Nhiều khả năng Việt Nam trở lại vị trí là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN

Kinh tế Việt Nam khép lại quý II/2024 bằng một bất ngờ lớn khi tăng trưởng GDP đạt 6,9%, vượt ngưỡng kịch bản cao cũng như kỳ vọng của thị trường. Nếu đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm nay, nhiều khả năng sẽ đưa Việt Nam trở lại vị trí là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN, một vị trí Việt Nam đã tạm nhường cho các quốc gia khác trong khu vực trong hai năm vừa qua.

Có khả năng đạt mức tăng trưởng khoảng 7%

Theo báo cáo mới đây của Bộ phận nghiên cứu Toàn cầu HSBC, sự phục hồi của kinh tế Việt Nam không chỉ gói gọn trong các chỉ số chính mà đã bắt đầu lan rộng. Về thương mại, sự phục hồi của công nghệ tiếp tục mang lại nguồn lực cần thiết trong khi các ngành khác cũng vượt đáy để lấy lại tăng trưởng đầy thuyết phục. Trong khi đó, các dịch vụ liên quan đến du lịch tiếp tục tỏa sáng sau khi Việt Nam đón hơn 8,8 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2024.

Đánh giá chung, báo cáo này cho rằng Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng để chứng kiến triển vọng tăng trưởng sáng sủa hơn trong năm 2024. Với kết quả quý II tốt hơn kỳ vọng, HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay từ mức 6% lên 6,5%. Điều đó nhiều khả năng sẽ đưa Việt Nam trở lại vị trí là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN, một vị trí Việt Nam đã tạm nhường cho các quốc gia khác trong khu vực trong hai năm vừa qua.

Việt Nam có thể tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhất là việc tập trung vào các thị trường lớn. Ảnh tư liệu

Trước đó, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) cũng đã đưa ra báo cáo cập nhật kịch bản tăng trưởng cho cả năm 2024. Theo đó, với giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp với đánh giá của các tổ chức quốc tế và Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như đề ra trong nửa đầu năm 2024, tăng trưởng GDP dự báo đạt 6,55% trong năm 2024.

Ở kịch bản cao hơn, giả thiết là Việt Nam thực hiện hiệu quả các giải pháp cải cách và điều hành kinh tế ở Việt Nam, qua đó giúp đạt kết quả tối đa về giải ngân/hấp thụ đầu tư công và tín dụng (kể cả chất lượng tín dụng), tăng năng suất lao động, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Khi đó, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,95% trong năm 2024.

Như vậy, Việt Nam có khả năng đạt mức tăng trưởng khoảng 7% cho cả năm 2024, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, đi kèm với đó phải là sự nỗ lực rất lớn để triển khai hiệu quả tối đa các giải pháp đã đề ra.

Lựa chọn kịch bản cao để quyết tâm, nỗ lực hơn nữa

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, mặc dù tình hình còn nhiều thách thức, song Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã kiến nghị Chính phủ lựa chọn kịch bản cao là tăng trưởng cả năm 6,5 - 7%, phấn đấu đạt mức cao 7%.

Kịch bản này được kiến nghị dựa trên nhiều yếu tố. Chẳng hạn, xu hướng tăng trưởng tích cực từ các khu vực kinh tế; đầu tư tư nhân và doanh nghiệp nhà nước phục hồi nhanh hơn, đầu tư nước ngoài duy trì được đà tăng trưởng tích cực; khả năng duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhất là việc tập trung vào các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản...

Bên cạnh đó, du lịch và tiêu dùng có thể tăng trưởng nhanh hơn, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế. Trong 6 tháng cuối năm, nhiều chính sách, quy định pháp luật mới chuẩn bị ban hành và có hiệu lực cũng được kỳ vọng sẽ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. “Đặc biệt, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các địa phương đầu tàu kinh tế như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương... cũng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng tốc” - Thứ trưởng Trần Quốc Phương kỳ vọng.

Mặc dù xu hướng đang tích cực, cơ hội là rất lớn, song Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng chỉ ra khó khăn, thách thức phía trước vẫn còn rất lớn. Những khó khăn, thách thức chung của thế giới, khu vực tiếp tục tác động không nhỏ đến kinh tế - xã hội Việt Nam.

