Khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ

Thảo luận về dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí cho phép tăng tỷ lệ vốn tham gia của nhà nước vào dự án PPP từ không quá 50% lên không quá 70%. Thời điểm này, cần một cơ chế đặc thù nhằm khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ, một trong những lĩnh vực hạ tầng quan trọng quốc gia.
Gỡ cơ chế để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông quan trọng quốc gia
Phối cảnh nhà điều hành sân bay Long Thành. Ảnh: TL

Phải khẳng định dự án cấp thiết để đại biểu yên tâm “bấm nút”

Đa số đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Việc thực hiện chính sách đặc thù này, nhằm bảo đảm thực hiện thành công chủ trương của Đảng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, đổi mới mạnh mẽ phân cấp, phân quyền, ủy quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp, thu hút tối đa nguồn lực đầu tư, đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực, nhất là các nguồn lực ngoài nhà nước.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên), quá trình thực hiện đã phát sinh những nội dung chưa phù hợp với bối cảnh và yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn trong đầu tư xây dựng. Do đó, cần có những giải pháp tháo gỡ ngay trong khi chờ sửa đổi các quy định pháp luật liên quan. Đồng thời, tạo hành lang pháp lý để tháo gỡ những khó khăn, bất cập của thực tiễn đặt ra mà chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh.

Theo đại biểu Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang), việc xác định các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm rất quan trọng, là cơ sở để xem xét, quyết định một dự án có thuộc diện được áp dụng thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù trong dự thảo nghị quyết hay không. Do vậy, cần xác định rõ đây là thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù mà các dự án nào đáp ứng đủ tiêu chí thì được áp dụng.

Cũng băn khoăn về quy định này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) bấm nút tranh luận. “Điều 3 dự thảo nghị quyết quy định về nguyên tắc, tiêu chí nhưng lại không có các tiêu chí cần phải có như tính hiệu quả, tính hợp lý và tính cấp thiết. Dự thảo Nghị quyết không có những nội dung cụ thể tiêu chí này nhưng lại có danh mục dự án thì vấn đề đặt ra là các dự án có trong danh mục có bảo đảm yêu cầu” - đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu vấn đề.

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, dự thảo nghị quyết quy định về quy trình nếu như muốn xin bổ sung dự án để đưa vào danh mục thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét. “Để đại biểu Quốc hội an tâm bấm nút thông qua danh mục dự án, có ý kiến đề nghị cần phải có thẩm tra khẳng định được những dự án này là hợp lý, cấp thiết và hiệu quả. Nếu không thì đề nghị giao cho Chính phủ quyết định” - đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề xuất.

Tăng tỷ lệ vốn nhà nước để dự án PPP hấp dẫn hơn

Một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là quy định về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Theo đề xuất của Chính phủ, quy định này cho phép tăng tỷ lệ vốn tham gia của nhà nước vào dự án PPP từ không quá 50% lên không quá 70%. Đa số đại biểu tán thành với đề xuất của Chính phủ nhằm tạo động lực hơn nữa trong việc thu hút, huy động vốn đầu tư tư nhân, bảo đảm hiệu quả tài chính dự án.

Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cho biết, ông băn khoăn với Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư chỉ quy định tỷ lệ vốn của Nhà nước không quá 50% tổng mức vốn đầu tư của dự án. Điều này dẫn đến các nhà đầu tư không mặn mà với dự án đầu tư theo hình thức này. Do đó, đại biểu đề nghị việc hợp tác đầu tư công tác cần cân nhắc tỷ lệ vốn góp, trình tự thủ tục đầu tư, tránh việc kéo dài dự án, thời gian từ khi đề xuất đến khi khởi công dự án quá dài.

Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào dự án PPP là vấn đề khó và nhạy cảm. Trước đây không quy định tỷ lệ, sau này có Luật PPP đưa ra tỷ lệ 50%. Dù thời điểm đó đưa ra tỷ lệ này đều có căn cứ rõ ràng nhưng đến nay nhận thấy quy định này không còn phù hợp.

Ví dụ như các dự án đi qua các địa phương có lưu lượng xe thấp nhu cầu vận tải không cao, thì nhà đầu tư không quan tâm, hay các dự án đi qua các đô thị thì chi phí giải phóng mặt bằng là rất lớn… Do đó, cần thiết nâng tỷ lệ vốn nhà nước với yêu cầu là bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người dân và bảo đảm tính khả thi. Bởi, nếu tỷ lệ thấp thì không thu hút nhà đầu tư, nhưng nếu nâng cao quá thì không còn ý nghĩa của dự án PPP nữa. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ, nâng tỷ lệ vốn nhà nước lên là vấn đề cần tính toán, cân nhắc. Qua tính toán cho thấy mức 70 - 75% là hợp lý.

Tuy nhiên, một số dự án có thể cao hơn song từng dự án cụ thể, tùy khả năng cân đối vốn của Nhà nước để quyết định tỷ lệ vốn nhà nước tham gia. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đại biểu Quốc hội để trong thời gian tới rà soát nghiên cứu sửa đổi Luật PPP.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long): Cần thẩm định tính khả thi của dự án trước khi kêu gọi đầu tư

Thực tiễn trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư PPP thời gian qua còn nhiều khó khăn vướng mắc, cần cấu trúc tài chính phù hợp trong mô hình hợp tác PPP do đặc thù rủi ro cao của các dự án hạ tầng giao thông. Nhà nước cần mở rộng biên độ hỗ trợ về tài chính, nhằm tăng khả năng về tài chính của dự án, giúp nhà đầu tư mau hoàn vốn, nhất là với các dự án đang chuẩn bị đầu tư, triển khai giai đoạn tới nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Tôi thống nhất với phương án tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án. Điều này sẽ tạo thêm sức hấp dẫn cho các loại dự án này khi phương án tài chính khả thi hơn, rút ngắn thời gian hoàn vốn. Ngoài ra, tạo động lực thu hút, huy động đầu tư tư nhân trong xây dựng các dự án đường bộ, tiết kiệm nguồn lực và bộ máy quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, cần xây dựng tiêu chí cho phép các dự án đường bộ được áp dụng mức trần nhà nước trên 50% vốn đầu tư. Chính phủ, các bộ ngành liên quan cần thẩm định tính khả thi của dự án trước khi kêu gọi nhà đầu tư tư nhân tham gia, qua đó xác định được mức độ hấp dẫn của dự án đối với nhà đầu tư tư nhân, kiểm soát được quá trình triển khai, đo lường được mức độ ảnh hưởng của dự án tới người dân.

Đại biểu Lê Hoàng Hải (Đồng Nai): Phải ưu tiên nguyên tắc thỏa thuận giữa các địa phương

Về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương, Điều 6 dự thảo nghị quyết được thiết kế theo logic: các địa phương trao đổi sau đó Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 6 có đưa ra 3 nguyên tắc để xác định cơ quan chủ quản thực hiện dự án trong trường hợp dự án giao thông đường bộ đi qua từ 3 địa phương trở lên.

Theo đó, tỷ trọng vốn đầu tư lớn hơn; khối lượng công việc nhiều hơn và theo thỏa thuận giữa các địa phương. Tôi đề nghị cần thiết kế lại quy định tại Điều 6 theo hướng: Đối với dự án giao thông đường bộ qua nhiều tỉnh, nguyên tắc ưu tiên là nguyên tắc thỏa thuận giữa các địa phương, sau đó mới đến nguyên tắc tỷ trọng vốn đầu tư lớn hơn và khối lượng công việc nhiều hơn.

Phải ưu tiên nguyên tắc thỏa thuận, bởi giữa các địa phương, lợi ích của địa phương sẽ được UBND tỉnh đó ưu tiên trước. Khi nguyên tắc thỏa thuận được áp dụng nhưng không thành công thì UBND cấp tỉnh của các địa phương sẽ báo cáo Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trường hợp này, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo nghiên cứu, cân nhắc và lựa chọn giữ nguyên tắc tỷ trọng vốn đầu tư lớn hơn và khối lượng công việc nhiều hơn để giao cho một địa phương làm cơ quan chủ quản áp dụng theo quy định./.

Minh Anh

Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa: 3 nhóm dự án gặp vướng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Khánh Hòa: 3 nhóm dự án gặp vướng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 3 nhóm dự án gặp vướng mắc khiến cho tỷ lệ giải ngân của địa phương bị chậm. Tỉnh Khánh Hòa đang khẩn trương thực hiện các giải pháp để gỡ nút thắt này.
Còn trên 16.000 tỷ đồng vốn đầu tư kế hoạch năm 2023 chưa phân bổ chi tiết

Còn trên 16.000 tỷ đồng vốn đầu tư kế hoạch năm 2023 chưa phân bổ chi tiết

Bộ Tài chính đang tiếp tục yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương khẩn trương phân bổ hết nguồn vốn đầu tư công kế hoạch năm 2023. Theo báo cáo, hiện nay vẫn còn trên 16.166 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết.
Giải ngân vốn đầu tư công: Áp lực đang rất lớn cho tháng cuối năm

