Năm 2022: Mục tiêu giữ ổn định lạm phát sẽ không dễ dàng

Không ít người vào cuối năm trước đã dự đoán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2021 sẽ tăng cao, nhưng đến tháng 11, diễn biến lại không như vậy. Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, CPI tháng 11 chỉ tăng 0,32%, tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Dịch bệnh khiến người dân dè dặt chi tiêu

Nhìn vào số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 11 tháng, có 4 tháng CPI giảm, 7 tháng tăng, nhưng trong đó có một số tháng tăng rất thấp (tháng 1, tháng 5, tháng 6).

Mục tiêu giữ ổn định lạm phát sẽ không dễ dàng

Sau 11 tháng (tức tháng 11/2021 so với tháng 12/2000) còn cách xa so với 2%. Còn sau 1 năm (tức tháng 11/2021 so với tháng 11/2020) cũng vẫn cách xa so với mức 2%. Bình quân 11 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước ở dưới mốc 2% và còn thấp xa so với mục tiêu cả năm theo Nghị quyết của Quốc hội (4%).

Như vậy, dù so sánh với các mốc thời gian nào thì CPI 11 tháng năm 2021 vẫn thấp. Đó là tín hiệu khả quan để dự báo cả năm 2021 sẽ tăng khá thấp có thể chỉ bằng một nửa tốc độ tăng so với mục tiêu.

Xét theo nhóm hàng hóa, dịch vụ, có những diễn biến đáng lưu ý. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống - nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng (33,56%) - tăng rất thấp: tháng 11 giảm 0,17%, sau 11 tháng chỉ tăng 0,33%, sau 1 năm giảm 0,08%, bình quân 11 tháng chỉ tăng 0,74% - thấp rất xa so với mốc chung của cả năm (4%).

Trong 10 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng còn lại, bình quân 11 tháng chỉ có 1 nhóm tăng cao là giao thông, chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao vào mấy kỳ trước, gần đây đã giảm xuống. Hai nhóm còn lại bị giảm: bưu chính, viễn thông giảm 0,74% văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,97%.

Xét theo các yếu tố tác động, thì CPI 11 tháng và dự báo cả năm 2021 cũng có những diễn biến đáng lưu ý.

Xét yếu tố tổng quát nhất của lạm phát là quan hệ cung - cầu thường được gọi là “cầu kéo”. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBL) nếu loại trừ yếu tố giá so với cùng kỳ của 8 tháng giảm 6,2%; của 9 tháng giảm 8,7%, của 10 tháng giảm 10,3%, của 11 tháng giảm 10,4%. Sự sụt giảm diễn ra ở cả 4 ngành, kể cả ngành bán lẻ hàng hóa là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (83,1%) và giảm sâu hơn ở các ngành còn lại: dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch, lữ hành, dịch vụ khác.

Xét yếu tố “chi phí đẩy”, giá nhập khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, giá nhập khẩu 11 tháng năm nay so với cùng kỳ tăng cao, như: phế liệu sắt thép tăng 64,6%, quặng và khoáng sản khác tăng 58,6%, dầu thô tăng 57,3%, khí đốt hóa lỏng tăng 49,8…

Trong khi đó, yếu tố tiền tệ - yếu tố trực tiếp đối với lạm phát và cũng là yếu tố để lạm phát bộc lộ ra - tuy tỷ lệ tổng phương tiện thanh toán/GDP ở mức cao (đến cuối năm trước đã là 192,4%), tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP đã là 145,1%, nhưng sức ép đối với lạm phát năm nay chưa cao.

Bên cạnh các yếu tố trên còn phải kể đến yếu tố tâm lý, nổi rõ ở 3 điểm: CPI tăng thấp, giá USD giảm (tháng 11 giảm 0,21%, sau 11 tháng giảm 1,4%, sau 1 năm giảm 1,63%, bình quân 11 tháng so với cùng kỳ giảm 1%.); sự “bào mòn” do đại dịch đã làm xuất hiện tâm lý thận trọng với dịch bệnh (kể cả việc giảm đi khám chữa bệnh), dè dặt chi tiêu; người tiêu dùng tăng tính tự cấp, tự túc, giảm việc mua bán trên thị trường.

