Kịch bản nào đối với thị trường bất động sản năm 2022?
Bất động sản năm 2022 |
Bất động sản công nghiệp sẽ tỏa sáng?
Nhiều chuyên gia và Bộ Xây dựng cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) năm 2022 với nhiều điểm sáng và vẫn có khả năng hiện tượng sốt đất xảy ra tại nhiều nơi.
Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam, xét kịch bản lạc quan nhất là các hoạt động kinh tế được khôi phục hoàn thì các phân khúc cũng sẽ hồi phục với tốc độ không giống nhau. BĐS công nghiệp, nhà ở và văn phòng sẽ có nhiều ưu thế để lấy lại và tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ ngay trong năm tới, trong khi đó, BĐS nghỉ dưỡng cần thêm thời gian và có quan hệ chặt chẽ với đà hồi phục của ngành du lịch – có khi cần đến 2 hoặc 3 năm để đạt mức tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch.
Theo ông David Jackson, công nghệ sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong lĩnh vực bất động sản, nổi bật là việc các chủ đầu tư ứng dụng các giải pháp thông minh cho các khu căn hộ để gia tăng trải nghiệm sống cho cư dân. Một số chủ đầu tư cũng đã bắt đầu xây dựng các sàn giao dịch trực tuyến để giúp các giao dịch diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn. Quá trình "số hóa" cũng sẽ giúp các cơ quan chức năng dần có các biện pháp quản lý thị trường hữu hiệu hơn, chẳng hạn như ngăn chặn hiện tượng "sốt đất" trên diện rộng.
Theo đại diện đơn vị này, trong năm 2022, nhiều khả năng BĐS công nghiệp sẽ tiếp tục tỏa sáng. Sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc cũng như một loạt Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) được ký kết đã làm gia tăng nhu cầu về đất công nghiệp trên cả nước. Bên cạnh đó, các dịch vụ nhà xưởng, kho bãi, với đà tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử, mảng dịch vụ logistics cũng hứa hẹn tiềm năng lớn.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cũng cho biết, thị trường đất nền vẫn đang có dư địa phát triển lớn, nhất là tại những khu vực, địa phương có sự phát triển mạnh của hạ tầng và tốc độ đô thị hóa cao. Ông Đính cho rằng trong 2 quý đầu năm 2022, nhu cầu mua đất nền làm tài sản vẫn được nhà đầu tư ưa chuộng và tiếp tục là phân khúc được lựa chọn hàng đầu. Sở dĩ đất nền vẫn là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư bởi trong bối cảnh dịch bệnh, nguồn cung trên thị trường bất động sản sụt giảm mạnh.
Theo phân tích của ông Nguyễn Văn Đính, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn phức tạp, nhà đầu tư không thể bỏ tiền để kinh doanh các loại hình khác, đất nền vẫn có khả năng sinh lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc đầu tư vốn thật, hạn chế sử dụng các nguồn vay vốn tín dụng, để hạn chế rủi ro.
Công khai, thông tin nhanh chóng, chính xác về quy hoạch dự án
Tại báo cáo của Bộ Xây dựng về thị trường BĐS năm 2021, Bộ Xây dựng vẫn lo ngại hiện tượng "sốt giá" bất động sản trong năm 2022. "Đặc biệt, khi Nhà nước sử dụng các giải pháp kích cầu, hỗ trợ phục hồi kinh tế sau giai đoạn giảm phát cũng có thể tác động làm thị trường bất động sản phát triển nóng nếu không được kiểm soát tốt (kinh nghiệm cho thấy từ gói kích thích kinh tế năm 2008 - 2009)" - Bộ Xây dựng nhận định.
Một trong những giải pháp để hạn chế vấn đề này là cung cấp thông tin về dự án, đẩy mạnh cung cấp thông tin về quy hoạch, đảm bảo cho người dân, khách hàng tiếp cận được thông tin chính xác, biết được chỗ nào làm đúng, chỗ nào có cơ sở pháp lý, chỗ nào làm sai...
Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 117 về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản. Trong đó có những quy định cho các địa phương cung cấp thông tin để làm sao liên thông từ địa phương lên Bộ, từ đó có những cung cấp thông tin kịp thời hơn, chính xác hơn.
"Quan trọng nhất là thông tin phải nhanh chóng. Trong đó tối thiểu có những thông tin về quy hoạch dự án, dự án đủ điều kiện được bán. Cùng với đó sẽ có những quy định quản lý chặt chẽ hơn các nhà môi giới"- ông Khởi nói.
Tình trạng sốt đất có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc môi giới kích giá, đẩy giá để làm "nóng" thị trường. Bộ Xây dựng đã có nhiều văn bản gửi các địa phương. Từ đó đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra giám sát xử lý. Để các nhà môi giới không lợi dụng làm nóng thị trường lên thì phải công khai thông tin một cách kịp thời.
Theo ông Khởi, Bộ Xây dựng đang trình sửa Nghị định 139, tới đây ban hành, sẽ tăng mức nặng xử lý môi giới vi phạm. Trong dài hạn, sẽ đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở, trong đó có giải pháp quản lý chặt môi giới, ví dụ như đào tạo quản lý môi giới, sát hạch thi cử, quản lý hoạt động ngành nghề.
Đất nền được dự báo tiếp tục dẫn dắt thị trường là theo báo cáo thị trường giai đoạn cận Tết Nguyên đán 2022 của Batdongsan.com.vn, mức độ quan tâm đất nền tại nhiều tỉnh phía Bắc ghi nhận mức tăng mạnh. Theo đó, các địa phương như Hà Nam tăng 36%, Hưng Yên tăng 21%, Bắc Giang tăng 22% và Hòa Bình tăng 18% so với tháng 11/2021. Các khu vực lân cận Hà Nội hứa hẹn sẽ khởi sắc trong năm 2022. Riêng trong quý cuối năm 2021, 4 tỉnh gồm Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình ghi nhận lượng giao dịch bất động sản khá lớn với gần 2.000 giao dịch. Giá đất tại các địa phương này cũng tăng 20-50%, đặc biệt có những thị trường tăng giá gần 100% so với năm 2020 như Bắc Ninh (mức giá từ 40 triệu đồng/m2), Thái Nguyên (mức giá từ 25 triệu đồng/m2), Bắc Giang (mức giá từ 30 triệu đồng/m2).
|