Tiết kiệm hơn 34 tỷ đồng nhờ đấu thầu bảo dưỡng quốc lộ qua mạng
Tiết kiệm hơn 34 tỷ đồng nhờ đấu thầu bảo dưỡng quốc lộ qua mạng
Đánh giá về kết quả công tác đấu thầu bảo dưỡng thường xuyên (BDTX) giai đoạn 2021 - 2024, Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) cho biết, giai đoạn đấu thầu năm 2021, hệ thống quốc lộ gồm 154 tuyến quốc lộ chính và một số tuyến đường gom, đường dẫn với tổng chiều dài hơn 22.200 km và 244 km đường cao tốc.
Nguồn vốn sử dụng ngân sách trung ương quản lý bảo trì số km quốc lộ nêu trên (không bao gồm các đoạn tuyến do các nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án BOT quản lý), được chia thành 126 gói thầu, tất cả các gói thầu đều được tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng, số tiền tiết kiệm sau đấu thầu trên 34 tỷ đồng.
Giai đoạn thực hiện vừa qua đã hoàn thành mục tiêu xã hội hóa lĩnh vực quản lý, BDTX quốc lộ, tạo cơ hội tham gia bình đẳng của các nhà thầu. Nhà thầu được giao quản lý tuyến theo các tiêu chí, yêu cầu về chất lượng, được chủ động lựa chọn phương án, cách thức, thời gian để thực hiện các hạng mục công việc mà không cần sự cho phép, giám sát từ cơ quan quản lý đường bộ, nâng cao hiệu quả, tiết giảm được chi phí.
Theo quy định, công tác bảo trì đường bộ có hai nội dung chính là: Quản lý BDTX và sửa chữa vừa, sửa chữa lớn. |
Bên cạnh đó, giảm nhân lực, thời gian của cơ quan quản lý đường bộ do thực hiện đánh giá, nghiệm thu theo chất lượng thực hiện.
Tuy nhiên, Cục Đường bộ cho biết, kinh phí trên mới chỉ đáp ứng khoảng 40% định mức BDTX đường bộ, tiêu chuẩn BDTX đường bộ, dẫn đến một số đoạn tuyến mặt đường vẫn còn hư hỏng cục bộ, hằn lún vệt bánh xe, việc sơn dặm trên mặt đường còn hạn chế chưa được thực hiện kịp thời.
Từ thực tế này, một số đơn vị kiến nghị tăng kinh phí để thực hiện công tác quản lý, BDTX. Tuy vậy, trong điều kiện ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và thiên tai nặng nề nên nguồn ngân sách Nhà nước bố trí cho công tác quản lý, bảo trì còn nhiều khó khăn nên kinh phí thực hiện năm 2024 cơ bản giữ nguyên như giai đoạn hiện nay.
Thời gian thực hiện hợp đồng là 36 tháng nên còn hạn chế trong việc khuyến khích các nhà thầu đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ, đào tạo nhân lực để nâng cao chất lượng BDTX...
![]() |
Ảnh minh họa |
Kinh phí chỉ đáp ứng khoảng 40% định mức
Năm 2024, kinh phí quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống quốc lộ, đường cao tốc sử dụng ngân sách trung ương khoảng 1.766 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này sẽ không cố định mà sẽ điều chỉnh tăng, giảm cụ thể trong quá trình thực hiện khi các đoạn tuyến từ các dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo, từ đường địa phương nâng thành quốc lộ hoặc bàn giao để thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo, điều chuyển đường quốc lộ thành đường địa phương.
Các năm sau mỗi năm tăng thêm 3,5% so với năm trước liền kề để bù chênh lệch do tăng tiền lương, do nguyên, nhiên, vật liệu tăng giá, chỉ số giá xây dựng, chỉ số giá tiêu dùng và dự phòng cho phần khối lượng các đoạn tuyến phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Về hạn mức kinh phí, đối với quốc lộ 1 sẽ được bố trí trung bình 106 triệu đồng/km/năm, đường Hồ Chí Minh trung bình 84 triệu đồng/km/năm.
Đối với các tuyến quốc lộ khác, hạn mức kinh phí bố trí cho đường bê tông nhựa dao động từ 55 - 65 triệu đồng/km/năm, đường láng nhựa 60 - 70 triệu đồng/km/năm, đường bê tông xi măng từ 50 - 65 triệu đồng/km/năm theo từng cấp đường.
Đối với các cầu có chiều dài nhỏ hơn 300 m, kinh phí trung bình 420 nghìn/m/năm; các cầu có dài hơn 300m, kinh phí trung bình 550 nghìn/m/năm.
Đối với các tuyến cao tốc như TP.HCM - Trung Lương, Lào Cai - Kim Thành, Hà Nội -Thái Nguyên giữ mức kinh phí như hiện nay. Đối với 564km của các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 đã và chuẩn bị đưa vào khai sử dụng khoảng 101 tỷ đồng (180 triệu đồng/km).
Cục ĐBVN cũng cho biết, thời hạn của hợp đồng BDTX giai đoạn tiếp theo trong thời gian 3 năm (từ 1/4/2024 đến hết ngày 31/3/2027), tổng thời gian thực hiện là 36 tháng, nội dung này phù hợp với quy định tại Thông tư số 48/2019 của Bộ Giao thông Vận tải.
Để công tác BDTX đạt hiệu quả hơn nữa, Cục ĐBVN cho biết sẽ đẩy mạnh áp dụng nhiều giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến như cào bóc tái sinh nguội tại chỗ trong sửa chữa mặt đường, áp dụng lớp phủ Microsufacing để bảo trì phòng ngừa, kết cấu Neoweb, tường chắn có cốt trong gia cố mai ta luy nền đường…; áp dụng các giải pháp sáng tao trong gia cường, sửa chữa hư hỏng của các cầu có kết cấu phức tạp (quy mô cấp I, cấp II) như: cầu Trà Khúc, Câu Lâu, Gianh, Quán Hàu và hàng trăm công trình khác. Các giải pháp chế tạo, thiết kế, xây dựng cầu theo công nghệ tiên tiến; các giải pháp an toàn giao thông, nhất là ở khu vực trường học./.
Năm 2023, Cục Đường bộ Việt Nam được giao gần 12.000 tỷ đồng cho công tác bảo trì đường bộ, đã giải ngân gần 10.200 tỷ đồng, đạt 84%. Cục Đường bộ cũng đã trình Bộ Giao thông Vận tải kế hoạch bảo trì năm 2024 với tổng kinh phí hơn 13.000 tỷ đồng. |
Tin cùng chuyên mục

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Tin khác

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
