Sơn La: Quản lý, sử dụng tài sản công đã đi vào nề nếp

Những năm qua, công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại tỉnh Sơn La đã được các cấp, các ngành hết sức coi trọng, theo đó, công tác này đã đi vào nền nếp. Hiện Sơn La đang tiếp tục đẩy mạnh phổ biến tuyên truyền, quán triệt có hiệu quả Luật Quản lý sử dụng tài sản công và các văn bản quy định đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

Báo cáo từ Sở Tài chính Sơn La cho thấy, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức đơn vị trong việc quản lý và sử dụng tài sản công từng bước được nâng lên. Theo đó, hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản được chú trọng, góp phần phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Sơn La: Quản lý, sử dụng tài sản công đã đi vào nề nếp
Quản lý và sử dụng tài sản công tại tỉnh Sơn La đã đi vào nề nếp. Ảnh TL minh họa

Tuy nhiên, cũng theo báo cáo từ Sở Tài chính Sơn La, việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng trụ sở làm việc, xe ô tô công, có lúc, có nơi còn chưa nghiêm. Công tác rà soát, sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất còn lúng túng, chậm triển khai; chất lượng phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công chưa chặt chẽ, tính khả thi chưa cao, còn tình trạng cho thuê, cho mượn... chưa đúng quy định; việc khai thác, sử dụng tài sản công ở một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế.

Để quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả tài sản công, phòng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, Sở Tài chính tỉnh Sơn La đang yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh phổ biến tuyên truyền, quán triệt có hiệu quả Luật Quản lý sử dụng tài sản công và các văn bản quy định đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Chủ động phối hợp với cơ quan chức năng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý sử dụng tài sản công để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi bổ sung thay thế bãi bỏ hoặc ban hành mới bảo đảm phù hợp.

Thực hiện nghiêm quy định về thẩm quyền trình tự thủ tục quyết định tiêu chuẩn định mức khi giao đầu tư mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công; xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh cho thuê, liên doanh, liên kết; sử dụng tài sản công để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Các cơ quan chức năng phối hợp rà soát trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy định về thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng (diện tích công trình sự nghiệp thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô, máy móc thiết bị chuyên dùng) thuộc phạm vi quản lý theo hướng đẩy mạnh phân cấp để tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với thực hiện công tác giám sát và hậu kiểm

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý sử dụng tài sản công có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo dân chủ, công khai theo đúng nội dung và hình thức quy định.

Về mua sắm tài sản công theo hình thức tập trung, Sở Tài chính Sơn La chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện, thành phố rà soát, tổng hợp tham mưu trình UBND tỉnh quyết định điều chỉnh những bất cập, nội dung phát sinh (nếu có) về danh mục mua sắm tập trung của cấp tỉnh. Nghiên cứu đề xuất phương án mua sắm tập trung cấp huyện đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Việc sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng, thực hiện giao, đầu tư, mua sắm, khoán kinh phí sử dụng thiết bị máy móc thiết bị chuyên dùng (trừ máy móc, thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo) theo tiêu chuẩn quy định. Tăng cường quản lý sử dụng xe ô tô các cơ quan, đơn vị theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả, đúng mục đích.Tăng cường quản lý nhà, đất trụ sở làm việc cơ sở hoạt động sự nghiệp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nghiêm cấm sử dụng trụ sở làm việc vào mục đích cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, đơn vị khác sử dụng sai mục đích, khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, có trách nhiệm rà soát, lập đề án sử dụng theo quy định.

Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm việc sắp xếp lại xử lý tài sản công, nhất là tài sản công tại các cơ quan, đơn vị thực hiện kiện toàn sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18, 19 của BCH Trung ương để quản lý, sử dụng đúng tiêu chuẩn định mức và quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đột xuất hoặc theo chuyên đề về việc sắp xếp xử lý tài sản công, việc quản lý sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị để phòng ngừa sai phạm./.

An Nhi

Tin cùng chuyên mục

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Mặc dù những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đã xuất hiện khi kết thúc quý I, nhưng đầu tư tư nhân suy giảm, doanh nghiệp vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên chính là tập trung "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp, phục hồi động lực tăng trưởng cho năm nay mà còn tạo nền tảng bền vững hơn cho giai đoạn tới.
Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Thuần Lộc tại xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có diện tích gần 24 ha, với tổng mức đầu tư tạm tính gần 210 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm đầu não tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.

Tin khác

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Xem thêm
Phiên bản di động