Giải ngân vốn đầu tư công: Áp lực đang rất lớn cho tháng cuối năm

Hiện khả năng hấp thụ vốn đầu tư công trong toàn xã hội vẫn đang ở mức thấp. Đáng chú ý, vẫn còn nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn trung bình của cả nước. Chỉ còn đúng 1 tháng nữa là kết thúc năm, vì thế áp lực giải ngân vốn đầu tư đang rất lớn.
Cả nước mới giải ngân được trên 59% kế hoạch vốn đầu tư công

Cả nước mới giải ngân được trên 59% kế hoạch vốn đầu tư công

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân của cả nước đến thời điểm này vẫn đạt thấp khi ước hết tháng 11/2023 mới giải ngân được trên 59% kế hoạch vốn.
Giải ngân vốn đầu tư công: Dồn lực cho chặng nước rút

Giải ngân vốn đầu tư công: Dồn lực cho chặng nước rút

Để giải ngân hết số vốn đầu tư được giao, các địa phương đang dốc toàn lực cho chặng nước rút này.

Tin khác

Hà Nội: Nhiều nỗ lực từ Kho bạc để giải ngân vốn đầu tư công

Hà Nội: Nhiều nỗ lực từ Kho bạc để giải ngân vốn đầu tư công

Mặc dù kết quả giải ngân trên địa bàn thành phố chưa đạt như kỳ vọng khi mới đạt trên 58% kế hoạch vốn giao, nhưng cũng cho thấy sự nỗ lực của các cấp, ngành trên địa bàn thủ đô để góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu giải ngân đạt 95% khi kết thúc năm. Trong hành chính đó, có sự đóng góp không nhỏ của Kho bạc Nhà nước Hà Nội trong kiểm soát và thanh toán vốn.
Đồng Nai tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm

Đồng Nai tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm

"Từ nay đến cuối năm, lãnh đạo các đơn vị phải hạn chế đi công tác nước ngoài, nghỉ phép không cần thiết để tập trung thực hiện công tác giải ngân vốn đầu tư công" - đây là yêu cầu của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đưa ra để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh.
Hải Phòng giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 90% kế hoạch được giao

Hải Phòng giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 90% kế hoạch được giao

Hải Phòng hiện đang đứng thứ 8 cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao khi đạt 90,5% và đạt 56% kế hoạch thành phố giao.
Ninh Thuận: Nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công từ việc thu hồi nợ tạm ứng

Ninh Thuận: Nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công từ việc thu hồi nợ tạm ứng

Mặc dù kết quả thu hồi tạm ứng qua các năm tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) Ninh Thuận đều tăng và vượt chỉ tiêu đăng ký thi đua hàng năm, tuy nhiên số dư tạm ứng còn lại tại đơn vị cho thấy, vẫn còn nhiều khoản tạm ứng từ nhiều năm trước chưa được thu hồi và chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.
Quảng Ninh quyết tâm giải ngân hết nguồn vốn được giao khi kết thúc năm

Quảng Ninh quyết tâm giải ngân hết nguồn vốn được giao khi kết thúc năm

Tính đến hết tháng 10/2023, tỉnh Quảng Ninh mới giải ngân được gần 1 nửa kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 sau khi được điều chỉnh. Theo đó, áp lực giải ngân số vốn còn lại của tỉnh là rất lớn khi thời gian không còn nhiều. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Ninh vẫn kiên định và quyết tâm giải ngân hết nguồn vốn được giao khi kết thúc năm.
Khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ

Khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực giao thông đường bộ

Thảo luận về dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí cho phép tăng tỷ lệ vốn tham gia của nhà nước vào dự án PPP từ không quá 50% lên không quá 70%. Thời điểm này, cần một cơ chế đặc thù nhằm khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực giao thông đường bộ, một trong những lĩnh vực hạ tầng quan trọng quốc gia.
Còn trên 14.188 tỷ đồng vốn đầu tư chưa được phân bổ

Còn trên 14.188 tỷ đồng vốn đầu tư chưa được phân bổ

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hiện còn trên 14.188 tỷ đồng vốn đầu tư chưa được phân bổ chi tiết, bằng 2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng đạt thấp

Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng đạt thấp

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân của cả nước ước 10 tháng chưa có sự đột phá. Nhiều bộ, ngành, địa phương giải ngân chưa cao nên rất khó có thể đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính giao vào cuối năm, như mục tiêu đã đặt ra.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã ký Công điện số 09/CĐ-BKHĐT về việc đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại Gia Lai, Kon Tum và Đồng Nai

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại Gia Lai, Kon Tum và Đồng Nai

Tổ công tác số 5 do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm tổ trưởng vừa có cuộc kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đồng Nai.
Xem thêm
Phiên bản di động