Sửa Nghị định 123 quy định về hóa đơn, chứng từ tạo thuận lợi cho người nộp thuế

Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ đã tạo cơ sở pháp lý để quản lý hóa đơn, đặc biệt là hóa đơn điện tử, đã mang lại thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nghị định, có một số điểm quy định chưa rõ, cần phải sửa đổi, bổ sung. Là đơn vị được giao nhiệm vụ soạn thảo dự thảo nghị định, Tổng cục Thuế xác định việc sửa đổi nghị định phải đảm bảo tôn trọng thực tiễn kinh doanh; phân định rõ trách nhiệm của cơ quan thuế, doanh nghiệp, người dân...
Sửa quy định về hóa đơn, chứng từ tạo thuận lợi cho người nộp thuế

Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng

Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (Nghị định 123) quy định về hóa đơn, chứng từ được đánh giá là có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý thuế, sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT), giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp (DN) và toàn xã hội. Việc sử dụng HĐĐT giúp DN giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy, do: giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, không gian lưu trữ hóa đơn…; giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế; khắc phục rủi ro làm mất, hỏng, cháy khi sử dụng hóa đơn giấy do hệ thống lưu trữ HĐĐT được sao lưu nên khả năng mất hoàn toàn dữ liệu hóa đơn là khó xảy ra.

Bên cạnh đó, việc sử dụng HĐĐT tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ. Sau khi nhận HĐĐT, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan thuế để biết chính xác thông tin của hóa đơn người bán khai báo với cơ quan thuế và thông tin người bán cung cấp cho người mua.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thực hiện đúng các quy định về hóa đơn, chứng từ sẽ giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế; từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được thuận lợi; giảm thủ tục hành chính liên quan tới hóa đơn; giảm chi phí liên quan tới việc gửi, bảo quản, lưu trữ hóa đơn và giảm rủi ro về việc mất hóa đơn.

Ngoài ra, việc sử dụng HĐĐT giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn; góp phần ngăn chặn kịp thời hóa đơn của các DN bỏ trốn, mất tích; ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế.

Cùng với việc triển khai thành công hệ thống HĐĐT, ngành Thuế đang tiếp tục triển khai trên diện rộng hệ thống HĐĐT có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền. HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền sẽ giúp người bán chủ động 24/7 trong việc lập hóa đơn khi có phát sinh bán hàng hóa, dịch vụ; xử lý triệt để vướng mắc về độ trễ giữa thời điểm thanh toán và thời điểm lập hóa đơn. Đồng thời, người mua có thể nhận HĐĐT ngay khi thanh toán, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng có được hóa đơn tham gia dự thưởng chương trình “Hóa đơn may mắn”.

Lấy sự thuận tiện của doanh nghiệp và người nộp thuế làm trọng tâm

Sửa quy định về hóa đơn, chứng từ tạo thuận lợi cho người nộp thuế

“Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 123 phải đảm bảo các yêu cầu: Một là, quy định hóa đơn phải đảm bảo tôn trọng thực tiễn kinh doanh. Hai là, phân định rõ trách nhiệm của cơ quan thuế, DN, NNT và các tổ chức liên quan. Ba là, đồng bộ về pháp luật đặc biệt là với pháp luật về kế toán. Bốn là, đảm bảo tiếp tục ứng dụng, phát triển được hệ thống HĐĐT và các ứng dụng sẵn có. Năm là, đảm bảo nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính”.

Ông Mai Xuân Thành - quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Thực tiễn cho thấy, trong quá trình thực hiện Nghị định 123, có một số điểm quy định chưa rõ gây bất cập, vướng mắc, cần có quy định sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, tháng 6/2023 vừa qua, Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 116/TTr-BTC gửi Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123 quy định về hóa đơn, chứng từ và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế, theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật này, Tổng cục Thuế được giao nhiệm vụ báo cáo cấp có thẩm quyền xây dựng nghị định. Theo đó, Tổng cục Thuế vừa tổ chức cuộc họp bàn sửa Nghị định 123 quy định về hóa đơn, chứng từ. Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp nêu trên, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành yêu cầu, việc sửa nghị định phải trên nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế (NNT) chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế. Đặc biệt, lãnh đạo Tổng cục Thuế lưu ý công tác quản lý hóa đơn cần đảm bảo chặt chẽ, chế tài có tính răn đe với trường hợp cố tình vi phạm pháp luật.