Nhiều yếu tố cảnh báo cho năm 2022

Mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội đề ra cho năm 2022 là CPI tăng khoảng 4%. Đây là quyết tâm cao của Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, nếu thực hiện được, thì năm 2022 sẽ là năm thứ 9 liên tục kiểm soát lạm phát theo mục tiêu (tính từ 2014).

Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu trên của năm 2022 sẽ không dễ dàng, thậm chí còn tăng khá cao và tăng ngay từ đầu năm. Cảnh báo này xuất phát từ một số yếu tố chủ yếu sau.

Trước hết là quan hệ cung - cầu. Mục tiêu tăng cung (GDP) đòi hỏi phải tăng vốn đầu tư phát triển từ các nguồn, bởi vốn đầu tư là yếu tố trực tiếp quyết định tốc độ tăng/giảm GDP; đồng thời vốn đầu tư tăng cũng làm tăng cầu khi thu thập và sức mua có khả năng thanh toán tăng theo. Cả cung và cầu bị “bào mòn”, “kìm nén” trong 2 năm 2019 - 2020 sẽ cộng hưởng cùng tăng, khi đại dịch được kiểm soát, hình thành trạng thái “bình thường mới”.

Các gói “kích thích”, “kích cầu” lớn theo đề xuất và được quyết định, cùng với phương thức “kích thích”, “kích cầu” giống như năm 2019 thì càng phải cẩn trọng, bởi quy mô lớn hơn nhiều, khi cấp bù lãi suất sẽ kéo theo một lượng tín dụng “khủng” ra thị trường, trong khi tỷ lệ này/GDP đã rất cao. Khi lạm phát cao lên, thì thường vòng quay tiền tệ sẽ tăng lên, làm cho lượng tiền tệ tăng kép. Với sự chuyển động của dòng tiền trên thị trường, sẽ có một lượng tiền lớn đang bị “chôn” vào các kênh khác sẽ chuyển sang và gây sức ép đến thị trường hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.

Ngoài ra, nhập khẩu lạm phát được dự đoán sẽ tăng cao, khi các đối tác thương mại lớn có mức lạm phát cao kỷ lục trong mấy chục năm tiếp tục tăng các gói kích cầu lớn cùng với sự phức tạp của đại dịch,… Trong khi đó, yếu tố tâm lý - tuy không phải là yếu tố kinh tế - nhưng trong nhiều trường hợp còn tác động lớn hơn cả yếu tố kinh tế. Đồng thời, về mặt tính toán, do số gốc so sánh là giá tiêu dùng năm 2020 thấp, thì tốc độ tăng năm 2021 sẽ cao lên./.

T/H

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Khi mua bò, cừu trực tiếp từ người nông dân về để nuôi vỗ béo, đa số nông dân đều không có số tài khoản ngân hàng, thì công ty có được phép chi tiền mặt vượt 20 triệu đồng/người không? Khi công ty xuất bán bò, cừu đã vỗ béo trực tiếp cho đối tượng cá nhân (khách lẻ) hoặc hộ kinh doanh, thì khi xuất hóa đơn thể hiện là không chịu thuế, hay tính thuế suất 5%,...?
Cách điều chỉnh hóa đơn đầu ra của hàng hóa bị thiếu đơn vị tính

Cách điều chỉnh hóa đơn đầu ra của hàng hóa bị thiếu đơn vị tính

Doanh nghiệp hỏi: Hóa đơn đầu ra của hàng hóa bị thiếu đơn vị tính, cách điều chỉnh hóa đơn này như thế nào?
Đấu tư dự án đầu tư mở rộng xong cho thuê có được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Đấu tư dự án đầu tư mở rộng xong cho thuê có được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Công ty TNHH Xuân Thu hỏi: Công ty có đầu tư mới thêm dự án sản xuất linh kiện điện tử tại Đoan Bái, Hiệp Hoà (Bắc Giang) nhưng do nhiều yếu tố Công ty đã cho thuê toàn bộ nhà xưởng trên dự án Đoan Bái, Hiệp Hoà. Vậy xin hỏi Công ty có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định đối với dự án mới đó không (đối với hoạt động kinh doanh cho thuê nhà xưởng).
Điều kiện để trích lập quỹ dự phòng tiền lương

