Năm 2025 sẽ hoàn thành việc sắp xếp lại và xử lý nhà, đất theo Nghị quyết số 74/2022/QH15

Bộ Tài chính đang đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ hoàn thành việc sắp xếp lại và xử lý nhà, đất theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bộ Tài chính đang đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ hoàn thành việc sắp xếp lại và xử lý nhà, đất theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Sắp xếp lại, xử lý đối với 30.632 cơ sở nhà, đất

Đánh giá về công tác quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) năm 2022, báo cáo từ Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 32/CT- TTg ngày 10/12/2019 về đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng TSC và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện đầy đủ, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp về quản lý TSC năm 2022 theo đúng quy định của pháp luật.

Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành việc sắp xếp lại và xử lý nhà, đất công
Ảnh: T.L

Đặc biệt, Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện xử lý, sắp xếp nhà, đất của các bộ, ngành, tổng công ty và tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đúng quy định.

Theo đó, trong năm 2022, Bộ Tài chính đã phê duyệt mới phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 154 cơ sở nhà, đất của khối bộ, cơ quan trung ương. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 20/11/2022, Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 30.632 cơ sở nhà, đất thuộc quản lý của các bộ, ngành, cơ quan trung ương.

Ngoài ra, nhằm tiếp tục tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng và khai thác đối với quỹ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính đã có Công điện số 04/CĐ-BTC ngày 28/7/2022 gửi các cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước về việc tăng cường công tác sắp xếp lại, xử lý TSC. Qua đó, công tác sắp xếp trụ sở, nhà, đất được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện nên đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý, sử dụng nhà, đất hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích.

Từ việc thực hiện sắp xếp lại nhà, đất đã tạo quỹ đất để đầu tư xây dựng, phát triển các công trình công cộng, nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, khách sạn, dịch vụ; chỉnh trang đô thị, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, tạo nguồn thu cho NSNN và nguồn lực để đầu tư cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây dựng mới một số trụ sở của các bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã có hướng dẫn triển khai, xử lý các vướng mắc phát sinh trong thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất bảo đảm thu đúng, thu đủ vào NSNN. Nhờ đó, số thu từ tiền sử dụng đất vượt cao so với dự toán được giao. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 góp phần giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện về nguồn lực cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp để phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự kiến số tiền hỗ trợ là 3.500 tỷ đồng.

Ưu tiên sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

Theo báo cáo từ Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính, việc quản lý, sử dụng TSC có đơn vị còn thực hiện chưa chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng cho mượn, cho thuê không đúng quy định.

Hơn nữa, Luật Quản lý, sử dụng TSC và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật có nhiều nội dung triển khai mới trong công tác quản lý, sử dụng, khai thác, xử lý TSC theo hướng chặt chẽ, công khai, minh bạch. Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương chưa kịp thời nắm bắt, triển khai đầy đủ các nội dung theo quy định. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSC. Việc cập nhật, rà soát, chuẩn hóa dữ liệu về TSC trong Cơ sở dữ liệu còn chậm.

Nguyên nhân được chỉ ra là do một số bộ, ngành chưa quyết liệt trong việc rà soát, sắp xếp xử lý TSC. Lực lượng làm nhiệm vụ quản lý TSC còn mỏng, kiêm nhiệm nhiều việc (ở trung ương, Bộ Tài chính chỉ có 46 công chức; ở các bộ, cơ quan trung ương bình quân khoảng 4-5 người; ở cấp tỉnh bình quân khoảng 7-8 công chức vừa thực hiện quản lý công sản, vừa quản lý giá, có nơi quản lý cả tài chính doanh nghiệp; ở cấp huyện thường chỉ bố trí 1 cán bộ kiêm nhiệm). Vì vậy, không đáp ứng được yêu cầu quản lý trong tình hình mới.

Để khắc phục tình trạng này và để công tác quản lý, sử dụng TSC hiệu quả hơn, trong năm 2023, Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức đánh giá việc triển khai các văn bản quy định chi tiết thi hành để báo cáo cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện bảo đảm quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả nguồn lực từ TSC, nhất là các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn định mức.

