Tổng kiểm kê giúp phát huy nguồn lực của tài sản công trong nền kinh tế

Tài sản công (TSC) là cơ sở vật chất để phục vụ công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội. Việc tổng kiểm kê các TSC này là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy nguồn lực của tài sản trong nền kinh tế. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Trần Diệu An - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), xung quanh vấn đề này.

Tổng kiểm kê giúp phát huy nguồn lực của tài sản công trong nền kinh tế
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Văn Chung

PV: Được biết, năm 1998, cả nước đã thực hiện tổng kiểm kê TSC. Tuy nhiên, trải qua 26 năm, chúng ta mới lại thực hiện tiếp công việc này. Vậy mục tiêu của việc tổng kiểm kê TSC lần này là gì, thưa bà?

Tổng kiểm kê giúp phát huy nguồn lực của tài sản công trong nền kinh tế
Bà Trần Diệu An

Bà Trần Diệu An: Thời gian qua có nhiều ý kiến cho rằng các số liệu báo cáo về TSC chưa phản ảnh đúng thực chất nguồn lực ngân sách nhà nước (NSNN) chi ra. Đồng thời, theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng TSC, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm báo cáo, hạch toán, kế toán đầy đủ về số lượng, hiện vật và giá trị của TSC và Bộ Tài chính đã thực hiện xây dựng, nâng cấp phần mềm quản lý TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và phần mềm quản lý tài sản kết cấu hạ tầng (TSKCHT) giao thông đường bộ, phần mềm quản lý TSC công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung để thu thập, quản lý thông tin về một số loại TSC.

Tuy nhiên, do các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến việc cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu về TSC trên các phần mềm. Hơn nữa, phạm vi các phần mềm vẫn chưa bao quát để quản lý đầy đủ dữ liệu về các loại TSKCHT do Nhà nước đầu tư, quản lý (đặc biệt là các phần mềm do các bộ, ngành chịu trách nhiệm xây dựng) nên số liệu về TSC tại các phần mềm này còn chưa phản ánh chính xác nguồn lực TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và TSKCHT do Nhà nước đầu tư, quản lý.

Triển khai kiểm kê thử nghiệm tài sản công tại nhiều đơn vị

Để thực hiện tốt việc tổng kiểm kê trên cả nước thì việc kiểm kê thử nghiệm là rất quan trọng. Vì vậy, sau khi phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng dự thảo các chỉ tiêu, mẫu biểu chi tiết phục vụ công tác tổng kiểm kê, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định về việc triển khai kiểm kê thử nghiệm TSC tại một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và 6 địa phương (Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bắc Kạn).

Tại Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) đã giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương trong năm 2025 phải hoàn thành việc tổng kiểm kê TSC. Tại Nghị quyết số 53/NQ/CP ngày 14/4/2023, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện tổng kiểm kê theo nghị quyết của Quốc hội.

Theo Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 1/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu tổng quát của đợt tổng kiểm kê lần này là nắm được thực trạng của TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, TSKCHT do Nhà nước đầu tư, quản lý về các mặt số lượng, giá trị, cơ cấu, hiện trạng sử dụng,... làm cơ sở để hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng TSC; phục vụ việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ công tác báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSC, cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính nhà nước, báo cáo THTK, CLP theo quy định của pháp luật.

PV: Quy mô của cuộc tổng kiểm kê TSC lần này có điểm gì khác so với cuộc tổng kiểm kê TSC đã được thực hiện từ năm 1998 không, thưa bà?

Bà Trần Diệu An: Cuộc tổng kiểm kê TSC trên phạm vi toàn quốc năm 1998 chỉ thực hiện đối với nhóm TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Còn tại cuộc tổng kiểm kê lần này, Quốc hội giao thực hiện đối với 2 loại là TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và TSKCHT do Nhà nước đầu tư, quản lý.

