Tăng cường quản lý, hạch toán tài sản công để thực hiện kiểm kê

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 7011/BTC-QLCS yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, hạch toán tài sản công.

Trên cơ sở các vấn đề phát sinh thông qua thử nghiệm kiểm kê tài sản công (TSC) thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:

Bảo đảm tài sản đã đưa vào sử dụng phải được quản lý, hạch toán theo quy định

Đối với TSC phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội (tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị), Bộ Tài chính cho biết, hiện nay qua nắm bắt tình hình thực tế, có một số đơn vị đã được bàn giao tài sản (TS) đưa vào sử dụng nhưng chưa có biên bản bàn giao, chưa được bàn giao hồ sơ, giá trị TS nên chưa thực hiện hạch toán tài sản.

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường quản lý, hạch toán tài sản công
Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường quản lý, hạch toán tài sản công. Ảnh minh họa.

Vì vậy, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác đầu tư xây dựng, mua sắm và cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng TS rà soát việc bàn giao, tiếp nhận và hạch toán TS, bảo đảm TS đã đưa vào sử dụng thì phải được quản lý, hạch toán theo quy định.

Với việc xác định TS để thực hiện hạch toán cho phù hợp, Bộ Tài chính đưa ra hướng dẫn cụ thể: TS sử dụng độc lập được xác định là một TS; một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì hệ thống đó được xác định là một TS; một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS riêng lẻ, liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và có chức năng hoạt động độc lập, đồng thời đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận TS thì mỗi bộ phận TS riêng lẻ đó được xác định là một TS.

Đồng thời rà soát các trường hợp tiếp nhận TS do tổ chức, cá nhân tặng cho, chuyển giao quyền sở hữu nếu thuộc trường hợp phải xác lập quyền sở hữu toàn dân mà chưa được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và xử lý TS thì phải thực hiện trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân và xử lý TS theo quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 5/3/2018 của Chính phủ.

Rà soát việc theo dõi, hạch toán TS tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện kiểm kê để bảo đảm theo đúng quy định tại Thông tư số 23/2023/TT- BTC ngày 25/4/2023.

Cụ thể, rà soát để báo cáo bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh ban hành quy định danh mục, thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 23/2023/TT-BTC; ban hành danh mục TS cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư số 23/2023/TT- BTC.

Việc tính hao mòn, khấu hao TS được thực hiện đối với các tài sản đủ tiêu chuẩn là TS cố định theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25/4/2023. Đối với các TS không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm quản lý, theo dõi như công cụ, dụng cụ.

"Các bộ, ngành, địa phương không thực hiện hạch toán TS theo lô nhiều TS" - đại diện Bộ Tài chính cho hay.

Trường hợp thực hiện nâng cấp, mở rộng TS cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm hạch toán thay đổi nguyên giá của TS cố định được nâng cấp, mở rộng theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư số 23/2023/TT-BTC (không hạch toán riêng giá trị sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng thành một TS cố định).

Rà soát nhóm, loại TS cố định đang thực hiện hạch toán để áp dụng tỷ lệ hao mòn cho phù hợp.

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường quản lý, hạch toán tài sản công
Bộ Tài chính yêu cầu việc giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Ảnh TL minh họa.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước cho thuê đất và được miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước nhưng chưa thực hiện xác định giá trị quyền sử dụng đất, chưa thực hiện điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 102, Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện xác định giá trị quyền sử dụng đất, điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất để hạch toán theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành và hệ số điều chỉnh giá đất do chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành áp dụng cho năm 2023.

Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát việc quản lý, sử dụng TS của cơ quan, tổ chức, đơn vị để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật đối với các TS bị hư hỏng, không sử dụng được hoặc không còn nhu cầu sử dụng; phát hiện kịp thời các TS đang sử dụng nhưng chưa được theo dõi, hạch toán để đưa vào theo dõi, hạch toán theo quy định; thực hiện hạch toán giảm đối với các TS đã thực hiện xử lý theo quy định.

Rà soát việc quản lý, sử dụng TS của cơ quan, tổ chức, đơn vị để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật đối với các TS bị hư hỏng, không sử dụng được hoặc không còn nhu cầu sử dụng; phát hiện kịp thời các TS đang sử dụng nhưng chưa được theo dõi, hạch toán để đưa vào theo dõi, hạch toán theo quy định; thực hiện hạch toán giảm đối với các TS đã thực hiện xử lý theo quy định.