Điều kiện để trích lập quỹ dự phòng tiền lương

Công ty TNHH Sejong Wise Vina (Bắc Giang) hỏi: Điều kiện để trích lập quỹ dự phòng tiền lương là gì? Có phải chỉ cần quy định trong quy chế của công ty và đảm bảo sau khi trích lập (tối đa 17% quỹ tiền lương thực hiện) doanh nghiệp có lãi là được phải không?
Khoản tài trợ từ nhà cung cấp bằng tiền có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Khoản tài trợ từ nhà cung cấp bằng tiền có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Công ty TNHH Vitalink Việt Nam hỏi: Doanh nghiệp có cần nộp báo cáo tài chính bản gốc lên cơ quan thuế nữa không hay chỉ cần nộp bản online? Trong năm doanh nghiệp có nhận được những khoản tài trợ từ nhà cung cấp bằng tiền (nhận qua tài khoản) nhân dịp tết cổ truyền. Cụ thể là có nhà cung cấp chuyển 2 triệu, 5 triệu, 10 triệu… Vậy khoản thu nhập này có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Tin khác

Chấm dứt hoạt động do thực hiện sáp nhập nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm nào?

Chấm dứt hoạt động do thực hiện sáp nhập nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm nào?

Người nộp thuế hỏi: Đối với đơn vị bị sáp nhập đã gửi hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm sáp nhập (quyết toán đến ngày 31/10/2024) thì có cần gửi hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 (quyết toán từ ngày 1/11/2024 đến ngày 31/12/2024) nữa hay không?
Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính với chi nhánh

Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính với chi nhánh

Công ty TNHH Seojin Việt Nam hỏi: Tháng 11/2023 công ty có thành lập 1 chi nhánh độc lập. Do thời gian hoạt động chưa quá 90 ngày nên chúng tôi đã làm công văn xin gộp Báo cáo tài chính năm 2023 vào năm 2024. Như vậy thì báo cáo hợp nhất của Công ty TNHH Seojin Việt Nam năm 2023 cũng không cần số liệu của chi nhánh năm 2023 đúng không?
Thủ tục chuyển đăng ký người phụ thuộc từ người nộp thuế này sang người nộp thuế khác

Thủ tục chuyển đăng ký người phụ thuộc từ người nộp thuế này sang người nộp thuế khác

Người nộp thuế hỏi: Khi muốn chuyển đăng ký người phụ thuộc C từ người nộp thuế A sang cho người nộp thuế B thì cần thực hiện những thủ tục gì?
Hóa đơn lập sai thời điểm có bị coi là hóa đơn rủi ro về thuế?

Hóa đơn lập sai thời điểm có bị coi là hóa đơn rủi ro về thuế?

Doanh nghiệp hỏi: Bên bán hàng lập hóa đơn sai thời điểm. Bên mua hàng thực tế có nhập hàng, thanh toán cho bên mua theo đúng quy định. Vậy bên mua có được kê khai hoàn thuế hoặc khấu trừ thuế GTGT đầu vào không? Hóa đơn lập sai thời điểm có bị coi là hóa đơn rủi ro về thuế không?
Hàng bán bị trả lại, bên bán hàng hay bên mua hàng sẽ xuất hóa đơn?

Hàng bán bị trả lại, bên bán hàng hay bên mua hàng sẽ xuất hóa đơn?

