Thông tư số 04/2023/TT-BTC: Quy định về quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức
Theo đó, quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội, quy định chi tiết việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội theo tương ứng với từng chủ thể tổ chức lễ hội, bao gồm: Lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức và lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức.
![]() |
Ảnh minh họa |
Đơn vị được Ban tổ chức (đơn vị) lễ hội giao thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội có trách nhiệm: Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử.
Trường hợp tiếp nhận bằng tiền mặt phải cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận và gửi số tiền tạm thời nhàn rỗi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản kinh phí tổ chức lễ hội đã tiếp nhận. Đơn vị đó phải mở sổ kế toán hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội vào nguồn hoạt động khác được để lại của đơn vị theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành.
Đối với lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức thì tổ chức, cá nhân phải mở sổ sách ghi chép đầy đủ các khoản thu, chi cho công tác tổ chức; tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội, bảo đảm phù hợp với tôn chỉ, mục đích tổ chức lễ hội và quy định của pháp luật.
Về quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội, Thông tư số 04 quy định chi tiết các hình thức tiếp nhận tiền công đức, tài trợ, bao gồm: Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại; tiếp nhận tiền mặt; tiếp nhận giấy tờ có giá trị và tiếp nhận kim khí quý, đá quý.
Ngoài ra, Thông tư số 04 quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo 5 chủ thể là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích trên cơ sở bám sát từ thực tiễn, bao gồm: Di tích là cơ sở tôn giáo do tổ chức tôn giáo quản lý, sử dụng; di tích là cơ sở tín ngưỡng do người đại diện cơ sở tín ngưỡng quản lý, sử dụng; di tích thuộc sở hữu tư nhân; di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập, Ban quản lý di tích kiêm nhiệm quản lý, sử dụng.
Thông tư số 04/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 19/3/2023./.
Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Cách điều chỉnh hóa đơn đầu ra của hàng hóa bị thiếu đơn vị tính

Đấu tư dự án đầu tư mở rộng xong cho thuê có được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Điều kiện để trích lập quỹ dự phòng tiền lương

Khoản tài trợ từ nhà cung cấp bằng tiền có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?
Tin khác

Chấm dứt hoạt động do thực hiện sáp nhập nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm nào?

Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính với chi nhánh

Thủ tục chuyển đăng ký người phụ thuộc từ người nộp thuế này sang người nộp thuế khác

Hóa đơn lập sai thời điểm có bị coi là hóa đơn rủi ro về thuế?

Hàng bán bị trả lại, bên bán hàng hay bên mua hàng sẽ xuất hóa đơn?

Quy định khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Cho doanh nghiệp nước ngoài thuê kho chứa hàng áp dụng thuế suất ra sao?

Hướng dẫn thủ tục xuất hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được giảm giá

Doanh nghiệp có các chi nhánh, quyết toán thuế có phải khai riêng từng chi nhánh không?