Ngoài ra, phạm vi TSKCHT do Nhà nước đầu tư, quản lý rất rộng, nhưng do hạn chế về thời gian thực hiện tổng kiểm kê (theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 phải hoàn thành trước năm 2025), nên Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ thực hiện kiểm kê đối với 18 loại TSKCHT đã được xác định tương đối rõ. Trên cơ sở kết quả kiểm kê đối với các loại TSKCHT này và kinh nghiệm thực tế thực hiện kiểm kê, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm kê đối với các loại TS còn lại.

Như vậy, cuộc tổng kiểm kê lần này có quy mô lớn hơn rất nhiều so với cuộc tổng kiểm kê năm 1998,

PV: Hiện Cục Quản lý công sản đang phối hợp thực hiện thử nghiệm tổng kiểm kê tại 2 bộ và 6 địa phương trước khi triển khai chính thức trong cả nước. Xin bà cho biết mục đích của việc thử nghiệm này. Vì sao Bộ Tài chính lại chọn 2 bộ và 6 địa phương này để thử nghiệm?

Bà Trần Diệu An: Để thực hiện tốt việc tổng kiểm kê trên cả nước thì việc kiểm kê thử nghiệm là rất quan trọng. Vì vậy, sau khi phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng dự thảo các chỉ tiêu, mẫu biểu chi tiết phục vụ công tác tổng kiểm kê, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định về việc triển khai kiểm kê thử nghiệm TSC tại một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và 6 địa phương (Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bắc Kạn) với mục đích:

Thứ nhất là để xác định cách thức tiến hành như Bộ Tài chính đang dự kiến có phù hợp với thực tiễn không; trên cơ sở đó sẽ chỉnh sửa và rút kinh nghiệm trong phạm vi cả nước.

Thứ hai là để xác định các chỉ tiêu, biểu mẫu kiểm kê có phù hợp không; xác định cụ thể các chỉ tiêu nào phù hợp có thể thực hiện được; chỉ tiêu nào cần sửa đổi, bổ sung; trên cơ sở đó, Bộ Tài chính hoàn thiện bộ chỉ tiêu kiểm kê để thực hiện trong cả nước.

Thứ ba là để các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý/tạm quản lý TSC rà soát, đối chiếu lại việc theo dõi, hạch toán, báo cáo với thực tiễn quản lý TSC tại đơn vị mình. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên, Bộ Tài chính phát hiện vấn đề, tồn tại trong quản lý TSC để có văn bản chấn chỉnh, hướng dẫn trước khi tổng kiểm kê chính thức.

Với đặc thù của 2 bộ và 6 địa phương được chọn thử nghiệm như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh có số lượng, chủng loại TSC đa dạng và có giá trị lớn, phù hợp với chủng loại tài sản phải kiểm kê; Bộ Giao thông vận tải có nhiều loại TSKCHT; Kho bạc Nhà nước có hệ thống dọc từ cấp huyện, cấp tỉnh đến cấp trung ương và có nhu cầu sử dụng số liệu kiểm kê TSC của các bộ, ngành, địa phương phục vụ cho việc xây dựng báo cáo tài chính nhà nước...

Bộ Tài chính mong muốn có thể rút kinh nghiệm một cách bao quát nhất để hoàn thiện các biểu mẫu, chỉ tiêu và các văn bản hướng dẫn kiểm kê trước khi tập huấn đại trà cho các bộ, ngành, địa phương.

PV: Xin cảm ơn bà!

Hạnh Thảo

Tin cùng chuyên mục

Tổng kiểm kê giúp phát huy nguồn lực của tài sản công trong nền kinh tế

Tổng kiểm kê giúp phát huy nguồn lực của tài sản công trong nền kinh tế

Tài sản công (TSC) là cơ sở vật chất để phục vụ công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội. Việc tổng kiểm kê các TSC này là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy nguồn lực của tài sản trong nền kinh tế. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Trần Diệu An - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), xung quanh vấn đề này.

