Kho bạc Nhà nước đã kiểm soát tốt các nguồn chi ngân sách nhà nước

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực và đoàn kết của toàn hệ thống, trong năm 2023, KBNN đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt đã kiểm soát tốt các nguồn chi ngân sách, đưa nguồn vốn đến kịp thời các đối tượng thụ hưởng.

Đã kiểm soát trên 1,3 triệu tỷ đồng vốn chi thường xuyên và chi đầu tư

Báo cáo nêu rõ, trong năm 2023, KBNN đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Cụ thể, hệ thống KBNN đã triển khai nhiều giải pháp để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN, theo đúng quy định của pháp luật. Toàn hệ thống KBNN đã kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên, đảm bảo trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo đúng nội dung, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác kiểm soát, thanh toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo theo đúng danh mục dự án và kế hoạch vốn năm theo quy định tại Luật Đầu tư công.

Kiểm soát, thanh toán qua Kho bạc Nhà nước trên 1,3 triệu tỷ đồng trong năm 2023
Công chức KBNN đang thực hiện kiểm soát các hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn ngân sách. Ảnh: H.T

Đặc biệt, KBNN đã phối hợp với Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tổ chức hội nghị toàn quốc về quản lý tài chính đầu tư công, để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, cập nhật chế độ, chính sách trong quản lý tài chính đầu tư công; đồng thời, ghi nhận, tổng hợp các khó khăn vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý. Bên cạnh đó, Tổng giám đốc KBNN đã ban hành 2 chỉ thị yêu cầu KBNN các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm soát chi, nâng cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm giải quyết công việc và chất lượng phục vụ khách hàng.

Với những giải pháp đã thực hiện, tính đến ngày 30/11/2023, toàn hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát chi thường xuyên 875.123 tỷ đồng, bằng 73,9% dự toán (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng). So với cùng kỳ năm 2022, con số này cao hơn 47.061 tỷ đồng về giá trị, thấp hơn 0,6% về tỷ lệ so với dự toán.

Đối với chi đầu tư, lũy kế thanh toán vốn đầu tư công kế hoạch năm 2023 từ đầu năm đến hết tháng 11/2023 là 475.733,6 tỷ đồng, bằng 65,4% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn kéo dài và kế hoạch năm 2023 Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao, kiểm soát chi qua KBNN (kế hoạch là 727.535,9 tỷ đồng); bằng 59,4% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn kéo dài và kế hoạch vốn năm 2023 Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh giao, kiểm soát chi qua KBNN (kế hoạch là 801.436,0 tỷ đồng).

Cụ thể, lũy kế vốn đầu tư kiểm soát, thanh toán qua KBNN thuộc kế hoạch năm 2023 là 440.924,1 tỷ đồng, bằng 66,0% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao kiểm soát chi qua KBNN (kế hoạch là 668.508,1 tỷ đồng), bằng 59,4% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và UBND tỉnh giao thêm kiểm soát chi qua KBNN (kế hoạch là 742.408,2 tỷ đồng). So với cùng kỳ năm 2022, con số này tăng 119.157,1 tỷ đồng về giá trị, tăng 6,7% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao kiểm soát chi qua KBNN.

Lũy kế vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm trước kéo dài sang năm 2023 kiểm soát, thanh toán qua KBNN là 34.809,5/59.027,7 tỷ đồng, bằng 59% kế hoạch vốn năm trước chuyển sang năm 2023.

Bên cạnh đó, trong công tác điều hành ngân quỹ nhà nước (NQNN), KBNN bám sát các chủ trương điều hành về kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2023 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, tình hình thu, chi NSNN tại từng thời điểm, từng giai đoạn. Qua đó, KBNN đã chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều hành NQNN tập trung, thống nhất, chặt chẽ trong toàn hệ thống, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi của NSNN và các đơn vị có giao dịch với KBNN.

