Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.

Tham dự hội thảo trực tiếp tại điểm cầu Ninh Bình có đại diện các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế và 15 cục thuế địa phương gồm: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nam, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Cần Thơ, Long An, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hưng Yên, Bình Định và Nghệ An.

Cơ quan thuế Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm về thuế thu nhập cá nhân
Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”

Phát biểu tại hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân (Tổng cục Thuế) Nguyễn Quý Trung cho biết, Luật Thuế thu nhập cá nhân được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007. Nhằm mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế được thuận lợi và tạo điều kiện triển khai công tác quản lý thuế được tinh gọn, giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính, Tổng cục Thuế đã và đang tập trung nghiên cứu để đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn.

Ông Nguyễn Quý Trung cho biết, thời gian qua, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã tập trung chỉ đạo công tác nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để việc hoàn thiện cơ sở lý luận trong việc sửa đổi chính sách thuế thu nhập cá nhân vừa phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam, vừa phù hợp với thông lệ quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu chi tiết, cụ thể là rất cần thiết, từ đó hoàn thiện hồ sơ trình sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân dự kiến sẽ trình Quốc hội vào tháng 10/2025 tới đây.

Thông qua hội thảo, ông Nguyễn Quý Trung đề nghị các công chức tham gia tập trung lắng nghe, nghiên cứu và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia thuế của Nhật Bản, từ đó có cơ sở để so sánh, đối chiếu những điểm khác biệt trong chính sách thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam và Nhật Bản về phạm vi, quy mô, đối tượng đến phương thức xác định cơ sở thuế.

Đồng thời, ông Nguyễn Quý Trung cũng đề nghị các công chức thuế với vai trò là các chuyên gia trong ngành Thuế và trong lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam tham dự hội thảo chủ động trao đổi với chuyên gia về ý nghĩa và các điểm khác biệt của chính sách thuế của hai nước để từ đó tham khảo, nghiên cứu những điểm khác biệt có xu hướng tích cực trong chính sách thuế của Nhật Bản. Trên cơ sở đó, cùng tìm giải pháp chính sách đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung chính sách quản lý thuế của Việt Nam.

Chia sẻ về chính sách thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của Nhật Bản, chuyên gia Noguchi Daisuke cho biết, tại Nhật Bản, lĩnh vực thuế và chính sách pháp luật về thuế là thống nhất trên phạm vi cả nước. Nhưng căn cứ đặc điểm và nhu cầu chi tiêu ngân sách, thuế được phân loại thành thuế nhà nước và thuế địa phương.

Theo đó, trong thuế nhà nước, Nhật Bản có khoảng 10 loại doanh thu/thu nhập khác nhau và được xác định theo các cách khác nhau phụ thuộc vào năng lực, khả năng chi trả của người nộp thuế. Chính sách thuế thu nhập cá nhân có sự khác biệt so với Việt Nam.

“Mỗi chính sách đều sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau, theo đó, thông qua hội thảo, mong rằng có thể chia sẻ những kinh nghiệm và những ưu điểm trong chính sách thuế của Nhật Bản đến các đồng nghiệp tại Cơ quan thuế Việt Nam, từ đó Cơ quan thuế Việt Nam sẽ nghiên cứu và đưa ra giải pháp quản lý phù hợp với thực tiễn của Việt Nam” - chuyên gia Noguchi Daisuke chia sẻ.

Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Cơ quan Thuế Nhật bản đã chia sẻ và trao đổi với các cán bộ, công chức Cơ quan Thuế Việt Nam về tổng quan hệ thống thuế của Nhật Bản, phương pháp tính thuế, hệ thống khấu trừ thuế tại nguồn, thủ tục hoàn thuế, nghiệp vụ hoàn thuế, hoạt động tuyên truyền hỗ trợ kê khai trong kỳ kê khai và việc cải tạo hệ thống cốt lõi chuyển đổi kỹ thuật số trong công tác quản lý thuế./.

Văn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vẫn còn cách mục tiêu đặt ra một "chặng" khá xa.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.
Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Để việc kiểm kê tài sản công trong toàn ngành được thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh tài sản công diễn ra ngày 12/11 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 77/2024/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn kê khai, báo cáo về loại tài sản này. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.

Tin khác

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Cả nước tiết kiệm khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024

Cả nước tiết kiệm khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024

Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo... Trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội việc cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.
Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Xem thêm
Phiên bản di động