Các động lực tăng trưởng còn nhiều khó khăn, thách thức, cả sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch, xuất nhập khẩu, tiêu dùng nội địa… đều như vậy. Tuy nhiên, tất cả các lĩnh vực này đều có nhiều dư địa để tăng trưởng. Nếu được tập trung cải thiện, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thì đây sẽ là sự đột phá để đưa tăng trưởng đạt mức cao.

“Tôi cho rằng, dù còn nhiều khó khăn, nhưng nếu chúng ta quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra, bao gồm giải ngân đầu tư công, thúc đẩy các động lực tăng trưởng xuất khẩu, tiêu dùng, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực vượt khó, đồng thời tranh thủ từng thời cơ, thuận lợi…, chúng ta sẽ đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng đề ra, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7%” - Thứ trưởng Trần Quốc Phương chia sẻ.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định vĩ mô

Tại Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024, Chính phủ đã yêu cầu nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm ở mức cận trên từ 6,5 - 7%, lạm phát dưới 4,5% và thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024, tạo nền tảng thuận lợi và giữ đà, giữ nhịp phát triển cho năm 2025.

Trong đó, chú trọng thực hiện hiệu quả các nội dung trọng tâm: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; Quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công...

Bích Thủy - Tuệ An

Tin cùng chuyên mục

Ngành thuế tiếp tục nâng cấp ứng dụng eTax, iCaNhan và eTax Mobile

Ngành thuế tiếp tục nâng cấp ứng dụng eTax, iCaNhan và eTax Mobile

Theo Tổng cục Thuế, phiên bản eTax 2.9.3 dành cho doanh nghiệp được nâng cấp với tính năng đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử tổ chức do Bộ Công an cấp. Việc tích hợp này giúp nâng cao tính bảo mật và thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Để có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên hệ thống Thuế điện tử, tổ chức cần thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử theo quy định của Bộ Công an.
Lạm phát năm 2025 diễn ra theo kịch bản nào?

Lạm phát năm 2025 diễn ra theo kịch bản nào?

Chiều ngày 6/2, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành năm 2024 và định hướng năm 2025. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ đã cập nhật 3 kịch bản lạm phát bình quân năm 2025.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025.
Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2025/NĐ-CP ngày 14/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc năm 2024 đạt 205,2 tỷ USD, đánh dấu mức kỷ lục về thương mại 2 chiều. Với kết quả này, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại đầu tiên mà nước ta thiết lập quy mô trên 200 tỷ USD. Thương mại Việt Nam - Trung Quốc còn nhiều dư địa nâng cao giá trị kim ngạch trong năm 2025.

Tin khác

Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thời điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Theo đó, hàng hóa xuất, nhập khẩu giao thương qua các cửa khẩu cũng tấp nập hơn. Điều này đòi hỏi lực lượng chức năng cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn các sản phẩm khi đưa vào nội địa.
Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong 10 năm liên tiếp. Với các yếu tố như tốc độ tăng cung tiền, lãi suất, tỷ giá tương đối cân bằng, giá dầu ổn định, lạm phát trung bình trong năm 2025 được dự báo sẽ xoay quanh mức 3,0% (+/-0,5%).
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Ngày 7/1/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân (Thông tư số 92). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2025.
Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1689/QĐ-TTg về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương.
TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, năm 2025, Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất, giao tổng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 trên địa bàn thành phố là 520.089 tỷ đồng, tăng 37.238 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 7,71% so với năm 2024.
Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 31/12 tại Bộ Tài chính, nhiều địa phương cho biết mức thu ngân sách năm nay đạt kỷ lục, trong đó TP. Hà Nội và TP.HCM lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng.
Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2024, nhưng theo quy định, thời gian kết thúc việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là ngày 31/1/2025. Trong chặng nước rút này, đã có nhiều địa phương bứt phá vươn lên, góp thêm vào bức tranh giải ngân năm 2024 nhiều gam màu sáng.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng yêu cầu Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Xem thêm
Phiên bản di động