Nhiều bộ, ngành, địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công

Đến thời điểm hiện tại có 21 bộ, cơ quan trung ương và 31 địa phương chưa phân bổ, hoặc phân bổ chưa hết kế hoạch vốn đầu tư công đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Đáng chú ý, có một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ vốn cho dự án sau ngày 30/12/2023, sai so với quy định.

Đã phân bổ trên 685.038 tỷ đồng vốn đầu tư công

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2024 là 732.155,15 tỷ đồng (bao gồm kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, kế hoạch vốn cân đối địa phương giao tăng, kế hoạch các năm trước chuyển sang).

Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết vốn đầu tư công
Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa hết kế hoạch vốn đầu tư công. Ảnh minh họa: H.T

Tổng số vốn đã phân bổ là 685.038,5 tỷ đồng, đạt 103,20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (663.807 tỷ đồng). Bao gồm ngân sách trung ương (NSTW) 220.537 tỷ đồng, ngân sách địa phương (NSĐP) 464.501,3 tỷ đồng.

Nếu không tính số vốn 42.400 tỷ đồng được các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tổng số vốn đã phân bổ là 642.610,2 tỷ đồng, đạt 96,81% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao.

Trong quá trình phân bổ, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã ưu tiên bố trí 97.555 tỷ đồng cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc, liên vùng, đường ven biển, dự án trọng điểm khác (số vốn tối thiểu phải bố trí theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là 99.358 tỷ đồng). Số vốn còn lại chưa phân bổ do một số địa phương mới được Thủ tướng Chính phủ giao theo Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 30/3/2024, đang hoàn thiện thủ tục trình giao kế hoạch. Các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế và xã hội được phân bổ 6.112,674 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước, việc phân bổ vốn cho dự án phải hoàn thành trước ngày 31/12/2023. Tuy nhiên, hiện nay còn một số bộ, cơ quan trung ương đã phân bổ NSTW cho dự án sau ngày 30/12/2023 với số vốn là 4.066,95 tỷ đồng, trong đó vốn theo ngành, lĩnh vực 1.291,86 tỷ đồng, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) 2.775,09 tỷ đồng. Việc phân bổ này sai với quy định nên không được phê duyệt trên Tabmis (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) để làm cơ sở cho việc giải ngân vốn.

3,19% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao chưa được phân bổ

Cũng theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hiện có 21 bộ, cơ quan trung ương và 31 địa phương chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 21.168 tỷ đồng, chiếm 3,19% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Cụ thể, đối với nguồn vốn NSTW, có 21 bộ, cơ quan trung ương và 24 địa phương chưa phân bổ với số vốn là 10.920,9 tỷ đồng, chiếm 4,72% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (231.458 tỷ đồng). Trong đó, vốn theo ngành, lĩnh vực chưa phân bổ còn trên 9.480 tỷ đồng (bao gồm 7.706 tỷ đồng vốn trong nước và trên 1.774 tỷ đồng vốn nước ngoài).

Nêu nguyên nhân chi tiết của việc chưa phân bổ hết nguồn vốn này, báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, đối với nguồn vốn trong nước, còn nhiều bộ, địa phương dự kiến bố trí cho các dự án khởi công mới nhưng chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư. Một số bộ, ngành, địa phương dự kiến bố trí cho các dự án, nhiệm vụ đang trình Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian bố trí vốn để thực hiện và hoàn thành.

Một số bộ, ngành, địa phương dự kiến bố trí cho các dự án, nhiệm vụ đang tổng hợp để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn làm căn cứ bố trí trong kế hoạch năm 2024…

Đặc biệt là 2.437 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 mới được Thủ tướng Chính phủ giao cho 4 địa phương (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng, An Giang) để thực hiện 3 dự án quan trọng quốc gia vào cuối tháng 3 vừa qua. Hiện các địa phương này đang thực hiện thủ tục trình để giao kế hoạch cho các dự án.

Vốn nước ngoài chưa phân bổ chi tiết trên 1.774 tỷ đồng có nguyên nhân so nhiều dự án vướng mắc trong công tác đấu thầu, hoặc đang đàm phán, hoặc gặp vướng trong ký kết hiệp định sử dụng vốn…

Ngoài ra, còn trên 1.440,5 tỷ đồng vốn CTMTQG chưa phân bổ hết do nhiều dự án khởi công mới đang thực hiện lập, phê duyệt dự án nên chưa đủ điều kiện để phân bổ vốn.

Đối với nguồn vốn NSĐP còn trên 10.247 tỷ đồng chưa được phân bổ là do còn nhiều địa phương để lại phân bổ sau.

Để đẩy nhanh tiến độ phân bổ vốn tạo tiền đề cho công tác giải ngân, Bộ Tài chính đã có văn bản số 4240/BTC-ĐT ngày 23/4/2024 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2023 sang năm 2024 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến của Bộ Tài chính, khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ, làm căn cứ để giải ngân số vốn được phép kéo dài.

Ngoài ra, để tránh vướng mắc khi thực hiện phân bổ 100% kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 5/4/2024 và thống nhất hướng xử lý đối với số vốn triển khai phân bổ kế hoạch đầu tư công nguồn NSTW năm 2024 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong thời điểm từ 31/12/2023 đến hết tháng 5/2024 và sau tháng 5/2024 (nếu có), Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể theo thẩm quyền hoặc tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền hướng dẫn về nội dung trên.

Liên quan đến các dự án trọng điểm quốc gia, Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh: An Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu khẩn trương phân bổ kế hoạch vốn năm 2024 từ nguồn tăng thu NSTW năm 2021 và tập trung chỉ đạo thực hiện giải ngân theo đúng kế hoạch được giao./.

Tin cùng chuyên mục

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vẫn còn cách mục tiêu đặt ra một "chặng" khá xa.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.
Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Để việc kiểm kê tài sản công trong toàn ngành được thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh tài sản công diễn ra ngày 12/11 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 77/2024/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn kê khai, báo cáo về loại tài sản này. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.

Tin khác

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Cả nước tiết kiệm khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024

Cả nước tiết kiệm khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024

Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo... Trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội việc cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.
Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Xem thêm
Phiên bản di động