Nhiều bộ, ngành, địa phương phân bổ chưa hết kế hoạch vốn đầu tư công

Phân bổ vốn đầu tư công nhanh, kịp thời là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao hiệu quả của nguồn vốn trong xã hội. Theo đó, ngay khi nhận được kế hoạch vốn được giao, các bộ, ngành, địa phương đã nhanh chóng phân bổ chi tiết vốn cho các nhiệm vụ, dự án. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, hiện việc phân bổ vốn tại một số địa phương vẫn chậm.
Nhiều địa phương vẫn chậm phân bổ vốn đầu tư công
Nguồn: Bộ Tài chính.

Quyết định số 1603/ QĐ-TTg ngày 11/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 có nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư cho các địa phương theo tổng số từng nguồn vốn và giao các địa phương phân bổ chi tiết danh mục, mức vốn của từng dự án.

Theo quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các địa phương trên 546.659 tỷ đồng vốn đầu tư công (ĐTC) thuộc kế hoạch năm 2024. Trong đó, vốn ngân sách địa phương trên 432.348 tỷ đồng, vốn ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương đầu tư theo ngành lĩnh vực và chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) trên 114.310 tỷ đồng.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính đã có Công văn số 405/BTC-ĐT đôn đốc các bộ, ngành, địa phương phân bổ, nhập dự toán Tabmis và giải ngân kế hoạch vốn ĐTC nguồn NSNN năm 2024.

Tại công văn, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết vốn cho từng nhiệm vụ, dự án đã đủ điều kiện giao vốn theo quy định của pháp luật về ĐTC và các quy định của Chính phủ hiện hành, gửi Bộ Tài chính làm cơ sở để thực hiện kiểm tra việc phân bổ và thanh toán kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024.

Theo nhận xét của Bộ Tài chính về công tác phân bổ vốn của 63 địa phương cho thấy, hầu hết các địa phương đã thực hiện phân bổ kế hoạch vốn ĐTC năm 2024 cơ bản đảm bảo theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định số 99/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn ĐTC, Quyết định số 1603/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 38 địa phương chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao với tổng số vốn chưa phân bổ trên 19.692 tỷ đồng, chiếm 3,6% kế hoạch (vốn trong nước 18.773,5 tỷ đồng, chiếm 3,5% kế hoạch; vốn nước ngoài 919 tỷ đồng, chiếm 8,94% kế hoạch).

Vẫn còn tình trạng dàn trải

Mặc dù việc phân bổ vốn đã được các địa phương tích cực thực hiện ngay khi nhận được kế hoạch vốn giao, nhưng theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hiện việc phân bổ vốn tại nhiều địa phương chưa tuân thủ nguyên tắc về phân, giao kế hoạch vốn đầu tư.

Cụ thể, một số địa phương chưa bố trí đủ vốn cho các dự án hoàn thành nhưng vẫn bố trí cho các dự án khởi công mới. Các dự án đã được bố trí kế hoạch 2021, 2022, 2023 còn kế hoạch trung hạn, nhưng một số địa phương không bố trí kế hoạch 2024 (105 dự án). Một số dự án ODA chưa bố trí kế hoạch theo đúng tỷ lệ vay lại, bố trí khi chưa ký hợp đồng vay lại với Bộ Tài chính, chưa phân bổ kế hoạch vay lại được giao, dự án được phân bổ chưa phù hợp với cơ chế tài chính (34 dự án). Tỷ lệ bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương đối với các dự án có hỗ trợ từ ngân sách trung ương (dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án liên vùng) của nhiều địa phương không đáp ứng tiến độ (nhiều địa phương chưa bố trí hoặc bố trí với tỷ lệ không đáp ứng tiến độ).

Cá biệt có một số địa phương bố trí vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn, vượt phần vốn ngân sách trung ương hỗ trợ và vượt tổng mức đầu tư; chương trình mục tiêu quốc gia.

Ông Dương Bá Đức - Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính cho biết, việc phân bổ vốn nhanh, kịp thời cho các nhiệm vụ, dự án có ảnh hưởng rất lớn đến việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ĐTC. Do đó, để phân bổ hết nguồn vốn, tạo tiền đề cho công tác giải ngân, Bộ Tài chính đã có công văn gửi từng địa phương yêu cầu căn cứ vốn kế hoạch năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao, khẩn trương hoàn thiện điều chỉnh các tồn tại trong phân bổ vốn để đảm bảo việc phân bổ kế hoạch vốn tuân thủ theo đúng quy định.

