Sửa Luật Đấu thầu: Phù hợp sân chơi mới, hút nguồn lực mới

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thi hành từ tháng 7/2014 đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật Đấu thầu đến nay cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết sửa đổi, vừa để khắc phục khó khăn, vướng mắc, vừa để phù hợp với các hiệp định thương mại tự do, huy động hiệu quả hơn nữa các nguồn lực cho phát triển.

Nhiều hiệu quả qua đấu thầu

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), từ năm 2015 đến năm 2020, cả nước có 1.406.754 gói thầu được thực hiện theo Luật Đấu thầu, với tổng giá gói thầu là 3.954.035 tỷ đồng và tổng giá trúng thầu là 3.715.484 tỷ đồng, chênh lệch giữa tổng giá gói thầu và tổng giá trúng thầu (giá trị tiết kiệm) là 238.549 tỷ đồng, tương ứng 6,033%.

Bộ KH&ĐT nhận định, từ năm 2015 đến năm 2020, các gói thầu tăng cả về số lượng, quy mô. Mặc dù tỷ lệ tiết kiệm của cả nước chưa cao, nhưng vẫn có nhiều bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đấu thầu hiệu quả, tỷ trọng về giá trị các gói thầu chỉ định thầu giảm dần theo từng năm; tỷ lệ tiết kiệm của các gói thầu sử dụng vốn nhà nước để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước tăng cao theo từng năm. Trong năm 2019, 2020, hoạt động đấu thầu tập trung đã được triển khai tốt, tỷ lệ tiết kiệm qua việc mua sắm tập trung của cả nước khá cao (11,59%). Năm 2020 cũng ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của đấu thầu qua mạng, nhiều bộ, ngành, địa phương đều triển khai rất quyết liệt và vượt chỉ tiêu lộ trình được quy định...

Sửa Luật Đấu thầu: Phù hợp sân chơi mới, hút nguồn lực mới
Sửa Luật Đấu thầu nhằm phù hợp sân chơi mới, hút nguồn lực mới.

Đối với hoạt động lựa chọn nhà đầu tư, năm 2020, có 299 dự án đầu tư có sử dụng đất với tổng mức đầu tư khoảng 344.179 tỷ đồng và tổng diện tích đất khoảng 14.800 ha. Dự án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đã hạn chế được tình trạng chỉ có một nhà đầu tư tham gia đấu thầu và được lựa chọn, qua đó, góp phần thu hút nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Cải cách để làm tốt hơn

Theo phản ánh của nhiều bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, một số quy định chưa đồng bộ, thống nhất giữa Luật Đấu thầu và các luật chuyên ngành đã tồn tại nhiều năm ảnh hưởng đến chủ đầu tư, bên mời thầu và nhà thầu trong quá trình thực hiện. Vấn đề này đã được Bộ KH&ĐT phản ánh tại báo cáo công tác đấu thầu trình Chính phủ hàng năm, tuy nhiên, vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Trong quá trình triển khai Luật đã phát sinh nhiều trường hợp cần lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nhưng chưa được Luật quy định như: lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh (dự án phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật xã hội hóa, dự án có từ 2 nhà đầu tư quan tâm thực hiện dự án...).

Luật Đấu thầu đã có quy định nhưng chưa đầy đủ để khuyến khích sản xuất hàng hóa trong nước thay thế hàng hóa nhập khẩu; ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ; mua sắm sản phẩm đổi mới sáng tạo; mua sắm xanh nhằm mục tiêu phát triển bền vững; ưu đãi đối với hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được cung cấp từ các nhóm yếu thế trong xã hội…

Thực tiễn hoạt động mua sắm, đấu thầu trong thời gian qua đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi bổ sung quy định để đáp ứng đòi hỏi cấp bách trong việc mua sắm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư mặc dù đã được đơn giản hóa nhưng trong một số trường hợp vẫn còn có thể cải cách tốt hơn, cải tiến quy trình nhằm góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, sớm đưa công trình vào khai thác, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Về chính sách, theo Bộ KH&ĐT, đến nay các luật có liên quan đến Luật Đấu thầu đã được sửa đổi, bổ sung hoặc được ban hành sau khi Luật Đấu thầu được ban hành năm 2013, như Luật Xây dựng, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa… Do đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đấu thầu có liên quan đến các luật nêu trên nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các Luật. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết, tham gia một số hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy trình về mua sắm chính phủ như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA)… Trong các hiệp định này có một số điểm khác biệt so với Luật Đấu thầu 2013. Do đó, cần sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Luật Đấu thầu để phù hợp với các FTA mà Việt Nam là thành viên nhằm bảo đảm thực thi đúng các cam kết quốc tế.

Với phạm vi sửa đổi rộng, Bộ KH&ĐT đề nghị sửa toàn diện Luật Đấu thầu 2013. Việc sửa Luật sẽ bảo đảm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đấu thầu; phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Đặc biệt, nhiều quy định mới dự kiến được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo ra cơ chế thúc đẩy sản xuất trong nước, mua sắm các sản phẩm đổi mới sáng tạo, mua sắm xanh nhằm mục tiêu phát triển bền vững, tạo công ăn việc làm cho nhóm lao động yếu thế... Thông qua đó, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới để phát triển nhanh và bền vững.../.

Minh Thư

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tin khác

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

Dù vẫn còn không ít khó khăn, nhưng trong quý I/ 2024, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu hồi phục phát triển tích cực. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng 7,5% đến 8% năm 2024 của thành phố là hoàn toàn có khả thi.
Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bộ Công thương vừa tổ chức họp báo công bố tình hình thương mại, xuất nhập khẩu, thị trường trong nước quý I/2024. Trong đó đáng chú ý là hoạt động bán lẻ hàng hoá, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% so với cùng kỳ.
Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Ngày 26/3/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.
Luật Đất đai 2024:  Phân cấp triệt để, bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai 2024: Phân cấp triệt để, bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai (sửa đổi) là văn bản luật có tác động rất lớn đến cộng đồng doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta. Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, VCCI chủ trì tổ chức hội thảo Luật Đất đai 2024: Những nội dung quan trọng doanh nghiệp cần biết thu hút được đông đảo doanh nghiệp tham dự.
Xem thêm
Phiên bản di động