Luật Đấu thầu (sửa đổi): Cấp thiết phải sửa đổi toàn diện

Ngày 7/11, trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết đơn vị này tán thành về sự cần thiết sửa đổi Luật nhằm tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu.
Ủy ban Tài chính Ngân sách e ngại bỏ sót đối tượng phải đấu thầu

Dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở 5 nhóm chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) trong phiên làm việc sáng 7/11

Trình bày Tờ trình về Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, thực tiễn thi hành Luật Đấu thầu đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi toàn diện Luật này. So với Luật Đấu thầu 2013, Luật này đã sửa đổi 75 điều, bổ sung mới 21 điều, giữ nguyên 02 điều, bãi bỏ 12 điều.

Nội dung của dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở 5 nhóm chính sách đã được Chính phủ, Quốc hội thông qua trong Đề nghị xây dựng Luật.

Nhóm 1, các quy định sửa đổi, bổ sung nhằm xác định rõ phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc áp dụng Luật Đấu thầu.

Nhóm 2, các quy định sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu, bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.

Nhóm 3, các quy định sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách đấu thầu mua sắm hàng hóa trong nước, sản phẩm đổi mới sáng tạo, mua sắm xanh, mua sắm sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi nhóm lao động yếu thế nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

Nhóm 4, các quy định sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đấu thầu; phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động đấu thầu

Nhóm 5 các quy định sửa đổi, bổ sung nhằm đơn giản hóa quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, cắt giảm thời gian, chi phí trong hoạt động đấu thầu.

Trong nhóm 1, theo Bộ trưởng, Luật này tiếp tục quy định về hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, đồng thời bổ sung hoạt động lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 1).

Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất đã được quy định thống nhất theo hướng. Luật Đấu thầu quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất thuộc trường hợp phải đấu thầu theo quy định của pháp luật về đất đai, đồng thời quy định phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư và các yêu cầu về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường của dự án đầu tư sử dụng đất.

Luật Đất đai quy định về trường hợp, điều kiện xác định khu đất được lựa chọn để đấu thầu dự án có sử dụng đất; quy định về giao đất, cho thuê đất; quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư được lựa chọn để thực hiện dự án có sử dụng đất.

Cũng liên quan đến phạm vi điều chỉnh, Dự thảo Luật đã xác định rõ phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Cụ thể, tiếp tục áp dụng Luật Đấu thầu đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (điểm b khoản 1 Điều 1).

Không áp dụng Luật Đấu thầu đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu thuộc dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng (bãi bỏ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu năm 2013).

Đồng thời, để phù hợp với phạm vi điều chỉnh nêu trên của Luật Đấu thầu đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp nhà nước, dự thảo Luật (khoản 32 Điều 4) đã sửa đổi khái niệm “Vốn nhà nước”. Theo đó, vốn nhà nước gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ ngoài vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, để bảo đảm tính minh bạch, thống nhất, tránh xung đột, mâu thuẫn giữa Luật Đấu thầu và các Luật có liên quan trong quá trình thực hiện, khoản 3 Điều 1 của đã bổ sung quy định nhằm xác định rõ các hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Cụ thể như thuê, mua, thuê mua nhà, trụ sở, tài sản gắn liền với đất; xác định thành viên trong ban phân xử tranh chấp, hội đồng trọng tài để xử lý tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện 8 hợp đồng; lựa chọn nhà thầu ở nước ngoài để thực hiện gói thầu ở nước ngoài; lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu sử dụng vốn do tổ chức, cá nhân trong nước tài trợ).

E ngại bỏ sót đối tượng phải đấu thầu

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) sau khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Đấu thầu sửa đổi.

Nhóm các nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật Đấu thầu tiếp tục là mối quan tâm lớn của các đại biểu Quốc hội.

Cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật có nhiều thay đổi so với luật hiện hành, Ủy ban Tài chính Ngân sách lo ngại với cách Dự thảo Luật tiếp cận, là theo hướng liệt kê trong phạm vi điều chỉnh bao gồm những quy định các hoạt động phải đấu thầu và các hoạt động không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật ( vừa chọn cho vừa chọn bỏ).

“Như vậy dẫn đến việc bỏ sót và khó bao quát đầy đủ các hoạt động thực tiễn phát sinh”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh,

Vì vậy, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu theo hướng quy định rõ trong phạm vi điều chỉnh các hoạt động phải đấu thầu, đối với các hoạt động không thuộc đối tượng “phải đấu thầu” thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật.

Một số ý kiến đề nghị làm rõ các hoạt động tại khoản 3 Điều 1 (không điều chỉnh trong luật này) thì được thực hiện theo văn bản pháp luật nào để bảo đảm quản lý chặt chẽ, bao quát toàn diện các vấn đề phát sinh trên thực tiễn.

Ngoài ra, một số hoạt động sử dụng vốn nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật, nhưng cũng không được loại trừ tại khoản 3 Điều 111, cần làm rõ sẽ phải áp dụng quy định nào.

Ủy ban Tài chính Ngân sách đề cập đến một số hoạt động liên doanh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị sự nghiệp công lập cho thuê tài sản công; trường hợp doanh nghiệp nhà nước ủng hộ từ kinh phí hợp pháp khác; bệnh viện, tổ chức sự nghiệp thực hiện các hoạt động bán thuốc trong nhà thuốc của bệnh viện công, tiêm chủng vắc-xin dịch vụ.

Về phạm vi điều chỉnh của Luật liên quan rất lớn đến khái niệm “vốn nhà nước” quy định tại khoản 32 Điều 4 của Dự thảo luật. Vì vậy, theo Ủy ban Tài chính, cần tiếp tục rà soát kỹ, quy định về khái niệm “vốn nhà nước” bảo đảm đầy đủ, bao quát và thống nhất với quy định tại các luật có liên quan như Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN, Luật Đối tác công tư…

Một số ý kiến đề nghị không đưa vào phạm vi điều chỉnh đối với nguồn thu dịch vụ do người dân tự nguyện chi trả của đơn vị sự nghiệp y tế do đây không phải là nguồn vốn nhà nước và để đảm bảo quyền tự chủ của đơn vị.

Có ý kiến đề nghị, để phát huy quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, đề nghị quy định trong luật cho phép đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ được lựa chọn việc áp dụng hoặc không áp dụng quy định của Luật Đấu thầu. Có ý kiến đề nghị chỉ áp dụng đấu thầu đối với đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Đồng tình với đề xuất bỏ “dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng” của dự thảo Luật Đấu thầu so với luật hiện hành, Ủy ban Tài chính Ngân sách nhấn mạnh, việc bỏ quy định trên nhằm tạo sự đồng bộ với khái niệm doanh nghiệp Nhà nước quy định của Luật số 69/2014/QH13 về Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp là phù hợp.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng cần rà soát, sửa đổi quy định rõ việc quản lý vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp khác không thuộc Doanh nghiệp Nhà nước tại Luật số 69/2014/QH13 để một mặt bảo đảm tăng cường quản lý vốn của Nhà nước và vốn của doanh nghiệp nhà nước, song phải bảo đảm được quyền tự chủ và quyền quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.

Một số ý kiến cho rằng, quy định này sẽ thu hẹp phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu và điều này có thể dẫn đến thiếu chặt chẽ trong quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo đó, đề nghị giữ quy định phạm vi điều chỉnh của luật bao gồm các dự án đầu tư phát triển có sử dụng vốn nhà nước cấp trực tiếp, vốn nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước từ 50% trở lên hoặc dưới 50% nhưng trên 1.000 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.

