Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước

Bộ Tài chính vừa ban hành Công văn 12374/BTC-KBNN triển khai Nghị quyết 91/2023/QH15 về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021, trong đó yêu cầu tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu quả trong sử dụng ngân sách nhà nước.

Vẫn còn hạn chế trong lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước

Nghị quyết số 91/2023/QH15 ngày 19/6/2023 của Quốc hội đã đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19.

Tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước
Ảnh: T.L

Theo đó, Chính phủ đã kịp thời ban hành và thực hiện hiệu quả các chính sách miễn, giảm thuế, phí, gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất và nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, chính sách phòng, chống dịch, an sinh xã hội. Công tác quản lý, điều hành chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 chủ động, tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, Quốc hội đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế như: Kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành các quy định pháp luật về thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN còn chưa nghiêm. Các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm chậm được khắc phục. Dự toán thu tiền sử dụng đất của nhiều địa phương chưa sát so với thực hiện. Một số bộ, ngành, địa phương phân bổ, giao dự toán chậm. Công tác chuẩn bị đầu tư tại nhiều bộ, ngành, địa phương chưa được quan tâm, chú trọng. Giải ngân vốn đầu tư công chậm; phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản lớn. Chi chuyển nguồn tiếp tục tăng cả quy mô và tỷ trọng. Nhiều bộ, ngành, địa phương lập, xét duyệt, gửi quyết toán NSNN chậm so với thời gian quy định…

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, không lặp lại các tồn tại

Thực hiện Nghị quyết số 91/2023/QH15 của Quốc hội và các chỉ thị, công văn của Chính phủ, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (các đơn vị) tập trung chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra. Đồng thời, các bộ, cơ quan trung ương thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với quyết toán NSNN năm 2021 và các năm trước (nếu có và chưa thực hiện).

Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị thực hiện các biện pháp quyết liệt, đồng bộ để tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, sử dụng, quyết toán NSNN, đã nêu tại Chỉ thị 22/CT-TTg ngày 23/6/2023, không lặp lại các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm.

Trong năm 2023, các đơn vị tiếp tục thực hiện các quyết nghị chưa hoàn thành tại các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến quyết toán NSNN. Rà soát, có giải pháp khắc phục triệt để các sai phạm xảy ra trong quá trình lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN đã được nêu tại Nghị quyết 91/2023/QH15 của Quốc hội, Báo cáo tiếp thu, giải trình số 497/ BC-UBTVQH15, Báo cáo thẩm tra số 1242/ BC-UBTCNS15 và Báo cáo kiểm toán số 38/ BC-KTNN của Kiểm toán Nhà nước.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân thuộc các bộ, cơ quan trung ương, UBND các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng NSNN có vi phạm trong lập, chấp hành dự toán, quản lý, sử dụng NSNN;

Tăng cường công tác lập, thẩm định dự toán thu NSNN, ước thực hiện thu NSNN bảo đảm sát, đúng và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;

Tiếp tục chú trọng công tác dự báo, lập dự toán thu tiền sử dụng đất bảo đảm bám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ và khả năng thực hiện;

Quản lý, sử dụng chặt chẽ số tăng thu NSNN bảo đảm hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí;

Lập dự toán chi NSNN bảo đảm sát, đúng yêu cầu và khả năng thực hiện. Quan tâm, chú trọng công tác chuẩn bị đầu tư, lập, phân bổ, giao dự toán, tổ chức, triển khai thực hiện các dự án đầu tư;

Đẩy nhanh công tác thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán các chương trình, dự án. Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, xác định chính xác số liệu nợ đọng xây dựng cơ bản vốn NSNN tại thời điểm ngày 31/12/2022, báo cáo Quốc hội khi đánh giá giữa kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;

Tiếp tục kiểm soát bội chi NSNN, nợ công để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô; quản lý chặt chẽ việc huy động, sử dụng các khoản vốn vay bù đắp bội chi và trả nợ gốc của NSNN;

Ngoài ra, Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn NSNN và xử lý dứt điểm những trường hợp tạm ứng quá thời hạn quy định kéo dài nhiều năm.

Đặc biệt, trong năm 2023, Bộ Tài chính lưu ý các đơn vị thu hồi tối đa các khoản tạm ứng từ năm 2021 trở về trước quá thời hạn quy định; tiếp tục rà soát các khoản chi chuyển nguồn NSNN năm 2021 sang năm 2022, trong đó làm rõ khoản chi chuyển nguồn hạch toán tại tiểu mục “Kinh phí khác theo quy định của pháp luật” tại các địa phương và kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ dự toán ngân sách trung ương năm 2021 (đợt 2).

Hủy bỏ, thu hồi về NSNN các khoản chuyển nguồn không đúng quy định, không có nhu cầu sử dụng hoặc quá thời gian giải ngân theo quy định; thu hồi toàn bộ các khoản ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương năm 2022 và năm 2021 trở về trước quản lý, sử dụng không đúng quy định hoặc hết thời gian giải ngân để cắt giảm bội chi ngân sách trung ương;

Không chuyển nguồn sang năm 2023 các khoản ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương quản lý, sử dụng không đúng quy định hoặc hết thời gian giải ngân, phải hủy dự toán, thu hồi về ngân sách trung ương;

Rà soát, báo cáo chi tiết số chi chuyển nguồn năm 2022 sang năm 2023 đảm bảo đúng quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và của cấp có thẩm quyền cho phép; các khoản tạm ứng theo chế độ quá thời hạn quy định; nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng của từng bộ, cơ quan trung ương, địa phương tại ngày 31/12/2022.../.

