Kho bạc Nhà nước thực hiện tốt công tác kiểm soát giúp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Là cơ quan thực hiện khâu cuối cùng của dự án đó là kiểm soát và thanh toán vốn, do đó, Kho bạc Nhà nước đã thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác giải ngân nguồn vốn đầu tư, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Nhiều giải pháp đã được thực hiện hiệu quả

Báo cáo từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, để góp phần cùng cả nước đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đơn vị đã rất chú trọng công tác chỉ đạo điều hành, nâng cao tinh thần, trách nhiệm cho cán bộ, công chức. Đặc biệt, KBNN luôn yêu cầu các đơn vị KBNN phải đảm bảo công tác kiểm soát chi (KSC), thanh toán vốn đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định.

Theo đó, ngay từ các tháng đầu năm 2023, ngoài việc yêu cầu, đôn đốc các đơn vị KBNN tăng cường công tác KSC, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, KBNN đã phối hợp với Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) chủ trì Hội nghị tọa đàm cơ chế chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) nguồn NSNN năm 2023 tại 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Các cuộc tọa đàm đã giúp cán bộ KSC hệ thống KBNN, cùng với ban quản lý dự án nắm bắt cơ chế chính sách về thanh toán, quyết toán dự án đầu tư công nguồn NSNN để triển khai, thực hiện đúng quy định.

Bên cạnh đó, KBNN đã thực hiện kiểm tra, nắm bắt, đôn đốc tình hình giải ngân tại một số địa phương, qua đó đề ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Đối với các vướng mắc vượt thẩm quyền, KBNN đã phối hợp với các đơn vị tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Đặc biệt, để tạo điều kiện giúp các đơn vị sử dụng NSNN tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, nhất là tại các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa cũng như góp phần rút ngắn thời gian kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN, trong năm 2023, KBNN tiếp tục chỉ đạo các đơn vị KBNN hoàn thiện, nâng cấp hệ thống Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đáp ứng quy trình liên thông chi đầu tư; đồng thời, phân tích, hoàn thiện các chức năng của hệ thống để tăng tiện ích cho người sử dụng.

KBNN cũng đã chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện khảo sát, đánh giá sự hài lòng của chủ đầu tư về khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân vốn theo hình thức trực tuyến trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

Trên cơ sở kết quả tổng hợp từ đợt khảo sát, việc xử lý hồ sơ KSC đã đảm bảo nhanh chóng, đúng quy định. Đa số chủ đầu tư đánh giá hài lòng đối với thái độ phục vụ của KBNN thông qua DVCTT, qua đó, tiến độ giải ngân vốn ĐTC qua KBNN cũng được đẩy mạnh.

Toàn hệ thống KBNN đã cung cấp thông tin, báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn ĐTC đảm bảo kịp thời, đúng thời gian, chính xác về số liệu báo cáo theo đúng quy định; đảm bảo theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền để phục vụ công tác giám sát, đánh giá tình hình triển khai, thực hiện sử dụng vốn.

Tiếp tục các giải pháp để đạt kết quả cao nhất

Nhiều giải pháp từ kho bạc giúp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Ảnh minh họa.

Theo quy định, thời gian để hoàn thành việc giải ngân vốn ĐTC năm 2023 là đến hết 31/1/2024. Như vậy, chỉ còn hơn 1 tháng nữa để thực hiện, trong khi Chính phủ vẫn đặt mục tiêu giải ngân đạt 95% trở lên.

Để hoàn thành mục tiêu này, ông Trần Quân – Tổng giám đốc KBNN cho biết, từ nay đến hết tháng 12/2023 và đầu năm 2024, KBNN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương kịp thời giải quyết vướng mắc, khó khăn, thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC.

Ngoài ra, để góp phần hoàn thành nhiệm vụ KSC vốn ĐTC năm 2024, Tổng giám đốc KBNN cũng cho biết, đơn vị đang tiếp tục đưa ra một số giải pháp trọng tâm cho thời gian tới.

Theo đó, ngoài việc bám sát chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính về cơ chế chính sách liên quan đến quản lý, sử dụng vốn ĐTC và các văn bản chỉ đạo điều hành ngân sách năm 2024, KBNN tiếp tục nắm bắt kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình kiểm soát, thanh toán nguồn vốn ĐTC để hướng dẫn toàn hệ thống thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đối với các vướng mắc vượt thẩm quyền, KBNN tổng hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

Đồng thời, KBNN tiếp tục tham gia với cấp có thẩm quyền về ban hành cơ chế chính sách vốn ĐTC đảm bảo kịp thời, khả thi, phù hợp tình hình thực tiễn trong KSC vốn ĐTC. Tiếp tục phối hợp với các đơn vị rà soát, báo cáo cấp có thẩm hoàn thiện cơ chế, chính sách về thủ tục KSC NSNN theo hướng: cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình; thực hiện trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành và liên thông hệ thống giữa KBNN với đơn vị sử dụng NSNN, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn.

