“Rộng cửa” cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Năm 2024, thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn dư địa phát triển và kênh huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp vẫn "rộng cửa".
Sôi động "chợ" TPDN

Ông Nguyễn Đức Chi-Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, niềm tin đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã trở lại nhờ sự hồi phục của nền kinh tế, và thị trường TPDN năm nay sẽ tiếp tục tăng trưởng bền vững, đi vào thực chất. Chất lượng của thị trường sẽ được nâng lên một bước cả đối với các tổ chức phát hành, các doanh nghiệp phát hành cũng như nhà đầu tư và nhà cung cấp dịch vụ.

Theo khảo sát, dù 2023 là một năm đầy khó khăn nhưng "chợ" giao dịch TPDN vẫn khá sôi động. Đặc biệt, các doanh nghiệp tập trung tái cơ cấu lại danh mục trái phiếu đã phát hành trước đó.

“Rộng cửa” cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp | DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH
Đưa sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ vào hoạt động tạo sân chơi công khai và minh bạch cho giới đầu tư. Ảnh: TL

Theo thống kê, tổng giá trị TPDN riêng lẻ được mua lại trước hạn trong quý IV/2023 đạt hơn 67.051 tỷ đồng, tăng 14,4%. Mặc dù giảm so với các quý trước, song giá trị TPDN riêng lẻ vẫn được mua lại trước hạn trong quý 4/2023 vẫn duy trì ở mức cao. Lũy kế cả năm 2023, tổng giá trị TPDN riêng lẻ được mua lại trước hạn đạt hơn 246.569 tỷ đồng, tăng 6,8% .

Ngân hàng là nhóm thực hiện mua lại TPDN riêng lẻ trước hạn nhiều nhất trong quý IV/2023. Tổng giá trị TPDN riêng lẻ được nhóm ngân hàng mua lại trong quý IV/2023 đạt gần 37.000 tỷ đổng, chiếm 54,7% tổng giá trị TPDN riêng lẻ được mua lại trước hạn trong kỳ.

Các ngân hàng đã mua lại nhiều nhất TPDN riêng lẻ trước hạn là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á mua lại 6.200 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Quốc tế đã mua lại 5.500 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã mua lại hơn 4.570 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã mua lại gần 3.000 tỷ đồng...

Bên cạnh đó, theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến hết năm 2023, đã có hơn 800 mã TPDN riêng lẻ thực hiện đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch (chiếm hơn 80% tổng số TPDN đang lưu hành), với giá trị giao dịch bình quân trong tháng 12/2023 đạt khoảng gần 500 tỷ đồng/phiên). Nếu so với thời điểm cuối quý III/23 với chỉ hơn 50 mã trái phiếu được niêm yết, và giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt khoảng 250 tỷ đồng/phiên, sàn giao dịch đã ghi nhận những kết quả khả quan dù mới đưa vào hoạt động.

Nhiều áp lực đeo bám thị trường

Theo ước tính của VNDirect, tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn năm 2024 là khoảng 207 nghìn tỷ đồng giảm 3%. Trong đó lớn nhất là nhóm bất động sản (BĐS) chiếm 59,3% tổng giá trị đáo hạn, theo sau là nhóm Tài chính – Ngân hàng chiếm 29,2% tổng giá trị đáo hạn. Nếu so với giá trị đáo hạn trong năm 2023, giá trị đáo hạn của nhóm BĐS tăng 23,7%, của nhóm Tài chính – Ngân hàng tăng 69%.

Trong đó, BĐS có khoảng 123 nghìn tỷ đồng trái phiếu tới hạn, tiếp theo là ngân hàng với gần 80.000 tỷ đồng, nhóm Xây dựng và Vật liệu 22.000 tỷ đồng; Du lịch Giải trí gần 20.000 tỷ đồng, còn lại là nhóm khác gồm dịch vụ tài chính. Năm 2025, lượng trái phiếu đáo hạn sẽ hạ nhiệt với khoảng 270 nghìn tỷ đồng nhưng con số này chỉ thấp so với năm 2024 và cao hơn đáng kể so với những năm trước đó. Đây chính là áp lực đè nặng lên các nhà phát hành TPDN.