Đảm bảo giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng phù hợp với quy định của pháp luật

Đối với tài sản kết cấu hạ tầng (TSKCHT) giao thông (đường sắt, đường bộ, hàng không, đường thủy nội địa, hàng hải); TSKCHT thủy lợi, TSKCHT cấp nước sạch, Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát việc giao TSKCHT cho đối tượng quản lý để bảo đảm đối tượng được giao quản lý TSKCHT phù hợp với quy định của pháp luật. Đối tượng được giao quản lý TSKCHT có trách nhiệm quản lý, theo dõi TS được giao theo đúng quy định của pháp luật.

Rà soát việc theo dõi, hạch toán TS của các đối tượng thực hiện kiểm kê để bảo đảm theo đúng quy định.

Cụ thể, đối với TSKCHT giao thông đường bộ, việc theo dõi, hạch toán tài sảTS được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 35/2022/TT-BTC ngày 16/6/2022 của Bộ Tài chính.

Đối với TSKCHTGT giao thông, TSKCHT thủy lợi, việc theo dõi, hạch toán TS được thực hiện theo quy định tại Thông tư số75/2018/TT- BTC ngày 17/8/2018 của Bộ Tài chính.

Đối với TSKCHT cấp nước sạch, việc theo dõi, hạch toán TS được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 73/2022/TT-BTC ngày 15/12/2022 của Bộ Tài chính.

Trường hợp thực hiện nâng cấp, sửa chữa, mở rộng TSKCHT theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, đối tượng quản lý TSKCHT có trách nhiệm hạch toán thay đổi nguyên giá của TS cố định được nâng cấp, sửa chữa, mở rộng theo quy định (không hạch toán riêng giá trị nâng cấp, mở rộng thành một TS cố định).

Rà soát TS là kết quả của dự án sử dụng vốn nhà nước để bàn giao TS cho đối tượng thụ hưởng theo quy định./.

An Nhi

Tin cùng chuyên mục

Hải Dương: Giao trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị trong thực hiện kiểm kê tài sản công

Hải Dương: Giao trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị trong thực hiện kiểm kê tài sản công

Ông Trần Đức Thắng – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương đã yêu cầu các sở, ban, ngành trên địa bàn quán triệt đến từng cơ quan, tổ chức, đơn vị để thực hiện kiểm kê tài sản công đạt hiệu quả, chất lượng.
Khẩn trương hoàn thiện Danh mục đơn vị trong Phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công

Khẩn trương hoàn thiện Danh mục đơn vị trong Phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công

Để các cơ quan, đơn vị xác định đúng đối tượng thực hiện kiểm kê tài sản công, Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính vừa có Văn bản số 97/QLCS-VP gửi cơ quan tài chính các bộ, ngành, địa phương về việc hoàn thiện danh mục đơn vị trong Phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công.
Tập huấn kiểm kê tài sản công cho các bộ, cơ quan trung ương

Tập huấn kiểm kê tài sản công cho các bộ, cơ quan trung ương

Sáng 30/8, Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thực hiện tổng kiểm kê tài sản công (TSC) cho các bộ, cơ quan trung ương. Ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, việc kiểm kê không phải là việc của riêng Bộ Tài chính mà là nhiệm vụ chính trị của tất cả các bộ, ngành, địa phương.
Tập huấn phần mềm kiểm kê tài sản công cho 63 địa phương

Tập huấn phần mềm kiểm kê tài sản công cho 63 địa phương

Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai phần mềm tổng kiểm kê tài sản công trong cả nước. Tham dự buổi tập huấn, mỗi địa phương có tối đa 5 đại biểu, gồm lãnh đạo và các cán bộ của Sở Tài chính phụ trách kiểm kê và cán bộ các sở, ngành khác có liên quan.
Tổng kiểm kê để xác định thực trạng tài sản công trên phạm vi cả nước

Tổng kiểm kê để xác định thực trạng tài sản công trên phạm vi cả nước

Chiều ngày 20/8, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến về công tác tổng kiểm kê tài sản công (TSC) tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng (TSKCHT) do nhà nước đầu tư quản lý. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng nhấn mạnh, kiểm kê TSC là nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng rất khó khăn, phức tạp. Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần nỗ lực để có được kết quả tổng kiểm kê chính xác nhất.

