Thanh Hóa chuyển đổi thành công mục đích sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế
Nhờ áp dụng đúng các quy định Luật Đất đai 2013, Thanh Hóa đã chuyển đổi thành công mục đích sử dụng đất, trong đó, từ đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ thành đất công nghiệp, đất đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng. Tỉnh đã giao đất, cho thuê đất 1.558 dự án, diện tích sử dụng đất khoảng 14.012ha, vốn đầu tư đăng ký khoảng 532.471 tỷ đồng, mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội.
Hà Nam: 6/6 huyện, thành phố đã lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
Thực hiện Luật Đất đai 2013, 6/6 huyện, thành phố của tỉnh Hà Nam đã lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt. Các địa phương đã quản lý, sử dụng tốt chỉ tiêu sử dụng đất do tỉnh phân bổ, hạn chế thấp nhất việc chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa sang mục đích sử dụng khác.
Thái Bình: Đưa luật vào cuộc sống giúp việc quản lý đất đai đạt hiệu quả cao
Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền và đưa luật vào cuộc sống nên trong nhiều năm qua, công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã đi vào nền nếp và giúp cho việc phát triển kinh tế- xã hội của địa phương ngày càng hiệu quả.
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm soát thông tin quy hoạch, chặn “sốt đất ảo”
Để ngăn chặn việc sốt đất ảo, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương phải xem xét chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch; rà soát, đánh giá và xử lý các quy hoạch bị điều chỉnh sai quy định...
Gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thứ trưởng Lê Minh Ngân làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên về tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước là đại diện chủ sở hữu, quản lý
Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và Luật Đất đai 2013, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng như: Tài nguyên đất được quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả hơn; an ninh lương thực được đảm bảo; thị trường bất động sản mở rộng; các giao dịch chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất không ngừng tăng lên; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước cũng được nâng lên.
Sửa đổi Luật Đất đai 2013 cần thận trọng kỹ lưỡng
Luật Đất đai có vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai, một trong những hệ thống văn bản pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt tác động phạm vi rất lớn, tính phức tạp và độ khó rất cao, chuyên sâu.
Kế hoạch truyền thông về tổng kết thi hành Luật Đất đai sẽ chia thành 3 giai đoạn
Dự thảo kế hoạch tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Luật Đất đai sửa đổi đề ra 3 giai đoạn truyền thông: Từ tháng 7 đến tháng 12/2021; từ tháng 01/2022 đến khi Luật Đất đai được Quốc hội thông qua; từ thời điểm Luật được thông qua đến trước khi Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực để phân kỳ các nội dung truyền thông chuyên sâu theo từng giai đoạn.
Quy hoạch sử dụng đất còn nhiều vướng mắc
Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2012 định hướng rõ mục tiêu, phương hướng quy hoạch sử dụng đất.
Trước Sau