Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính nhà nước năm 2023

Để cải thiện chất lượng báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) năm 2023, Kho bạc Nhà nước (KBNN) chỉ đạo các đơn vị KBNN tỉnh, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung.
Hướng dẫn triển khai lập báo cáo tài chính nhà nước năm 2023
Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính nhà nước năm 2023. Ảnh: TL

Theo KBNN cho biết, qua hơn 5 năm triển khai lập BCTCNN, nhìn chung, các đơn vị KBNN đã nắm được quy trình tiếp nhận, rà soát và kiểm tra báo cáo cung cấp thông tin tài chính (CCTTTC) của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và quy trình tổng hợp, lập BCTCNN. Các đơn vị CCTTTC đã ý thức và trách nhiệm hơn trong việc gửi báo cáo cho KBNN. Theo đó, chất lượng BCTCNN tỉnh năm sau cơ bản đã được cải thiện hơn so với các năm trước.

Tuy nhiên, qua công tác rà soát, tổng hợp BCTCNN tỉnh để lập BCTCNN toàn quốc cũng như hỗ trợ địa phương rà soát báo cáo CCTTTC, tổng hợp và lập BCTCNN tỉnh cho thấy, còn tồn tại một số hạn chế như:

Một số đơn vị KBNN lập BCTCNN tỉnh chậm so với quy định. Các nội dung phân tích, thuyết minh chưa phong phú, chưa chi tiết, chưa làm rõ ý nghĩa của của các chỉ tiêu báo cáo nên chưa hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý, điều hành tài chính, ngân sách của cấp có thẩm quyền. Các đơn vị cung cấp thông tin gửi báo cáo chậm trễ, quá thời hạn hoặc gửi thiếu báo cáo theo quy định.

Báo cáo chưa đảm bảo tính cân đối, hợp lý, hợp lệ, chưa phân tích, thuyết minh về các biến động lớn trong năm báo cáo so với năm liền kề trước đó (đặc biệt là các biến động về tài sản); chưa phản ánh đầy đủ thông tin tài sản kết cấu hạ tầng được giao quản lý. Danh sách đơn vị cung cấp thông tin tài chính nhà nước do cơ quan tài chính gửi KBNN chưa đầy đủ, chưa đúng đối tượng và chưa đúng thời hạn.

Để cải thiện chất lượng BCTCNN năm 2023, KBNN chỉ đạo các đơn vị KBNN tỉnh, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung như sau:

KBNN cấp tỉnh tổ chức triển khai lập BCTCNN tỉnh năm 2023 và chỉ đạo các KBNN cấp huyện lập báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện năm 2023, theo quy định tại Nghị định số 25/2017/NĐ-CP của Chính phủ về BCTCNN, Thông tư số 133/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn lập BCTCNN, Thông tư số 39/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đôi, bổ sung một số điều của Thông tư số 133/2018/TT-BTC và hướng dẫn tại Công văn số 5281/KBNN-KTNN của KBNN về việc hướng dẫn triển khai lập BCTCNN tỉnh năm 2022.

Đối với KBNN cấp tỉnh được KBNN (Cục Kế toán nhà nước) gửi số liệu thuế do Cục Thuế doanh nghiệp lớn quản lý sẽ thực hiện điều chỉnh các chỉ tiêu tương ứng trên BCTCNN tỉnh năm 2023.

KBNN cấp tỉnh thực hiện rà soát, đánh giá và nghiêm túc rút kinh nghiệm về các vấn đề còn tồn tại trong quá trình lập BCTCNN tỉnh năm 2022 (bao gồm quá trình tổng hợp báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện).

KBNN cũng yêu cầu các đơn vị KBNN phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính trên địa bàn để rà soát danh sách các đơn vị cung cấp thông tin tài chính, đảm bảo đầy đủ, đúng đối tượng và gửi đúng thời hạn; rà soát, hoàn thiện các thông tin trên BCTCNN tỉnh, trong đó, lưu ý rà soát các thông tin về nợ chính quyền địa phương, vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, ngân hàng và tổ chức tài chính, tài sản kết cấu hạ tầng do địa phương quản lý đảm bảo đầy đủ, hợp lý.