Tin khác

“Cẩm nang” giúp các ngành, địa phương thuận lợi kiểm kê tài sản công

“Cẩm nang” giúp các ngành, địa phương thuận lợi kiểm kê tài sản công

Trên cơ sở các vấn đề phát sinh thông qua thử nghiệm kiểm kê tài sản công thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã có những hướng dẫn cụ thể giúp cho cuộc tổng kiểm kê chính thức của cả nước được ấn định thực hiện từ 0h ngày 1/1/2025 tới đây thuận lợi, dễ làm, dễ thực hiện.
Đã có hướng dẫn tổng kiểm kê tài sản công trên toàn quốc

Đã có hướng dẫn tổng kiểm kê tài sản công trên toàn quốc

Để việc kiểm kê tài sản công (TSC) được thuận lợi, dễ thực hiện, Bộ Tài chính vừa ban hành Văn bản số 8131/BTC-QLCS hướng dẫn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công (TSC) tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng (TSKCHT) do Nhà nước đầu tư, quản lý.
Sớm có hướng dẫn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công trên toàn quốc

Sớm có hướng dẫn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công trên toàn quốc

Với việc triển khai thử nghiệm tài sản công (TSC) tại một số bộ, địa phương thời gian qua, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo công văn hướng dẫn tổng kiểm kê TSC trên toàn quốc. Hiện Bộ Tài chính đang lấy ý kiến rộng rãi lần 2 cho dự thảo này để sớm ban hành giúp cho việc tổng kiểm kê TSC trên toàn quốc được thực hiện vào ngày 1/1/2025 tới đây đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Tăng cường quản lý, hạch toán tài sản công để thực hiện kiểm kê

Tăng cường quản lý, hạch toán tài sản công để thực hiện kiểm kê

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 7011/BTC-QLCS yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, hạch toán tài sản công.
Hoàn tất việc tập huấn kiểm kê thử nghiệm tài sản công tại 2 bộ và 6 địa phương

Hoàn tất việc tập huấn kiểm kê thử nghiệm tài sản công tại 2 bộ và 6 địa phương

Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính vừa hoàn tất việc tập huấn kiểm kê thử nghiệm tài sản công tại 3 địa phương Quảng Ninh, Bắc Kạn và TP. Hồ Chí Minh. Như vậy, việc tập huấn kiểm kê thử nghiệm đã hoàn tất theo đúng kế hoạch Bộ Tài chính đặt ra.
Thành phố Hồ Chí Minh tập huấn kiểm kê thử nghiệm tài sản công

Thành phố Hồ Chí Minh tập huấn kiểm kê thử nghiệm tài sản công

Ngày 5/6, TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tập huấn kiểm kê thử nghiệm tài sản công cho Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Quận 12 và UBND huyện Củ Chi.
Tổng kiểm kê giúp phát huy nguồn lực của tài sản công trong nền kinh tế

Tổng kiểm kê giúp phát huy nguồn lực của tài sản công trong nền kinh tế

Tài sản công (TSC) là cơ sở vật chất để phục vụ công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội. Việc tổng kiểm kê các TSC này là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy nguồn lực của tài sản trong nền kinh tế. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Trần Diệu An - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), xung quanh vấn đề này.
Sẵn sàng cho công tác kiểm kê thử nghiệm tài sản công

Sẵn sàng cho công tác kiểm kê thử nghiệm tài sản công

Để triển khai tổng kiểm kê tài sản công (TSC) trên toàn quốc vào ngày 1/1/2025, theo Quyết định số 213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chọn ra 2 bộ và 6 địa phương để triển khai thử nghiệm. Cho đến thời điểm này, Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) đã hoàn tất tập huấn việc thử nghiệm kiểm kê TSC cho Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước); Bộ Giao thông vận tải và 3 địa phương: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng. Dự kiến trong tuần tới sẽ hoàn tất việc tập huấn tại TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và Bắc Kạn...
Hải Phòng tập huấn việc thử nghiệm kiểm kê tài sản công

Hải Phòng tập huấn việc thử nghiệm kiểm kê tài sản công

Là 1 trong 6 địa phương được chọn thử nghiệm việc kiểm kê tài sản công, TP. Hải Phòng vừa phối hợp với Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác này trên địa bàn thành phố.
Tập huấn tổng kiểm kê tài sản công tại Kho bạc Nhà nước

Tập huấn tổng kiểm kê tài sản công tại Kho bạc Nhà nước

Để thực hiện thành công việc kiểm kê thử nghiệm tài sản công (TSC) theo Quyết định 213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, sáng ngày 29/5, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã phối hợp với Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tập huấn công tác này tại trụ sở KBNN và 7 điểm cầu KBNN địa phương: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cà Mau, Sơn La, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp.
Xem thêm
Phiên bản di động