Đặc biệt, KBNN luôn quán triệt đến các đơn vị KBNN nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong thực thi công vụ; tuyệt đối không được gây phiền hà, sách nhiễu cho khách hàng giao dịch khi làm thủ tục thanh toán tại KBNN; nghiêm cấm công chức KSC yêu cầu khách hàng giao dịch phải gửi thêm hồ sơ, chứng từ ngoài hồ sơ quy định phải gửi KBNN và không được yêu cầu gửi hồ sơ giấy trước khi chuyển hồ sơ qua DVCTT (đối với trường hợp thực hiện giao dịch qua hệ thống dịch vụ công theo quy định).

Bên cạnh đó, KBNN sẽ tiếp tục theo dõi, báo cáo cấp có thẩm quyền chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ chi tiết kế hoạch vốn ĐTC cho các dự án, triển khai, nhập kế hoạch vốn trên Tabmis (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) ngay khi được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn cho các dự án./.

Hạnh Thảo

Tin cùng chuyên mục

Thu thuế từ thương mại điện tử tăng lên mức gần 100 nghìn tỷ đồng trong năm 2023

Thu thuế từ thương mại điện tử tăng lên mức gần 100 nghìn tỷ đồng trong năm 2023

Số liệu quản lý thuế trong 2 năm 2022 và 2023 ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử năm sau cao hơn năm trước. Theo đó, năm 2022 doanh thu quản lý thuế là 3,1 triệu tỷ đồng với số thuế đã nộp là 83 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, doanh thu quản lý thuế là 3,5 triệu tỷ đồng, số thuế đã nộp là 97 nghìn tỷ đồng.
Nâng cấp chức năng cảnh báo để ngăn chặn vi phạm trong sử dụng hóa đơn điện tử

Nâng cấp chức năng cảnh báo để ngăn chặn vi phạm trong sử dụng hóa đơn điện tử

Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai nâng cấp chức năng cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử trên ứng dụng Quản lý hóa đơn điện tử phiên bản 3.1.0.
94 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

94 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

Tổng cục Thuế cho biết, lũy kế đến nay, đã có 94 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế với số thuế là trên 14,5 nghìn tỷ đồng.
Bến Tre: 290/290 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thực hiện phát hành hóa đơn điện tử

Bến Tre: 290/290 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thực hiện phát hành hóa đơn điện tử

Cục Thuế tỉnh Bến Tre là 1 trong 6 cục thuế địa phương vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong triển khai hiệu quả phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Kết quả trên có được là nhờ phối hợp tốt với đoàn công tác liên ngành.
Hải quan Hải Phòng tờ khai luồng Đỏ giảm mạnh

Hải quan Hải Phòng tờ khai luồng Đỏ giảm mạnh

Tỷ lệ phân luồng tờ khai năm 2023 trên địa bàn Hải Phòng đã chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ tờ khai luồng Xanh là 65,31%; luồng Vàng là 31,2% (giảm 2,44% so với năm 2022); luồng Đỏ là 3,49% (giảm 7,43% so với năm 2022).

Tin khác

Mở rộng sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Mở rộng sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành công văn chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn phối hợp với Cục Thuế Bắc Giang mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trên địa bàn tỉnh.
Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Thời gian qua, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các bộ, ngành, địa phương qua nhiều giai đoạn chính sách đã đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản nắm được tổng thể nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc trung ương và địa phương đang quản lý. Tuy nhiên, tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công còn chậm.
Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trong đó có đề xuất một số quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất.
Quý I/2024, ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng

Quý I/2024, ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, quý I/2024, số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt 88.354 tỷ đồng, bằng 26,3% dự toán được giao, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Nghệ An: Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 đạt trên 5.900 tỷ đồng

Nghệ An: Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 đạt trên 5.900 tỷ đồng

UBND tỉnh Nghệ An vừa cho biết, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quý 1/2024 ước thực hiện 5.904 tỷ đồng, đạt 37,1% dự toán, bằng 134,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Mở rộng trao thưởng “hóa đơn may mắn”

Hà Nội: Mở rộng trao thưởng “hóa đơn may mắn”

Để triển khai áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền, định hướng các giải pháp tốt hơn trong hoạt động kinh doanh và chấp hành các quy định của pháp luật cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn, Cục Thuế TP . Hà Nội xác định, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được các giải pháp chủ động của cơ quan thuế.
Ưu tiên sử dụng kinh phí để chăm lo cho người yếu thế, trẻ em nghèo

Ưu tiên sử dụng kinh phí để chăm lo cho người yếu thế, trẻ em nghèo

Theo Bộ Tài chính, trong dự toán năm 2024 và định hướng các năm tiếp theo, ngân sách nhà nước tiếp tục ưu tiên tăng chi chăm lo cho người yếu thế, trẻ em nghèo trong xã hội.
Quý I/2024, phát hiện, bắt giữ và xử lý 3.483 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan

Quý I/2024, phát hiện, bắt giữ và xử lý 3.483 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan

Quý I/2024, cơ quan Hải quan đã bắt giữ và xử lý 3.483 vụ việc vi phạm, tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 5.816,4 tỷ đồng.
15.931 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thực hiện việc xuất hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng

15.931 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thực hiện việc xuất hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, dự kiến sang tuần tới sẽ hoàn tất 100% cửa hàng thực hiện xuất hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng. Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục phối hợp với các Sở Công thương cũng như các sở, ban ngành địa phương tiếp tục giám sát hoạt động các cây xăng trong việc xuất hoá đơn bán lẻ.
Xem thêm
Phiên bản di động