Đồng thời, Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính sẽ đẩy mạnh việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là TSC, ưu tiên đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc danh mục cổ phần hóa, nhà, đất của các cơ quan, tổ chức đơn vị thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, nhà, đất bỏ trống, không sử dụng.

Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, kiểm tra việc thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm (nếu có) trong tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất… Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội.

Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính sẽ rà soát, chuẩn hóa dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC, từng bước sử dụng thông tin, số liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC để phục vụ công tác quản lý thay cho hồ sơ giấy.

Đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia, tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tài sản được hình thành thông qua việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước; quản lý TSC sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết đúng quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả./.

An Nhi

Tin cùng chuyên mục

Người nộp thuế có thể nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế nơi cư trú

Người nộp thuế có thể nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế nơi cư trú

Người nộp thuế hỏi: Tôi đã nghỉ việc ở công ty chi trả thu nhập trong năm 2024, công ty đặt tại tỉnh Hải Dương. Hiện tại tôi đang tạm trú tại TP Hải Phòng, có đăng ký tạm trú. Vậy tôi có thể nộp chứng từ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tại TP Hải Phòng được không? Nếu không thì tôi phải nộp hồ sơ quyết toán tại địa điểm nào?
Nộp hồ sơ quyết toán thuế ở cơ quan nào khi đã nghỉ việc để được hoàn thuế?

Nộp hồ sơ quyết toán thuế ở cơ quan nào khi đã nghỉ việc để được hoàn thuế?

Hỏi: Trong năm 2024 tôi chỉ có thu nhập từ tiền lương duy nhất tại 1 công ty. Hiện tại tôi đã nghỉ việc tại công ty đó. Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế thì tôi nộp hồ sơ quyết toán ở cơ quan nào để được hoàn thuế?
Hàng hóa hư hỏng, sinh lý hóa tự nhiên có được tính chi phí được trừ để quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp?

Hàng hóa hư hỏng, sinh lý hóa tự nhiên có được tính chi phí được trừ để quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp?

Hỏi: Doanh nghiệp không trích lập dự phòng, nhưng có phát sinh chi phí tiêu hủy hàng hư hỏng, sinh lý hóa tự nhiên, lỗi mốt, lạc hậu thì có được xem xét là chi phí hợp lý hợp lệ để tính chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

Doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, thuê đất của nhà nước rồi đầu tư hạ tầng cho các doanh nghiệp thuê lại. Vậy doanh nghiệp có cần nộp phụ lục 03-5/TNDN khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Chi bổ sung chế độ cho người lao động có bị tính thuế thu nhập cá nhân?

Chi bổ sung chế độ cho người lao động có bị tính thuế thu nhập cá nhân?

Doanh nghiệp hỏi: Công ty chúng tôi có chi bổ sung chế độ hỗ trợ ốm đau, thai sản cho người lao động từ chi phí công ty (ngoài mức chi theo chế độ ốm đau, thai sản của cơ quan bảo hiểm xã hội, công đoàn). Vậy số tiền hỗ trợ bổ sung này có phải tính vào thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động hay không?

Tin khác

Chi trả lương cho nhân viên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp có phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

Chi trả lương cho nhân viên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp có phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

Doanh nghiệp hỏi, năm 2024, công ty nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quý. Qúy I năm 2025 công ty có phát sinh chi trả lương cho nhân viên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp trong quý. Vậy công ty có phải nộp tờ khai thuế TNCN hay không?
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người lao động cùng công ty, khác chi nhánh

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người lao động cùng công ty, khác chi nhánh

Công ty TNHH gang thép Hà Linh – TP Hồ Chí Minh hỏi: Năm 2024, đơn vị có tiếp nhận người lao động chuyển đến làm việc từ Chi nhánh khác trong cùng hệ thống, hiện tại người lao động đang làm việc tại đơn vị và ủy quyền cho đơn vị quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2024. Vậy khi quyết toán thuế TNCN năm 2024 đơn vị phải kê khai quyết toán thuế TNCN như thế nào đối với người lao động này?
Quyết toán thuế ra sao khi đã khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân?

Quyết toán thuế ra sao khi đã khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân?