Vân Hà

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, dự báo kinh tế Việt Nam vẫn thuộc nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao

Năm 2024, dự báo kinh tế Việt Nam vẫn thuộc nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao

Mặc dù kinh tế - tài chính Việt Nam đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do cả yếu tố bên trong và bên ngoài, song các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về triển vọng phục hồi trong trung hạn trong đó IMF dự báo Việt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trong năm 2024.
Cần thiết phải sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt để bảo vệ sức khỏe người dân

Cần thiết phải sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt để bảo vệ sức khỏe người dân

Mặc dù mặt hàng thuốc lá, bia và rượu đã được tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình từ năm 2016 - 2019, tuy nhiên vẫn chưa đạt mục tiêu giảm sử dụng sản phẩm này, như các chủ trương đã đề ra. Tình hình sử dụng thuốc lá, rượu, bia ở Việt Nam vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu tiếp tục điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng này để giảm sử dụng, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Còn trên 16.000 tỷ đồng vốn đầu tư kế hoạch năm 2023 chưa phân bổ chi tiết

Còn trên 16.000 tỷ đồng vốn đầu tư kế hoạch năm 2023 chưa phân bổ chi tiết

Bộ Tài chính đang tiếp tục yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương khẩn trương phân bổ hết nguồn vốn đầu tư công kế hoạch năm 2023. Theo báo cáo, hiện nay vẫn còn trên 16.166 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết.
Năm 2024, Việt Nam sẽ áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu

Năm 2024, Việt Nam sẽ áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu

Với 462 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 93,52 %), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung, theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh tăng thuế suất, thuế nhập khẩu một số mặt hàng trong nước sản xuất được

Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh tăng thuế suất, thuế nhập khẩu một số mặt hàng trong nước sản xuất được

Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh tăng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm hàng phụ tùng, linh kiện mà trong nước đã sản xuất được, theo đúng các quy định đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành.

Tin khác

Nhân rộng các sáng kiến chuyển đổi số để phục vụ người nộp thuế

Nhân rộng các sáng kiến chuyển đổi số để phục vụ người nộp thuế

Tổng cục Thuế đã đẩy mạnh chuyển đổi số, điện tử hóa công tác quản lý thuế. Cùng với cơ quan Tổng cục Thuế, cục thuế các địa phương cũng nghiên cứu, xây dựng các công cụ, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế. Các ứng dụng do cơ quan thuế địa phương xây dựng đang được nghiên cứu, phát triển phổ biến để áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.
Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024

Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội quyết nghị giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, trong thời gian từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024.
Hà Nam: Đề nghị áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với các doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

Hà Nam: Đề nghị áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với các doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

Các chi cục thuế khu vực thuộc Cục Thuế Hà Nam vừa gửi một loạt công văn đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, đề nghị áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với các cá nhân là chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước.
Phát hành hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu: Doanh nghiệp không nên chần chừ, "câu giờ"

Phát hành hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu: Doanh nghiệp không nên chần chừ, "câu giờ"

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Được - Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín cho rằng, mặt hàng xăng dầu cũng không phải là ngoại lệ khi yêu cầu áp dụng hóa đơn điện tử tại tất cả các cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Do đó, doanh nghiệp không nên chần chừ, "câu giờ" trong việc triển khai phát hành hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng.
Cục Thuế TP. Hải Phòng tăng cường phòng chống gian lận hóa đơn

Cục Thuế TP. Hải Phòng tăng cường phòng chống gian lận hóa đơn

Ông Hà Văn Trường - Cục trưởng Cục Thuế TP. Hải Phòng cho biết, định kỳ hàng tháng Cục Thuế TP. Hải Phòng thực hiện rà soát, đánh giá kết quả phân tích rủi ro từ hệ thống dữ liệu hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá. Việc này để xác định người nộp thuế (NNT) có nhiều dấu hiệu nghi ngờ gian lận trong sử dụng hóa đơn, từ đó tổng hợp đưa ra thông báo cảnh báo và kiểm tra, thanh tra, cung cấp tài liệu cho cơ quan điều tra đối với các trường hợp có dấu hiệu tội phạm.
Bộ Tài chính đề xuất linh kiện, phụ tùng ô tô không được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi

Bộ Tài chính đề xuất linh kiện, phụ tùng ô tô không được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi

Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, Bộ Tài chính đề xuất không bổ sung thêm mặt hàng phụ tùng, linh kiện vào Danh mục nhóm 98.49 để áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.
Kiên quyết thu hồi dự án treo, dự án gây lãng phí, thất thoát

Kiên quyết thu hồi dự án treo, dự án gây lãng phí, thất thoát

Báo cáo Quốc hội mới đây liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ Tài chính cho biết, đã thực hiện thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi tài sản, đất đai nhà nước bị thất thoát, vi phạm theo các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu khắc phục tồn tại trong cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu

Rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu khắc phục tồn tại trong cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
Siết chặt quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số

Siết chặt quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số.
Phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán xăng dầu - ngăn chặn xăng dầu lậu, kém chất lượng, trốn thuế

Phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán xăng dầu - ngăn chặn xăng dầu lậu, kém chất lượng, trốn thuế

Để đồng hành, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán xăng dầu, Tổng cục Thuế yêu cầu cơ quan thuế các cấp tổ chức trao đổi, làm việc với các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, doanh nghiệp cung cấp giải pháp để chia sẻ kinh nghiệm triển khai thành công việc phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng và thảo luận giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp; qua đó, đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước về kinh doanh xăng dầu theo đúng quy định của pháp luật về hoá đơn, chứng từ.
Xem thêm
Phiên bản di động