Các đơn vị KBNN phối hợp, hướng dẫn các đơn vị cung cấp thông tin để khắc phục các hạn chế của báo cáo CCTTTC gửi KBNN. Trong đó, lưu ý hướng dẫn đơn vị cung cấp thông tin thuyết minh về các chỉ tiêu trên báo cáo có biến động lớn so với năm 2022 theo quy định tại mẫu biểu báo cáo CCTTTC (mẫu số C01/CCTT, mẫu số C02/CCTT và mẫu số C03/CCTT) ban hành kèm theo Thông tư số 39/2021/TT- BTC (ví dụ: trường hợp tài sản tăng lớn, cần làm rõ nguyên nhân tăng do mua mới, điều chuyển từ đơn vị khác, hay cập nhật giá trị của những tài sản đã đưa vào sử dụng từ những năm trước nhưng chưa được phản ánh vào báo cáo...). Căn cứ thông tin thuyết minh, các đơn vị KBNN phân tích, giải trình trên BCTCNN tỉnh/Báo cáo tồng hợp thông tin tài chính huyện.../.

Tô Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Trong năm 2024, các chỉ tiêu an toàn nợ tiếp tục đảm bảo trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn, được Quốc hội phê duyệt. Quy mô nợ công cuối năm 2024 dự kiến khoảng 36 - 37% GDP. Việc kiểm soát tốt nợ công, cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam khiến cho “bức tranh nợ công" của Việt Nam càng trở nên tươi sáng hơn.
Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Tổng cục Thuế đề nghị người nộp thuế không mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp, kịp thời cung cấp thông tin các đối tượng rao bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp cho cơ quan thuế và cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Tính đến thời điểm này, các bộ, ngành, địa phương đã phân bổ chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 96%. Tuy nhiên, hiện còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết số vốn được giao.
Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước đến ngày 31/1/2025, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 84,47% kế hoạch, đạt 93,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ này xấp xỉ với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 95% trở lên.
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) Phan Văn Mãi cho biết, mấy năm qua chưa năm nào TPHCM giải ngân đạt 95%. Khối lượng thường dồn rất lớn vào cuối năm. Năm 2025 các địa phương, đơn vị phải cố gắng chủ động hàng tuần, tháng để đạt được chỉ tiêu 95%.

Tin khác

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP (Nghị định số 03) quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, thay thế Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 167.
Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Thời gian vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng: “Từ ngày 1/1/2025 cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế về thương mại điện tử ”, về nội dung thông tin này Tổng cục Thuế khẳng định là không chính xác theo quy định pháp luật thuế.
Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Sau hai năm công tác đấu giá đất công không thu được kết quả như mong muốn, năm nay Đồng Nai lên kế hoạch đấu giá 30 khu đất có vị trí đắc địa, nhằm tạo nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Sau khi tiếp thu và giải trình các ý kiến đóng góp, Bộ Tài chính đã đổi tên dự thảo "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công" thành "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất". Đồng thời bổ sung thêm nhiều quy định giúp cho việc sắp xếp, xử lý lại loại tài sản này đạt hiệu quả cao hơn.
Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Bộ Tài chính có Công văn số 12828/BTC-QLCS ngày 25/11/2024 gửi lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Bộ Tài chính đã tổng hợp các ý kiến và có những giải trình, tiếp thu cụ thể đối với từng ý kiến tham gia.
Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 14590/BTC-QLCS hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công và tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng.
Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2024 thêm ít nhất 15% dự toán Quốc hội giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/12/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng ban hành Chỉ thị số 06/CT-BTC về việc tăng cường các giải pháp quản lý thu, đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn tiếp và Bộ sẽ trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội để kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng cho biết, năm 2024, Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính đã hoàn thành được một khối lượng công việc “khổng lồ”, đúng với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng thắng mưa”… giúp cho tài sản công được quản lý ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động