Nới tín dụng, giảm lãi suất tác động như thế nào tới doanh nghiệp, người dân?

Theo Ngân hàng Nhà nước, vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh tăng lãi suất. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước chịu nhiều áp lực điều chỉnh room tín dụng lên 15-16%, nhưng thực tế cho thấy việc Ngân hàng Nhà nước kiên định điều hành chính sách là đúng và trúng, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Nới tín dụng, giảm lãi suất tác động như thế nào tới doanh nghiệp, người dân?
Việt Nam có độ mở cửa kinh tế rất lớn, nhu cầu vốn tín dụng phụ thuộc vào ngân hàng nhiều nên vấn đề tín dụng, lãi suất thường diễn biến phức tạp… Ảnh: TL

Vừa kiên định mục tiêu tín dụng, kiểm soát tác động của lạm phát

Tại Hội nghị công tác tín dụng và truyền thông vừa diễn ra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng thông tin thêm về tăng trưởng tín dụng - một trong những vấn đề được thị trường quan tâm nhất hiện nay.

Định hướng của Ngân hàng Nhà nước đặt ra từ đầu năm nay là tín dụng tăng 14%, có điều chỉnh theo diễn biến thực tế. Đến 28/9/2022, tăng trưởng tín dụng đã đạt 10,96%, nhu cầu tín dụng sẽ còn tăng cao những tháng cuối năm.

"Vừa kiên định mục tiêu tín dụng, kiểm soát tác động của lạm phát, vừa kiểm soát kỳ vọng vừa thực hiện nhiệm vụ ổn định tỷ giá, nên tất cả công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo sự nhất quán.

Vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh tăng lãi suất. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước chịu nhiều áp lực điều chỉnh room tín dụng lên 15-16%, nhưng thực tế cho thấy, việc Ngân hàng Nhà nước kiên định điều hành chính sách là đúng và trúng, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định.

Theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, điều hành tín dụng là công cụ rất quan trọng để vừa tập trung kiểm soát lạm phát cả năm nay và năm sau. Có thể khẳng định, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành tốt chính sách tín dụng cho nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh và đặc biệt 'giữ chân' dòng vốn đầu tư nước ngoài. Qua đó cho thấy, chính phủ, các bộ, ngành, ngân hàng trung ương đã có các giải pháp, cách thức điều hành tin tưởng.

Bất kể trong hoàn cảnh nào, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước luôn đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống lên hàng đầu. Vì nếu như lạm phát không được kiểm soát, nới tín dụng, giảm lãi suất thì chỉ 1 số doanh nghiệp tiếp cận được vốn, còn lạm phát lại tác động đến người dân, nhất là những người dân còn khó khăn, Chính phủ sẽ phải tăng nguồn lực hỗ trợ, gây áp lực đến ngân sách…

Hiện nay, tỷ lệ cho vay/huy động của một số ngân hàng đã chạm trần cho phép, do tín dụng tăng mạnh từ đầu năm song huy động vốn tăng chậm. Nếu room tín dụng được nới, các ngân hàng sẽ phải chạy đua tăng lãi suất huy động để có nguồn cho vay.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đề nghị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng tăng cường kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, tổ chức các hội nghị để giải thích rõ với doanh nghiệp, nếu không ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, doanh nghiệp sẽ là những người gặp khó khăn khi thị trường biến động.

Thống đốc cũng yêu cầu, các ngân hàng phải giải thích rõ với doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn hoặc có trường hợp cho vay sẽ khiến ngân hàng chạm ngưỡng tỷ lệ an toàn, không nên “đổ" hết cho room tín dụng…

Trong báo cáo gửi Ủy ban kinh tế Quốc hội mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng lý giải một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay.

Một là, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 kéo dài khiến kết quả kinh doanh sụt giảm, số lượng doanh nghiệp bị dừng hoạt động lớn, tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cho hệ thống. Hai là, phương án kinh doanh mới để khôi phục sản xuất - kinh doanh phụ thuộc nhiều yếu tố của thị trường, chính sách phát triển thị trường của các ngành, nhưng chưa bền vững.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khó khăn về tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng càng khó khăn hơn do các nguyên nhân nội tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa (tài sản đảm bảo có giá trị thấp, tính minh bạch của hoạt động kinh doanh hạn chế, trình độ quản lý kém,…); các cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn thông qua bảo lãnh của Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thời gian qua chưa đạt được như kỳ vọng.