Công ty TNHH Dịch vụ thép NST Hà Nội hỏi: Về việc hàng bán bị trả lại, bên bán hàng hay bên mua hàng (bên trả lại hàng) sẽ xuất hóa đơn? Trường hợp hàng hóa xuất vào doanh nghiệp chế xuất bị trả lại, bên bán và bên mua trả lại hàng sẽ phải làm thủ tục mở tờ khai xuất trả và tờ khai nhập lại hàng hóa, cơ quan Hải quan vẫn đang sử dụng hóa đơn của bên xuất trả để làm căn cử mở tờ khai, vậy doanh nghiệp cần phải làm gì trong trường hợp này nếu một số hướng dẫn yêu cầu bên xuất hóa đơn là bên bán? Trường hợp hàng bán bị trả lại, hoặc hàng hóa lỗi và phải thỏa thuận giảm giá, việc điều chỉnh giảm, hàng trả lại sẽ kê khai vào kỳ phát sinh việc trả lại, giảm giá hay là kê khai vào kỳ gốc của hóa đơn ban đầu?
Quy định khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Quy định khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Hỏi: Công ty vừa nhập khẩu và xuất khẩu, đến cuối năm các khoản nợ chưa thực hiện được trong năm 2024, nếu đánh giá lại tỷ giá hối đoái thì có được đưa vào chi phí và lãi khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm 2024 không?
Cho doanh nghiệp nước ngoài thuê kho chứa hàng áp dụng thuế suất ra sao?

Cho doanh nghiệp nước ngoài thuê kho chứa hàng áp dụng thuế suất ra sao?

Công ty TNHH HY GLOBALVN hỏi: Công ty chúng tôi không có đăng ký kinh doanh ngành nghề bất động sản cho thuê kho bãi. Nhưng Công ty chúng tôi có thuê một kho làm kho chứa hàng hóa nhưng do không sử dụng hết thì có thể cho thuê lại những khu vực không sử dụng đến không? Công ty chúng tôi có thể cho một công ty ở nước ngoài không có pháp nhân tại Việt Nam thuê lại phần kho này không? Nếu có thể chúng tôi xuất hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) thuế suất phải chịu là bao nhiêu?
Hướng dẫn thủ tục xuất hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được giảm giá

Hướng dẫn thủ tục xuất hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được giảm giá

Người nộp thuế hỏi: Công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, giá vé chơi có áp dụng giảm giá 20%, ví dụ như đi theo nhóm 20 người trở lên, mua vé hội viên, cư dân tòa nhà. Vậy việc xuất hóa đơn đầu ra sẽ theo giá trị sau giảm giá có đúng không? Cách xuất hóa đơn đúng cho dịch vụ được giảm giá là như thế nào? Nếu số tiền giảm giá không theo tỷ lệ % thì nội dung hóa đơn giảm giá ghi như thế nào cho đúng?
Doanh nghiệp có các chi nhánh, quyết toán thuế có phải khai riêng từng chi nhánh không?

Doanh nghiệp có các chi nhánh, quyết toán thuế có phải khai riêng từng chi nhánh không?

Công ty Cổ phần Nông sản thực thẩm Quảng Ngãi hỏi: 1. Công ty có các chi nhánh là đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc, có đơn vị kế toán riêng, có trụ sở ở các tỉnh khác tỉnh với trụ sở chính (Quảng Ngãi). Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) Công ty xác định thu nhập riêng của từng hoạt động (theo từng chi nhánh). Như vậy khi khai tờ khai quyết toán thuế TNDN Công ty có khai riêng từng chi nhánh không? Nếu khai riêng thì thực hiện bù trừ lãi lỗ giữa các hoạt động như thế nào? Nếu khai chung thì có khai theo mẫu phụ lục nào để xác định thuế phải nộp theo từng địa phương?
Chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng, thủy sản thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế 5%

Chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng, thủy sản thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế 5%

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản Hỏi: Công ty chúng tôi sản xuất và gia công các sản phẩm dùng bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, các sản phẩm này đều được đăng ký lưu hành với Cục Thủy sản và được cấp phép lưu hành theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Xem thêm
Phiên bản di động