Siết chặt kiểm soát việc góp vốn khống, góp ảo trong đăng ký kinh doanh
![]() |
LS. Lê Văn Tiến - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội |
Trả lời: Theo Điều 4.34 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Đảm bảo quyền tự do kinh doanh, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định bắt buộc công ty phải đăng ký bao nhiêu vốn vốn điều lệ mà trao quyền cho cổ đông quyết định mức vốn điều lệ, tự quyết định việc kinh doanh của mình, ngoại trừ một số ngành nghề đặc thù bắt buộc phải có vốn tối thiểu, chẳng hạn: môi giới chứng khoán (25 tỷ đồng), công ty cho thuê tài chính (150 tỷ đồng), ngân hàng thương mại (3.000 tỷ đồng),…
Hiện Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp tự kê khai vốn điều lệ khi thành lập, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không xem xét, thẩm tra việc góp vốn vào thời điểm đăng ký. Lạm dụng cơ chế “tiền đăng hậu kiểm”, nhiều doanh nghiệp cố tình kê khai, đăng ký vốn ảo.
Việc cố tình kê khai, đăng ký vốn “ảo” tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chính bản thân doanh nghiệp. Theo Điều 16.5 Luật Doanh nghiệp 2020, việc kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP. Dù vốn góp ảo, nhưng trường hợp phát sinh nghĩa vụ, các cổ đông hay thành viên góp vốn vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã đăng ký cũng như tiềm ẩn rủi ro phát sinh tranh chấp liên quan đến phân chia lợi nhuận, trách nhiệm giữa các cổ đông/thành viên góp vốn.
Ngoài ra, trường hợp doanh nghiệp không góp góp đủ vốn điều lệ đăng ký, phần chi phí lãi vay sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo khoản 2.17 và khoản 2.18 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC.
Việc góp vốn khống, vốn ảo, tạo nên hình ảnh không có thật về doanh nghiệp và làm các bên trong giao dịch hiểu “sai lệch” tiềm lực của đối tác khi giao kết.
Để kiểm soát rủi ro trong các giao dịch, nhất là các giao dịch mua bán, sáp nhập, việc thẩm định vốn điều lệ là điều cần thiết. Trên thực tế, để chứng minh việc góp vốn của doanh nghiệp có thể được kiểm chứng thông qua nhiều cách khác nhau: biên bản góp vốn; phiếu thu của công ty hoặc sao kê tài khoản ngân hàng thể hiện đã thanh toán tiền góp vốn bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản; sổ cổ đông/thành viên góp vốn công ty; giấy chứng nhận cổ phần/vốn góp; báo cáo tài chính của công ty; các chứng từ khác (nếu có).
Trong các hợp đồng, thỏa thuận được giao kết, các bên cần quy định rõ các điều khoản yêu cầu đối tác cam kết đã hoàn thành việc góp đủ vốn điều lệ như là điều kiện tiên quyết làm phát sinh hiệu lực; đồng thời bổ sung các chế tài phạt vi phạm hợp đồng nếu đối tác vi phạm.
Nêu quan điểm về vấn đề này, Luật sư Tạ Anh Tuấn - Trưởng Văn phòng luật sư Bách Gia Luật và Liên danh, cho biết, theo quy định của pháp luật, đối với công ty chưa đại chúng, Luật Doanh nghiệp quy định quá trình tăng vốn, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh lên Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Đối với doanh nghiệp tăng vốn sau khi đã đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán, Luật Chứng khoán quy định, doanh nghiệp đại chúng chào bán cổ phần tăng vốn phải nộp hồ sơ với phương án sử dụng vốn rõ ràng và chỉ được thực hiện khi Ủy ban Chứng khoán phê duyệt…
Tuy nhiên, với mục đích không trong sáng nhằm “tô hồng” hồ sơ để tham gia đấu thầu, vay vốn ngân hàng… thậm chí là cả mục đích lừa đảo, nên không ít doanh nghiệp đã sử dụng thủ đoạn tinh vi nhằm nâng khống vốn điều lệ công ty gây ra không ít hệ lụy đối với kinh tế vĩ mô, khi nó làm sai lệch các con số thống kê về tình hình kinh tế của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Nguy hiểm hơn, hành vi nâng khống vốn điều lệ của một số doanh nghiệp còn gây ra không ít hệ lụy cho xã hội khi các đối tượng sử dụng hồ sơ doanh nghiệp có vốn ảo nhằm mục đích thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để thu lợi bất chính như lừa đảo; thao túng các hoạt động đấu thầu, đấu giá; thao túng thị trường chứng khoán… gây thiệt hại cho tài sản cho Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư…/.
Tin cùng chuyên mục

Nộp hồ sơ quyết toán thuế ở cơ quan nào khi đã nghỉ việc để được hoàn thuế?

Hàng hóa hư hỏng, sinh lý hóa tự nhiên có được tính chi phí được trừ để quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp?

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

Chi bổ sung chế độ cho người lao động có bị tính thuế thu nhập cá nhân?

Chi trả lương cho nhân viên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp có phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
Tin khác

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người lao động cùng công ty, khác chi nhánh

Quyết toán thuế ra sao khi đã khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân?

Người nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh ở đâu thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý đó

Quà tặng cuối năm có phải tính nộp thuế thu nhập cá nhân?

Giao dịch liên kết đối với đơn vị có chi nhánh hạch toán độc lập?

Cung cấp phần mềm cho doanh nghiệp chế xuất áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Hóa đơn đầu vào sử dụng mã số thuế của công ty hay mã số thuế của chi nhánh?

Bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng ra sao?

Doanh nghiệp có được trừ số tiền thuê đất đã nộp vào kỳ nộp thuế sau?