Bộ Tài chính cũng đề nghị các địa phương rà soát dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, dự án chuyển tiếp còn thiếu vốn đủ điều kiện phân bổ kế hoạch vốn năm 2024 để phân bổ vốn cho các dự án, sau đó mới xem xét bố trí kế hoạch vốn cho dự án khởi công mới theo đúng nguyên tắc ưu tiên bố trí đã được quy định tại Luật Đầu tư công và các nghị quyết, quyết định của Quốc hội và của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với số vốn đến ngày 31/12/2023 chưa phân bổ báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về nguyên nhân, lý do chưa phân bổ để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý theo quy định tại Quyết định số 1603/QĐ-TTg. Đối với các dự án thuộc nguồn vốn CTMTQG, ông Đức cho biết, Bộ Tài chính đã đề nghị các địa phương rà soát danh mục dự án đảm bảo theo đúng mục tiêu, đối tượng, địa bàn và nội dung hỗ trợ theo đúng các quy định hiện hành. Thực hiện theo đúng quy định về tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện các CTMTQG trong giai đoạn 2021 - 2025, các khoản nợ xây dựng cơ bản phát sinh trong giai đoạn 2016 - 2020 và các giai đoạn trước. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề nghị địa phương cân đối, bố trí từ nguồn ngân sách địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật; không bố trí ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án chuyển tiếp, hoàn thành giai đoạn 2016 - 2020 và các giai đoạn trước.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả vốn ĐTC, Bộ Tài chính cũng yêu cầu các địa phương rà soát, bố trí đủ vốn cho các dự án đã được phê duyệt quyết toán, dự án hoàn thành, chuyển tiếp còn thiếu vốn mới xem xét bố trí kế hoạch vốn cho dự án khởi công mới (thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm B không quá 4 năm, dự án nhóm C không quá 3 năm) và phải đảm bảo theo nghị quyết của hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố./.

Hạnh Thảo

Tin cùng chuyên mục

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, việc sửa đổi Luật về đấu giá tài sản là một bước hoàn thiện về thể chế nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá phát triển ổn định, bền vững, phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá.
Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương một số quy định liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật Đất đai năm 2024 nhằm giúp các quy định này được thực hiện thông suốt, hiệu quả ngay từ khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.
Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 49/2024/TT-BTC quy định về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Trong 6 tháng đầu năm, công tác quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) của cả nước đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực của loại tài sản này, giúp nâng cao hiệu quả của việc khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.

Tin khác

6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

Để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các sở tài chính địa phương đều khẳng định, trong 6 tháng cuối năm quyết tâm triển khai các biện pháp điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động, bám sát dự toán.
Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, trong 6 tháng đầu năm, tổng số thu ngân sách do cơ quan Thuế quản lý đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ.
Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đang có dấu hiệu chậm lại, trong khi mục tiêu Chính phủ đặt ra là phải giải ngân được trên 95% kế hoạch vốn năm 2024. Đây là thách thức lớn cho những tháng còn lại của năm. Sốt ruột trước tiến độ giải ngân “rùa bò” hiện nay, Thủ tướng Chính phủ vừa “nhắc nhở” các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2024, nguồn thu ngân sách do ngành Thuế quản lý ước đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% so với dự toán pháp lệnh, vượt 15,3% so với cùng kỳ.
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024 ở mức cao nhất, trong 6 tháng cuối năm, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai nhiều nhóm giải pháp thu thường xuyên, trong đó đặc biệt chú ý đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp và khai thác tốt các nguồn thu còn dư địa, cụ thể như nguồn thu từ đất.
36 khoản phí, lệ phí tiếp tục được giảm từ 10 - 50%

36 khoản phí, lệ phí tiếp tục được giảm từ 10 - 50%

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 43/TT-BTC ngày 28/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa được Quốc hội thông qua vào phiên bế mạc, Quốc hội đã quyết định tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đến hết năm 2024.
Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Bộ Tài chính, dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đã có nhiều sửa đổi về đối tượng chịu thuế.
Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 6503/BT-ĐT công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023.
Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Bộ Tài chính vừa có báo cáo kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động