Công ty thương mại dịch vụ Minh Đăng (Bình Định) hỏi: Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm có thu nhập từ hợp đồng dịch vụ, đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10%. 6 tháng cuối năm ký hợp đồng lao động (cùng 1 công ty). Vậy doanh nghiệp có phải có phải kê khai phần thu nhập của hợp đồng dịch vụ khi làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
Người nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh ở đâu thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý đó

Người nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh ở đâu thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý đó

Người nộp thuế Mai Linh - Hà Nội hỏi: Hiện đang sinh sống tại quận Ba Đình, Hà Nội. Trong năm 2024 có làm việc, đóng BHXH tại 2 công ty lần lượt thuộc quận Cầu Giấy và Bắc Từ Liêm. Vậy muốn quyết toán thuế tôi sẽ về địa chỉ nào để làm hồ sơ?
Quà tặng cuối năm có phải tính nộp thuế thu nhập cá nhân?

Quà tặng cuối năm có phải tính nộp thuế thu nhập cá nhân?

Người nộp thuế tên Long hỏi: Trong tiệc tất niên cuối năm, công ty có tổ chức bốc thăm may mắn với nhiều phần quà có giá trị khác nhau (giá trị từ 1 triệu đến 30 triệu). Vậy người lao động trúng giải thì các phần quà đó tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) như thế nào?
Giao dịch liên kết đối với đơn vị có chi nhánh hạch toán độc lập?

Giao dịch liên kết đối với đơn vị có chi nhánh hạch toán độc lập?

Công ty CP Việt Thái Group hỏi: Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quan hệ liên kết. Tuy nhiên, công ty có các chi nhánh hạch toán độc lập chưa rõ về tư cách pháp nhân của bên liên kết để áp dụng trong quy định? Như vâỵ các chi nhánh hạch toán độc lập có được xem là bên liên kết áp dụng Nghị định 132/2020/NĐ-CP không vì nếu cùng chủ sở hữu doanh nghiệp nhưng vì hình thức hạch toán sổ sách áp dụng quy định giao dịch liên kết thì chưa phù hợp?
Cung cấp phần mềm cho doanh nghiệp chế xuất áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Cung cấp phần mềm cho doanh nghiệp chế xuất áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Công Ty TNHH Soul-Net, hỏi: Công ty nhập khẩu phần mềm đựng trong USB. Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế khi nhập khẩu, sau đó xuất phần mềm vào khu chế xuất. Vậy khi suất vào khu chế xuất thì thuế suất cho danh mục hàng hóa: Phần mềm trên chịu thuế suất là bao nhiêu?
Hóa đơn đầu vào sử dụng mã số thuế của công ty hay mã số thuế của chi nhánh?

Hóa đơn đầu vào sử dụng mã số thuế của công ty hay mã số thuế của chi nhánh?

Công ty có các chi nhánh trong cùng tỉnh, hạch toán phụ thuộc, đang kê khai tập trung tại trụ sở chính. Vậy hóa đơn đầu vào lấy theo mã số thuế của công ty hay theo mã số thuế của chi nhánh?
Bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Công ty TNHH Minh Chiểu (Quảng Ngãi) hỏi: Công ty bán hàng cho khu chế xuất, để đủ điều kiện xuất hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) bán ra thuế 0%, đầu vào vẫn được kê khai khấu trừ, thì công ty cần bên mua cung cấp hồ sơ pháp lý gì?
Doanh nghiệp có được trừ số tiền thuê đất đã nộp vào kỳ nộp thuế sau?

Doanh nghiệp có được trừ số tiền thuê đất đã nộp vào kỳ nộp thuế sau?

Công ty CP kinh doanh tổng hợp Ninh Thuận hỏi: Theo Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg ngày 3/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023, thời hạn nộp hồ sơ kể từ ngày 20/11/2023 đến hết ngày 31/3/2024. Nhưng quy định thời hạn nộp tiền thuê đất kỳ 1 của năm 2023 là ngày 30/11/2023 (đã nộp hồ sơ gia hạn) và kỳ 2 của năm 2023 là ngày 31/10/2023. Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp đã nộp 100% tiền thuê đất năm 2023 thì việc giảm 30% tiền thuê đất của năm 2023 có được giảm trong kỳ tính tiền thuê đất năm 2024 hay không?
Xem thêm
Phiên bản di động