Sửa đổi Luật Đất đai 2013 cần thận trọng kỹ lưỡng

Luật Đất đai có vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai, một trong những hệ thống văn bản pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt tác động phạm vi rất lớn, tính phức tạp và độ khó rất cao, chuyên sâu. Vì vậy, để tiến hành sửa đổi Luật Đất đai 2013, cần phải thể chế hóa cụ thể hóa kịp thời những vấn đề được nêu trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, ý kiến sắp tới của Trung ương sau khi tổng kết Nghị quyết 19 và tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp một cách thận trọng kỹ lưỡng trong quá trình soạn thảo để hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Sửa đổi Luật Đất đai 2013 cần thận trọng kỹ lưỡng (XB ngày 20/8)
Sửa đổi Luật Đất đai 2013 cần thận trọng kỹ lưỡng. Ảnh: TL

Chiều ngày 19/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường về tiến độ, các bước chuẩn bị sửa đổi Luật Đất đai 2013.

Phát huy nguồn lực đất đai trở thành nguồn nội lực quan trọng

Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, song song với quá trình tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương, Chính phủ đã chủ động thành lập Ban Chỉ đạo để tổng kết thi hành Luật Đất đai và Xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi).

Tới nay, cơ bản các bộ, ngành và địa phương đều tổ chức tổng kết thi hành Luật Đất đai và gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường để cập nhật và hoàn thiện Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai, đồng thời với hoàn thiện các chính sách cụ thể của dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Bộ tiếp tục xây dựng phiếu xin ý kiến gửi các Ban cán sự Đảng và 63 địa phương để hoàn thiện tổng kết thi hành luật và có cơ sở hoàn thiện định hướng chính sách của luật; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khoa học, làm việc với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, một số địa phương, với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và các tổ chức quốc tế về các nội dung dự thảo báo cáo tổng kết, báo cáo đề xuất đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai; học tập kinh nghiệm quốc tế về quản lý đất đai ở các nước phát triển cũng như các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam.

Trên cơ sở Nghị quyết 19 của Trung ương, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, với mục tiêu phát huy nguồn lực đất đai trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường, tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan soạn thảo triển khai nghiên cứu thể chế 3 nhóm với 9 chính sách lớn để phân bổ, sử dụng hiệu quả hiệu quả, phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai; tăng cường công khai, minh bạch, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất nhằm giảm khiếu nại, tố cáo về đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng chống lãng phí thất thoát.

Trong đó tập trung vào các nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng; giá đất; tài chính đất đai; quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý, sử dụng đất đai; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai, đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận; quyền của người sử dụng đất và chế độ sử dụng đất.

Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới, để triển khai Nghị quyết số 17/2021/QH15 của Quốc hội, Bộ này sẽ bám sát quá trình tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW để phối hợp chặt chẽ với các bên nghiên cứu, xây dựng các nội dung của dự án Luật Đất đai (sửa đổi); tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đối với nội dung dự thảo luật; tổng hợp tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý và hoàn thiện hồ sơ dự án luật theo quy định của pháp luật; tổ chức truyền thông chủ động về những chủ trương định hướng lớn trong suốt quá trình sửa đổi luật để tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và nhân dân.

Khắc phục tình trạng luật ống, luật khung

Kết luận tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, việc quản lý, sử dụng các nguồn lực (gồm nhân lực, vật lực, tài lực), trong đó công tác quản lý, sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước. Việt Nam có diện tích tự nhiên đứng thứ 59 trên thế giới nhưng do dân số đông nên diện tích bình quân đầu người rất thấp, chỉ bằng 1/5 mức bình quân đầu người của thế giới. Chính vì vậy, đất đai là “nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng của quốc gia”.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến công tác quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Đánh giá chung hệ thống pháp luật về đất đai hiện nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận “là đã khá đồng bộ, tương đối đầy đủ, chặt chẽ, kịp thời, góp phần phát huy vai trò nguồn lực đất đai làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Luật Đất đai có vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai, một trong những hệ thống văn bản pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt tác động phạm vi rất lớn, tính phức tạp và độ khó rất cao, chuyên sâu. Vì vậy, để tiến hành sửa đổi Luật Đất đai 2013, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cần phải thể chế hóa cụ thể hóa kịp thời những vấn đề được nêu trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, ý kiến sắp tới của Trung ương sau khi tổng kết Nghị quyết 19 và tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp một cách thận trọng kỹ lưỡng trong quá trình soạn thảo để hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội đảm bảo tiến độ và chất lượng.

Trong quá trình tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch đầu tư, các bộ ngành chức năng tham mưu cho Chính phủ rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung những vấn đề bất cập, có liên quan đến chồng chéo trong pháp luật về đất đai và xác định cả những vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong tổ chức, thực thi để có phương án xử lý phù hợp.

“Đặc biệt là phải có giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai, chuyển sang nền hành chính phục vụ hiện đại, lấy người dân doanh nghiệp làm trung tâm. Thúc đẩy các giao dịch về quyền sử dụng đất phát triển thị trường bất động sản công khai, minh bạch và lành mạnh, giải quyết hiệu quả tình trạng lãng phí, thất thoát, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực về đất đai. Đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi của người sử dụng đất, nhất là đối với người được nhà nước giao đất nông nghiệp, đối tượng dễ bị tổn thương, đảm bảo đời sống việc làm cho người bị thu hồi đất" - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội nhất trí với kế hoạch triển khai tiếp theo và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề ra yêu cầu quá trình soạn thảo vừa phải khắc phục tình trạng luật ống, luật khung; vừa khắc phục tình trạng chưa đủ rõ đã chốt cứng trong luật dẫn tới tuổi thọ Luật ngắn. Với 9 định hướng sửa đổi nội dung của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Chủ tịch Quốc hội đề nghị không xác định “cứng” 9 nội dung này mà trong quá trình đánh giá thực tiễn có thể xuất hiện nhiều nội dung khác cần chỉnh sửa và sẵn sàng bổ sung, tiếp thu.../.

