Ngân hàng tập trung vốn cho lĩnh vực ưu tiên, dòng tiền chảy vào bất động sản bị thu hẹp

Một số thông điệp cho thấy các ngân hàng sẽ giảm tốc tín dụng vào nửa cuối năm và điều này có thể sẽ khiến cho dòng tiền chảy vào bất động sản bị thu hẹp. Lý do là tín dụng ngân hàng đã có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong mấy tháng qua, khiến ngân hàng phải thu hẹp một số nhóm đối tượng cho vay để không bị vượt hạn mức tín dụng, trong khi các ngân hàng sẽ phải tập trung dòng tiền cho những lĩnh vực ưu tiên.

Tín dụng có thể bị hãm phanh

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chưa đưa ra thông điệp chính thức nào cho biết sẽ siết tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, diễn biến thời gian gần đây cho thấy tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng đã tăng tốc khá nhanh trong những tháng đầu năm, và nếu NHNN không mở thêm hạn mức tín dụng (giới tài chính thường gọi là “room”) thì tự bản thân các ngân hàng sẽ phải “lựa cơm gắp mắm” trong thời gian còn lại của năm 2022. Trong bối cảnh này, các ngân hàng sẽ phải ưu tiên dòng vốn cho các lĩnh vực ưu tiên gồm: xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Những dự báo của giới tài chính cho thấy, tín dụng trong những tháng tới có thể phải “hãm phanh” xuất phát từ diễn biến tăng trưởng tín dụng các tháng đầu năm 2022 đã đạt tốc độ khá cao.

Quý I/ 2022, tín dụng cũng đã tăng 5,04%, mức tăng trưởng cao vượt trội so với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái, cụ thể tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt khoảng 1,26%.

Dòng vốn chảy vào bất động sản đang thu hẹp so với trước.
Dòng vốn chảy vào bất động sản đang thu hẹp so với trước.

Tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 4/2022 cũng đã đạt 6,75% so với cuối năm 2022. Trong khi đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 mà ngành Ngân hàng đặt ra chỉ khoảng 14%. Với bối cảnh này, qua 4 tháng đầu năm, các ngân hàng đã “tiêu” hết khoảng nửa chỉ tiêu tín dụng cả năm và theo đó, giới ngân hàng sẽ chỉ còn khoảng 50% số chỉ tiêu tăng trưởng cho 8 tháng còn lại nếu như NHNN không điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm nay.

Thực tế diễn biến qua các cuộc họp đại hội đồng cổ đông của các ngân hàng phần nào cho thấy, ngân hàng cũng chịu một phần sức ép của các cổ đông đối với việc cho vay bất động sản. Theo đó khi chia sẻ với các cổ đông, lãnh đạo một số ngân hàng thương mại nhìn nhận dòng vốn chảy vào bất động sản đang thu hẹp so với trước, đặc biệt sau diễn biến của vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm và tác động từ việc hủy các lô trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của các công ty con thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Dự báo sẽ “khan” vốn hơn cho bất động sản

Tín dụng tăng tốc một phần do nền kinh tế đang trên đà phục hồi mạnh mẽ. Ông Trần Phương - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng BIDV cho biết, ở trong nước, với tiến trình mở cửa nền kinh tế, cập nhật chiến lược phòng, chống dịch, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cùng nhiều nhiệm vụ, giải pháp khác, kinh tế Việt Nam dự báo sẽ phục hồi tốt hơn trong năm 2022. Theo đó, thị trường tài chính cũng sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi này cùng với tác động của những chính sách, biện pháp chấn chỉnh thị trường của Chính phủ, các cơ quan chức năng, thị trường được kỳ vọng phát triển ổn định, bền vững hơn.

Theo kế hoạch của NHNN đưa ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022, NHNN cho biết cũng đặt ra mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát. Trong đó, chỉ tiêu lạm phát năm 2022 bình quân năm khoảng 4%.

Có sự phân định nhu cầu vay vốn mua nhà ở của người dân và vay vốn đầu tư bất động sản

Thực tế, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước ngay từ đầu năm 2022 cũng không thể hiện “khóa van” hoàn toàn với bất động sản mà vẫn mở cửa với các nhu cầu vay vốn của người dân để đáp ứng nhu cầu chỗ ở. Theo đó, tín dụng cho vay mua nhà phục vụ nhu cầu thực có thể không nằm trong chủ trương bị “siết” như thông điệp của Ngân hàng Nhà nước, nhưng các nhu cầu vay mua nhà có tính chất đầu tư có thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận dòng vốn ngân hàng.

Tuy nhiên, diễn biến lạm phát thời gian qua và dự báo các tháng sắp tới có thể sẽ là một trong những áp lực lớn cho ngành Ngân hàng trong việc kiểm soát lạm phát cả năm 2022. Đặc biệt, giá xăng dầu tăng thời gian qua đang tạo nên sức ép với giá tiêu dùng trong nước, đồng thời tình trạng lạm phát tại các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng có thể “lây lan” sang Việt Nam do thông thương hàng hóa và nguyên vật liệu đầu vào giữa các quốc gia.

Trong bối cảnh này, giới chuyên gia cho rằng, việc kiểm soát tín dụng chính là một trong những giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của khả năng lạm phát thời gian tới. TS. Châu Đình Linh - Giảng viên Học viện Ngân hàng cho biết, bối cảnh hiện nay cần thực sự quan tâm đến việc điều phối tăng trưởng tín dụng cũng như điều tiết thanh khoản giữa các ngân hàng.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, việc kiểm soát tránh tín dụng tăng trưởng quá nóng là cần thiết, bởi nếu tín dụng tăng quá cao có thể dẫn tới nhiều hệ lụy dài hạn. Bởi lẽ, nguy cơ lạm phát cao vẫn hiển hiện, kết hợp với việc kiểm soát dòng tiền nóng chảy vào thị trường đầu cơ như bất động sản, một số nhóm cổ phiếu... Nguy cơ nợ xấu gia tăng cũng vẫn còn, nên nếu dòng vốn từ tín dụng không được kiểm soát tốt đều có thể làm gia tăng rủi ro./.

C.T

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến 31/12/2026

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến 31/12/2026

Mới đây, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng. Tại Nghị quyết, Quốc hội đồng ý giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng số 48/2024/QH15 (còn 8%).
Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ

Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng phái đoàn Việt Nam làm việc tại Mỹ, ký loạt thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản, mở rộng hợp tác nông nghiệp song phương.
5 tháng, Việt Nam xuất siêu 4,67 tỷ USD

5 tháng, Việt Nam xuất siêu 4,67 tỷ USD

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tính chung trong 5 tháng qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 355,79 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14%, nhập khẩu tăng 17,5%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4,67 tỷ USD.
Gần 18,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 5 tháng

Gần 18,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 5 tháng

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 đạt 18,39 tỷ USD, tăng mạnh 51,2% so với cùng kỳ năm trước.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng theo hướng người dân được tự do giao dịch, mua bán; tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng.

Tin khác

Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng

Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu huy động cả hệ thống chính trị để giải phóng mặt bằng, quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025, để thúc đẩy tăng trưởng.
Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Trong Báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2025 vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của khu vực sẽ giảm xuống còn 4% trong năm 2025, so với mức 5% của năm 2024.
Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Lũy kế từ khi triển khai đến hết 31/3/2025, đã có 97.969 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công, tăng 5,3% so với cuối năm 2024. Số lượng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là 1,94 tỷ hóa đơn, tăng 42% so với cuối năm 2024.
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.
Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...
Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025 là một vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động