Liên quan đến nội dung về đấu thầu tập trung, mua thuốc, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, Ủy ban Tài chính cho biết, đa số ý kiến của Ủy ban đề nghị Chính phủ cần đánh giá toàn diện, sâu sắc những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện đấu thầu tập trung, mua thuốc, trang thiết bị y tế thời gian qua để có những quy định cụ thể hơn, hạn chế việc giao Chính phủ quy định chi tiết.

Bởi thực tế thời gian qua những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực này xuất phát từ những văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu.

Một số ý kiến đề nghị Chính phủ cần làm rõ quy định tại khoản 3 Điều 51 quy định “Mua sắm tập trung được thực hiện ở cấp quốc gia và cấp địa phương”.

Một số ý kiến cho rằng tại Chương II (về hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư) không có quy định về lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 53 dự thảo Luật quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo hình thức đàm phán giá.

Điều 53 cũng giao Chính phủ quy định chi tiết. Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ nghiên cứu bổ sung quy định tại Chương 2 và quy định rõ nguyên tắc đàm phán giá, bổ sung hành vi nghiêm cấm trong đàm phán giá, trách nhiệm của các chủ thể liên quan thực hiện đàm phán giá, quy trình đàm phán giá vào dự thảo Luật./.

K.Linh (TH)

Tin cùng chuyên mục

Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đọng, theo đó thu nợ thuế đã đạt được kết quả tích cực.
Tuyên dương các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

Tuyên dương các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức Hội nghị tuyên dương 136 doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023. Đây là những doanh nghiệp tiêu biểu trong năm 2023 được Bộ Tài chính tặng bằng khen; Tổng Cục Thuế, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh tặng giấy khen.
Tích cực triển khai Đề án 06, phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tích cực triển khai Đề án 06, phục vụ người dân, doanh nghiệp

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, tạo nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp. Bộ Tài chính đang tích cực triển khai Đề án, nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Đề xuất bãi bỏ 8 Thông tư về dự toán ngân sách nhà nước

Đề xuất bãi bỏ 8 Thông tư về dự toán ngân sách nhà nước

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo thông tư bãi bỏ một số thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính về dự toán ngân sách nhà nước.
Đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, hải quan

Đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, hải quan

Sáng 10/12, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024, nhằm thông tin, tuyên truyền về các chính sách và thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực thuế, hải quan, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và tăng cường quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan thuế, hải quan.

Tin khác

Chọn thời điểm phù hợp đánh thuế sở hữu nhiều bất động sản

Chọn thời điểm phù hợp đánh thuế sở hữu nhiều bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, đang nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản, trong đó có vấn đề đánh thuế bất động sản đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất để báo cáo các cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, thông lệ quốc tế cũng như tính thống nhất của hệ thống chính sách thuế liên quan đến bất động sản.
Thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính

Thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng vừa ký Quyết định số 2879/QĐ-BTC thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Từ ngày 1/12/2024, nhiều quy định, chính sách mới liên quan đến kinh tế có hiệu lực, gồm quy định khuyến mại hàng hóa, bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, biểu thuế xuất nhập khẩu, phát hành trái phiếu.
Online Friday 2024: Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Online Friday 2024: Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương vừa có Quyết định 367/QĐ-TMĐT ban hành Quy chế dành cho các đối tác tham gia Online Friday 2024. Theo đó, nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024.
Hướng dẫn hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025

Hướng dẫn hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa có hướng dẫn hộ kinh doanh trên địa bàn nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025. Theo đó, việc khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế, công khai thông tin hộ khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 60% kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 60% kế hoạch

Chỉ còn khoảng 2 tháng là kết thúc năm, nhưng ước tính đến hết tháng 11/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 60% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2023.
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu

Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu

Sửa đổi, bổ sung tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu để điều tiết tiêu dùng là phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong xã hội và định hướng của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường.
Hà Nội - địa phương đầu tiên thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Hà Nội - địa phương đầu tiên thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành

Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành

Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các đơn vị thuộc Bộ Tài chính về việc đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành của ngành Tài chính, hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động