Diệu Hoa (TH)

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn khai giảm trừ gia cảnh khi phát sinh người phụ thuộc

Hướng dẫn khai giảm trừ gia cảnh khi phát sinh người phụ thuộc

Tổng cục Thuế nhận được văn bản số 43087 ngày 23/8/2024 của bà Nguyễn Thị Như Hoa (MST 8012046444) về việc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là con ruột khi thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2023, về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Giải đáp vướng mắc thực hiện tiền thuê đất theo Nghị định số 103/2024/NĐ-CP

Giải đáp vướng mắc thực hiện tiền thuê đất theo Nghị định số 103/2024/NĐ-CP

Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 8078/CTTPHCM-QLĐ ngày 15/8/2024, Công văn số 9416/CTTPHCM-QLĐ ngày 19/9/2024 của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh vướng mắc về tiền thuê đất theo Nghị định số 103/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ. Về vấn đề này, ngày 13/11/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Quản lý hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Quản lý hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Liên quan đến yêu cầu tăng cường quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, Tổng cục Hải quan vừa có hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố thống nhất thực hiện.
Rà soát máy móc, thiết bị nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng

Rà soát máy móc, thiết bị nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng

Tổng cục Hải quan giao các đơn vị rà soát việc thực hiện chính sách thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Quy định nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa

Quy định nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa

Tổng cục Hải quan nhận được Công văn số 95/CV-VASEP ngày 6/9/2024 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đề nghị được thực hiện ghi trên nhãn hàng hóa xuất khẩu là “Sản xuất tại Việt Nam” hoặc “Sản phẩm của Việt Nam” theo quy định tại Tiết a Điểm 3 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, cụ thể: “Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu”. Trên cơ sở ý kiến trả lời của Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 30/10/2024 Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Tin khác

Hướng dẫn phân loại mặt hàng máy tăm nước

Hướng dẫn phân loại mặt hàng máy tăm nước

Tổng cục Hải quan nhận được Công văn số 2345/HQTPHCM-TXNK ngày 6/9/2022 của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh về việc vướng mắc phân loại mặt hàng máy tăm nước, về việc này Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Hướng dẫn kê khai thuế đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh khi thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

Hướng dẫn kê khai thuế đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh khi thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

Trả lời Văn bản số 1381/2024/VCV-TB ghi ngày 23/9/2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Tây Bắc (sau đây gọi tắt “Công ty”) về việc kê khai thuế TNDN riêng đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh khi thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, ngày 12/11/2024 Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư xây dựng

Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư xây dựng

Trả lời Công văn số 12/CTTN - KT ngày 6/6/2024 của Công ty TNHH Thời trang Thảo Nguyên về việc hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư xây dựng Nhà máy May mặc thời trang xuất khẩu Thảo Nguyên, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Hướng dẫn xác định nghĩa vụ tài chính đối với đất dự án

Hướng dẫn xác định nghĩa vụ tài chính đối với đất dự án

Trả lời Công văn số 10077/CTTPHCM-QLĐ ngày 9/10/2024 và Công văn số 10128/CTTPHCM-QLĐ của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh vướng mắc về nghĩa vụ tài chính đất đai đối với dự án tại số 03 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, Quận 3 của Công ty Liên doanh Căn hộ Sài Gòn, ngày 11/11/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tổ chức chi trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Tổ chức chi trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Tổng cục Thuế nhận được câu hỏi vướng mắc số 120624-12 của độc giả Nguyễn Hương gửi qua Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính về chính sách thuế TNCN. Về vấn đề này, ngày 23/10/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Hướng dẫn khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với tài sản cố định hình thành trên đất thuê

Hướng dẫn khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với tài sản cố định hình thành trên đất thuê

Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 4296/CTLĐO-NVDT ngày 2/8/2024 và Công văn số 3743/CTLĐO-NVDT ngày 3/7/2024 của Cục Thuế Lâm Đồng vướng mắc về chính sách thuế. Về vấn đề này, ngày 24/10/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Xử lý tiền tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng khi sáp nhập doanh nghiệp

Xử lý tiền tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng khi sáp nhập doanh nghiệp

Trả lời Công văn số 1638/CTGLA-HKDCN ngày 19/8/2024 của Cục Thuế Gia Lai về vướng mắc khấu trừ số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng vào tiền thuê đất, ngày 17/10/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Hướng dẫn thực hiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Hướng dẫn thực hiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Trả lời câu hỏi vướng mắc số 120624-32 của độc giả Trần Nguyễn Hoàng Phương gửi qua Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính về chính sách thuế thu nhập cá nhân, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố

Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố

Khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh...
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?

Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?

Theo quy định, để được miễn thuế đối với tài sản di chuyển khi đi công tác cần phải cung cấp giấy xác nhận cư trú để làm thủ tục miễn thuế đối với tài sản di chuyển.
Xem thêm
Phiên bản di động