Báo cáo từ KBNN cho biết, trong năm 2023, NQNN đã cho ngân sách trung ương vay 71.973 tỷ đồng, tổng số NQNN đã gửi tại hệ thống ngân hàng thương mại là 959.891 tỷ đồng. Đồng thời, thông qua hoạt động quản lý NQNN, KBNN đã nộp vào ngân sách trung ương 6.060 tỷ đồng từ nguồn thu hoạt động nghiệp vụ.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính

Dự báo năm 2024 sẽ còn nhiều khó khăn khi nền kinh tế tiếp tục chịu tác động tiêu cực kép từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập bên trong, vừa phải kiểm soát lạm phát, vừa phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong năm 2023, trong năm 2024, KBNN đã đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, toàn ngành chú trọng đến tổ chức điều hành quản lý quỹ NSNN đảm bảo chặt chẽ, an toàn; nâng cao vai trò, trách nhiệm của KBNN trong thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách, tăng cường quản lý chi tiêu công; hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN; tổ chức điều hành NQNN chặt chẽ, an toàn, minh bạch, chủ động và hiệu quả; tổ chức tốt công tác kế toán, thanh toán đảm bảo an toàn, cung cấp thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác; thực hiện tốt công tác tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN và Báo cáo tài chính nhà nước năm 2022.

Đặc biệt, toàn hệ thống KBNN tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong hệ thống KBNN. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025 của hệ thống KBNN đồng bộ trên các lĩnh vực cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính.

KBNN đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ và quản lý nội bộ. Tập trung triển khai và hoàn thành đúng tiến độ các đề án, dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin (CNTT) trong hệ thống KBNN. Cụ thể, KBNN trình Bộ Tài chính phê duyệt Đề án nâng cấp hệ thống TABMIS và các hệ thống CNTT liên quan để hình thành hệ thống thông tin ngân sách và kế toán nhà nước số (VDBAS); triển khai bài toán liên thông chi đầu tư xây dựng cơ bản.

KBNN cũng triển khai dịch vụ thanh toán, chi trả cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng thương mại của đơn vị giao dịch tham gia dịch vụ công trực tuyến; xây dựng chương trình lưu trữ hồ sơ, chứng từ chi điện tử KBNN; nâng cấp và mở rộng một số chức năng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến KBNN; triển khai hệ thống họp trực tuyến đến KBNN cấp huyện; thuê Trung tâm dữ liệu KBNN và thực hiện các dự án về an toàn bảo mật, quản trị hệ thống, đảm bảo kỹ thuật CNTT của KBNN.

Hạnh Thảo

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 5297/BTC-QLCS về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị định số 108/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Kon Tum triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó, kiên quyết xử lý chủ đầu tư, ban quản lý, các tổ chức, cá nhân cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân.
Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Trong quý I/2025, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện giải ngân 1.209 tỷ đồng, đạt 10,2% tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã giao cho năm 2025, cao hơn so với mức giải ngân của cùng kỳ năm 2024 (7,7%) và vượt mức trung bình của cả nước (9,5%).
Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Thông tin tổng kiểm kê tài sản công được ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết tại Hội nghị hướng dẫn rà soát, chuẩn hóa dữ liệu trong Phần mềm tổng kiểm kê tài sản công, được tổ chức ngày 3/4.
Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 04 về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 2025 là 8% trở lên.

Tin khác

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 11/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 144/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị thủ trưởng của 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1690 năm 2025, thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo UBND Thành phố kết quả.
Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Theo Bộ Tài chính, tính đến 22h00 ngày 13/3, đã có rất nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” trong kiểm kê tài sản công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang chậm tiến độ.
EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Bộ Tài chính vừa ký Tuyên bố về Thỏa thuận đa phương giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (CbC MCAA) nhằm trao đổi Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC) với các quốc gia đối tác, thành viên Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cụ thể là trụ sở làm việc; xe ô tô; máy móc thiết bị. Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.
Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Sau khi thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị, tổng kiểm kê tài sản công tại các bộ, ngành thực hiện sáp nhập và không sáp nhập, các hội, Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) tiếp tục tổ chức hội nghị kiểm tra công tác này tại 16 địa phương.
Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 14/2 vừa qua đã có một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công và đạt tiến độ nhanh.
Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1011/VPCP-CN gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là văn phòng đại diện, nhà khách của các bộ, cơ quan trung ương trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Khẩn trương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Khẩn trương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Xem thêm
Phiên bản di động