Quy định nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa
![]() |
1. Quy tắc xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 3/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về xuất xứ hàng hóa, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 44/2023/TT0BTC ngày 29/12/2023 và các Thông tư quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia.
2. Về ghi xuất xứ hàng hóa:
Căn cứ Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định:
“3. Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của nước nhập khẩu.
a) Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này”.
Căn cứ Điều 15 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP quy định:
“1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia;
2. Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”, “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa”;
3. Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa;
4. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt”.
Theo đó, trường hợp không xác định được xuất xứ hàng hóa theo quy định thì ghi xuất xứ hàng hóa trên nhãn theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP.
Tổng cục Hải quan trả lời để Hiệp hội thông báo đến các DN liên quan biết và thực hiện./.
Tin cùng chuyên mục

Hàng hóa hư hỏng, sinh lý hóa tự nhiên có được tính chi phí được trừ để quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp?

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

Chi bổ sung chế độ cho người lao động có bị tính thuế thu nhập cá nhân?

Chi trả lương cho nhân viên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp có phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người lao động cùng công ty, khác chi nhánh
Tin khác

Quyết toán thuế ra sao khi đã khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân?

Người nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh ở đâu thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý đó

Quà tặng cuối năm có phải tính nộp thuế thu nhập cá nhân?

Giao dịch liên kết đối với đơn vị có chi nhánh hạch toán độc lập?

Cung cấp phần mềm cho doanh nghiệp chế xuất áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Hóa đơn đầu vào sử dụng mã số thuế của công ty hay mã số thuế của chi nhánh?

Bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Doanh nghiệp có được trừ số tiền thuê đất đã nộp vào kỳ nộp thuế sau?

Khoản trợ cấp thêm khi nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí có chịu thuế khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