“Rộng cửa” cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp | DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH
Áp lực đáo hạn TPDN đến năm 2024 (Đơn vị nghìn tỷ đồng-Nguồn HNX). Ảnh: TL

Trong bối cảnh thị trường BĐS vẫn còn trầm lắng, việc tháo gỡ pháp lý cho các dự án vẫn còn chậm so với kỳ vọng, khó khăn đối với hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp BĐS sẽ vẫn còn tiếp diễn. Do đó, áp lực đối với dòng tiền và vấn đề TPDN đáo hạn sẽ vẫn là thách thức lớn đối với nhóm doanh nghiệp BĐS trong năm 2024.

Bên cạnh đó, hoạt động phát hành TPDN có thể trầm lắng trở lại nếu không có chính sách hỗ trợ thay thế cho Nghị định 08/CP hết hiệu lực từ 31/12/2023. Đồng thời các điều khoản trong Nghị định 65/CP bao gồm quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, quy định xếp hạng tín nhiệm bắt buộc chính thức có hiệu lực thi hành. Trong khi đó, việc áp dụng các quy định này là cần thiết để hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng nhằm phát triển thị trường TPDN bền vững…

Vẫn còn dư địa tăng trưởng

Theo các chuyên gia, dù 01 năm đầy khó khăn sóng gió với thị trường TPDN nhưng niềm tin đã trở lại đối với nhà đầu tư, sau các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và Bộ Tài chính.

Vì vậy, dù còn những áp lực đeo bám, dự báo năm 2024 sẽ có 3 điểm giúp thị trường TPDN hồi phục. Đầu tiên là tỷ lệ trái phiếu chậm trả phát sinh mới giảm dần khi NHNN đã cắt giảm 4 lần lãi suất trong năm 2023 và giúp cho doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng hơn. Tiếp đến, các chính sách hỗ trợ kinh doanh của Chính phủ và kích cầu kinh tế sẽ phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, năm 2024, việc thực thi các quy định chặt chẽ hơn sẽ giúp thị trường TPDN đi vào kỷ luật hơn và đặc biệt các trái chủ sẽ phải công bố thông tin minh bạch hơn tới nhà đầu tư.

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, thị trường TPDN năm 2024 sẽ thay đổi sau giai đoạn thanh lọc. Để TPDN phát triển bền vững và đây là kênh tiếp tục huy động vốn cho doanh nghiệp, nền kinh tế cần tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, nhất là khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là các lô trái phiếu đến hạn thanh toán năm 2024. Điểm quan trọng, đó là đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường TPDN, tìm kiếm các nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia vào thị trường một cách chuyên nghiệp

Ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia Tài chính Ngân hàng cho rằng, hiện quy mô dư nợ trái phiếu so với GDP chỉ 13%. Trong khi đó ở Thái Lan là khoảng 27%, Philippines là 22%, Trung Quốc khoảng 25%. Rõ ràng Việt Nam còn nhiều dư địa tăng quy mô của thị trường này. Hiện Bộ Tài chính có yêu cầu phát triển thị trường trái phiếu nói chung, bao gồm cả trái phiếu Chính phủ và TPDN sẽ phải tương đương 47% GDP đến 2025. Tuy nhiên, chất lượng TPDN phải được quản trị chặt chẽ, đảm bảo tính công khai, minh bạch và tính chuyên nghiệp … Do vậy, năm 2024, "cửa" vẫn mở với thị trường TPDN./.

Thùy Dương

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.

Tin khác

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Chính phủ đã có những phương án đầu tiên về Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 - năm cuối cùng của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc quý III/2024, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Long An, Hòa Bình, Tiền Giang) về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, cao hơn gần 40% mức trung bình 4 năm trước đó.
Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án 2, giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 bởi phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Tại dự thảo Nghị định quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án. Trong đó, phương án 1 giảm 15% và phương án 2 giảm 30%.
Xem thêm
Phiên bản di động