Ông Lưu Đức Huy - Vụ trưởng Vụ Chính sách cho biết, với việc chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, việc ngành Thuế triển khai hệ thống HĐĐT trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, sau thời gian triển khai trong thực tiễn đã có những nội dung mới cần được sửa đổi, bổ sung nghị định cho phù hợp.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngày 21/3/2023, Tổng cục Thuế đã có phiếu lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ Tài chính về dự thảo nghị định. Đồng thời, trong các tháng 3 và tháng 4 vừa qua, Tổng cục Thuế đã triển khai khảo sát thực tế tại các địa phương, bao gồm: TP. Cần Thơ, Hải Dương, TP. Hà Nội, Bình Định để trao đổi, lấy ý kiến về các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung tại dự thảo nghị định và tổng hợp vướng mắc, khó khăn của các địa phương về triển khai HĐĐT.

Đồng quan điểm với ngành Thuế về việc cần thiết sửa đổi, bổ sung Nghị định 123, ông Nguyễn Văn Được - Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín cho rằng, cần rà soát, tổng hợp ý kiến vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định 123 từ cơ quan thuế các địa phương, đặc biệt là ý kiến của cộng đồng DN; từ đó có các giải pháp khắc phục tạo sự thuận tiện cho NNT; đồng thời đảm bảo phù hợp với thực tiễn phát sinh trong kinh doanh.

Ngoài ra, dự thảo nghị định cần được xây dựng theo hướng vận dụng triệt để cơ chế phối hợp được quy định tại Luật Quản lý thuế đối với các cơ quan, tổ chức và người có liên quan như: cơ quan công an, các tổ chức tín dụng, sàn thương mại điện tử…, phối hợp và hỗ trợ cơ quan thuế thực hiện hiệu quả công tác quản lý hóa đơn.

Đặc biệt, theo ông Được, cần được sớm hoàn thiện khung pháp luật cho công tác triển khai HĐĐT có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế, nhằm thu hút người dân cùng tham gia vào quá trình quản lý thuế, qua đó tăng hiệu lực cho công tác quản lý thuế./.

V. Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, việc sửa đổi Luật về đấu giá tài sản là một bước hoàn thiện về thể chế nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá phát triển ổn định, bền vững, phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá.
Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương một số quy định liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật Đất đai năm 2024 nhằm giúp các quy định này được thực hiện thông suốt, hiệu quả ngay từ khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.
Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 49/2024/TT-BTC quy định về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Trong 6 tháng đầu năm, công tác quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) của cả nước đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực của loại tài sản này, giúp nâng cao hiệu quả của việc khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.

Tin khác

6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

Để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các sở tài chính địa phương đều khẳng định, trong 6 tháng cuối năm quyết tâm triển khai các biện pháp điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động, bám sát dự toán.
Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, trong 6 tháng đầu năm, tổng số thu ngân sách do cơ quan Thuế quản lý đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ.
Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đang có dấu hiệu chậm lại, trong khi mục tiêu Chính phủ đặt ra là phải giải ngân được trên 95% kế hoạch vốn năm 2024. Đây là thách thức lớn cho những tháng còn lại của năm. Sốt ruột trước tiến độ giải ngân “rùa bò” hiện nay, Thủ tướng Chính phủ vừa “nhắc nhở” các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2024, nguồn thu ngân sách do ngành Thuế quản lý ước đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% so với dự toán pháp lệnh, vượt 15,3% so với cùng kỳ.
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024 ở mức cao nhất, trong 6 tháng cuối năm, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai nhiều nhóm giải pháp thu thường xuyên, trong đó đặc biệt chú ý đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp và khai thác tốt các nguồn thu còn dư địa, cụ thể như nguồn thu từ đất.
36 khoản phí, lệ phí tiếp tục được giảm từ 10 - 50%

36 khoản phí, lệ phí tiếp tục được giảm từ 10 - 50%

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 43/TT-BTC ngày 28/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa được Quốc hội thông qua vào phiên bế mạc, Quốc hội đã quyết định tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đến hết năm 2024.
Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Bộ Tài chính, dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đã có nhiều sửa đổi về đối tượng chịu thuế.
Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 6503/BT-ĐT công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023.
Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Bộ Tài chính vừa có báo cáo kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động