Người dân tham gia đủ 20 năm bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể được nghỉ hưu sớm
Theo quy định hiện hành, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh tăng theo lộ trình mỗi năm tăng thêm 3 tháng với nam, 4 tháng với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035. Năm 2023, lao động nam sẽ nghỉ hưu từ đủ 60 tuổi 9 tháng, nữ từ đủ 56 tuổi. Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi thì mỗi năm về hưu trước tuổi sẽ bị trừ tỷ lệ 2% mức hưởng lương hưu.
![]() |
Tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện tới người lao động tự do. Ảnh minh họa |
Với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo quy định hiện hành, để được hưởng lương hưu, ngoài điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội hiện hành là tối thiểu 20 năm, thì còn phải đạt điều kiện tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động.
Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu để được hưởng lương hưu xuống còn 15 năm, nhưng vẫn giữ nguyên tuổi nghỉ hưu. Người nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị giảm trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.
Tuy nhiên, với loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung quy định chuyển tiếp liên quan tới người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước khi luật mới có hiệu lực (dự kiến từ 1/7/2025).
Cụ thể, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ trước ngày luật này có hiệu lực thi hành và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trở lên, thì được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ. Khi nghỉ hưu ở tuổi này, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu như với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, hiện nay khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người dân được Nhà nước hỗ trợ mức đóng. Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn.
Cụ thể, hỗ trợ bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
Người lao động có thể lựa chọn đóng định kỳ hằng tháng; 3 tháng một lần; 6 tháng một lần; 12 tháng một lần; nhiều năm một lần (không quá 5 năm/lần). Hoặc đóng 1 lần cho những năm còn thiếu (không quá 10 năm) để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Nhằm tăng tính hấp dẫn, thu hút người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, ngoài đề xuất thay đổi về điều kiện hưởng lương hưu như trên, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện. |
Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%
Tin khác

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh
