm năng của các doanh nghiệp Đức.
Thị trường M&A bất động sản dự báo sôi động trong hai năm tới

Thị trường M&A bất động sản dự báo sôi động trong hai năm tới

Sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt dự án và thiếu hụt nguồn cung mới đã ảnh hưởng đến tâm lý thị trường bất động sản năm 2023, nhưng nhu cầu vẫn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi quá trình đô thị hóa. Thị trường vẫn giữ được sự bền bỉ với số vốn đầu tư nước ngoài đáng kể, được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều thương vụ mua bán sát nhập (M&A) trong hai năm tới.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng áp dụng từ 1/1/2024 đến hết 30/6/2024

Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng áp dụng từ 1/1/2024 đến hết 30/6/2024

Chiều 20/11 tại phiên họp Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình về việc giảm thuế giá trị gia tăng. Theo đó, Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng áp dụng từ 1/1/2024 đến hết 30/6/2024.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 16 đề án

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 16 đề án

Thực hiện chương trình công tác của Chính phủ và các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, tính cả các đề án đã trình từ năm 2021 chuyển sang, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 16 đề án và đang bám sát tiến độ đề nghị xây dựng luật đối với một số luật quan trọng.
Tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội cho công tác giảm nghèo ước đạt 321.648 tỷ đồng

Tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội cho công tác giảm nghèo ước đạt 321.648 tỷ đồng

Tín dụng chính sách xã hội đóng vai trò quan trọng trong thực hiện công tác giảm nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm ở các địa phương. Năm 2023, ước thực hiện kế hoạch tín dụng với tổng dư nợ đạt 321.648 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ nghèo là 34.802 tỷ đồng.
Nửa cuối năm 2024, thị trường bất động sản có triển vọng tăng trưởng trở lại

Nửa cuối năm 2024, thị trường bất động sản có triển vọng tăng trưởng trở lại

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) nhận định, thị trường bất động sản đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất và có thể quý I/2023 là “vùng đáy". Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 2024 thì thị trường bất động sản mới có triển vọng phục hồi, tăng trưởng trở lại.
Xem thêm
Phiên bản di động