Ngân hàng Nhà nước phải điều hành chính sách tiền tệ để góp phần kiểm soát lạm phát

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, bối cảnh hiện nay vô cùng khó khăn, phức tạp khi kinh tế thế giới có nhiều diễn biến khó lường, chưa từng có tiền lệ; chính phủ và ngân hàng trung ương các nước thực hiện nhiều gói hỗ trợ kinh tế; sau khi kiểm soát cơ bản dịch Covid, các nước chuyển sang trạng thái phải đối mặt với nguy cơ lạm phát.

Thực tế, xu hướng lạm phát đang diễn ra trên toàn cầu, nhất là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh, Đức… đều có mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang “vật lộn” với khó khăn này.

Đơn cử, Fed đã điều chỉnh mạnh lãi suất và liên tiếp như gần đây tăng lãi suất thêm 0,75%. Đáng lưu ý, Fed tuyên bố đến năm 2023 có thể nâng lãi suất lên tới 4,6%, trước khi lạm phát được kiểm soát. Ngân hàng trung ương các nước phản ứng rất mạnh đối với biến động lạm phát và cũng phải tăng lãi suất rất mạnh, khoảng trên dưới 200 lượt tăng lãi suất với mức cao.

Trong khi đó, theo Thống đốc, Việt Nam có độ mở cửa kinh tế rất lớn, nhu cầu vốn tín dụng phụ thuộc vào ngân hàng nhiều nên vấn đề tín dụng, lãi suất thường diễn biến phức tạp… Do đó, công tác điều hành vĩ mô, trong đó có công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, vô cùng khó khăn, phức tạp… Những biến động trên đã tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, người dân và cũng ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

"Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước phải điều hành chính sách tiền tệ để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phải đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng, ổn định thị trường ngoại hối, là nhiệm vụ vô cùng quan trọng", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định.

Báo cáo với Ủy ban Kinh tế, Ngân hàng Nhà nước tỏ rõ quan ngại với lạm phát, cho lạm phát so với cùng kỳ tại thời điểm cuối năm 2022 dự kiến vượt 4% gây thách thức đối với nhiệm vụ kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm 2023.

Áp lực lên vốn tín dụng ngân hàng tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế cần vốn để phục hồi nhưng các nguồn vốn khác diễn biến không thuận lợi.

Cụ thể, thị trường vốn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán) đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung cấp vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế; so với cùng kỳ năm 2021, đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối có xu hướng giảm.

Tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2020, tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống tài chính. Các tổ chức quốc tế (IMF, WB), tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đều cảnh báo về tỷ lệ này của Việt Nam. /.

Thùy Liên

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025, TP. Hà Nội có thay đổi đột biến về nhu cầu vốn khi triển khai nhiều dự án lớn theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Vì vậy, việc thực hiện điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 và Kế hoạch đầu tư công năm 2025 là cần thiết để thúc đẩy tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công.
Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 5297/BTC-QLCS về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị định số 108/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Kon Tum triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó, kiên quyết xử lý chủ đầu tư, ban quản lý, các tổ chức, cá nhân cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân.
Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Trong quý I/2025, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện giải ngân 1.209 tỷ đồng, đạt 10,2% tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã giao cho năm 2025, cao hơn so với mức giải ngân của cùng kỳ năm 2024 (7,7%) và vượt mức trung bình của cả nước (9,5%).
Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Thông tin tổng kiểm kê tài sản công được ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết tại Hội nghị hướng dẫn rà soát, chuẩn hóa dữ liệu trong Phần mềm tổng kiểm kê tài sản công, được tổ chức ngày 3/4.

Tin khác

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 04 về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 2025 là 8% trở lên.
Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 11/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 144/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị thủ trưởng của 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1690 năm 2025, thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo UBND Thành phố kết quả.
Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Theo Bộ Tài chính, tính đến 22h00 ngày 13/3, đã có rất nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” trong kiểm kê tài sản công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang chậm tiến độ.
EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Bộ Tài chính vừa ký Tuyên bố về Thỏa thuận đa phương giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (CbC MCAA) nhằm trao đổi Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC) với các quốc gia đối tác, thành viên Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cụ thể là trụ sở làm việc; xe ô tô; máy móc thiết bị. Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.
Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Sau khi thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị, tổng kiểm kê tài sản công tại các bộ, ngành thực hiện sáp nhập và không sáp nhập, các hội, Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) tiếp tục tổ chức hội nghị kiểm tra công tác này tại 16 địa phương.
Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 14/2 vừa qua đã có một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công và đạt tiến độ nhanh.
Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1011/VPCP-CN gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là văn phòng đại diện, nhà khách của các bộ, cơ quan trung ương trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động