Tin khác

Sẵn sàng cho công tác kiểm kê thử nghiệm tài sản công

Sẵn sàng cho công tác kiểm kê thử nghiệm tài sản công

Để triển khai tổng kiểm kê tài sản công (TSC) trên toàn quốc vào ngày 1/1/2025, theo Quyết định số 213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chọn ra 2 bộ và 6 địa phương để triển khai thử nghiệm. Cho đến thời điểm này, Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) đã hoàn tất tập huấn việc thử nghiệm kiểm kê TSC cho Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước); Bộ Giao thông vận tải và 3 địa phương: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng. Dự kiến trong tuần tới sẽ hoàn tất việc tập huấn tại TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và Bắc Kạn...
Hải Phòng tập huấn việc thử nghiệm kiểm kê tài sản công

Hải Phòng tập huấn việc thử nghiệm kiểm kê tài sản công

Là 1 trong 6 địa phương được chọn thử nghiệm việc kiểm kê tài sản công, TP. Hải Phòng vừa phối hợp với Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác này trên địa bàn thành phố.
Tập huấn tổng kiểm kê tài sản công tại Kho bạc Nhà nước

Tập huấn tổng kiểm kê tài sản công tại Kho bạc Nhà nước

Để thực hiện thành công việc kiểm kê thử nghiệm tài sản công (TSC) theo Quyết định 213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, sáng ngày 29/5, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã phối hợp với Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tập huấn công tác này tại trụ sở KBNN và 7 điểm cầu KBNN địa phương: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cà Mau, Sơn La, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp.
Tập huấn triển khai kiểm kê thử nghiệm tài sản công tại Đà Nẵng

Tập huấn triển khai kiểm kê thử nghiệm tài sản công tại Đà Nẵng

Là 1 trong 3 địa phương được chọn thực hiện kiểm kê thử nghiệm tài sản công (TSC), ngày 28/5/2024, TP. Đà Nẵng đã phối hợp với Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tập huấn công tác này cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.
Tập huấn triển khai kiểm kê thử nghiệm tài sản công trên địa bàn TP. Hà Nội

Tập huấn triển khai kiểm kê thử nghiệm tài sản công trên địa bàn TP. Hà Nội

Sáng 27/5, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tổ chức hội nghị tập huấn triển khai kiểm kê thử nghiệm tài sản công.
Triển khai kiểm kê thử nghiệm tài sản công tại 2 bộ và 3 địa phương

Triển khai kiểm kê thử nghiệm tài sản công tại 2 bộ và 3 địa phương

Thực hiện triển khai kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý, Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 1138/QĐ-BTC về việc triển khai kiểm kê thử nghiệm tại một số bộ, địa phương.
Tỉnh Phú Yên đưa ra các mốc thời gian để thực hiện tổng kiểm kê tài sản công

Tỉnh Phú Yên đưa ra các mốc thời gian để thực hiện tổng kiểm kê tài sản công

Thực hiện Quyết định số 798/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý, tỉnh Phú Yên vừa ban hành kế hoạch để triển khai nhiệm vụ này trên địa bàn tỉnh.
Bắc Kạn ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tổng kiểm kê tài sản công

Bắc Kạn ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tổng kiểm kê tài sản công

Triển khai Quyết định số 213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài sản công (TSC) tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng (KCHT) do Nhà nước đầu tư, quản lý, tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo và đưa ra kế hoạch thực hiện cụ thể đề án này.
Nhanh chóng “vào cuộc” tổng kiểm kê tài sản công trên toàn quốc

Nhanh chóng “vào cuộc” tổng kiểm kê tài sản công trên toàn quốc

Ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 213/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước quản lý. Ngày 5/4/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 798/QĐ-BTC về kế hoạch triển khai đề án này. Hiện đã có nhiều địa phương thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc và đưa ra kế hoạch thực hiện phục vụ cho công tác tổng kiểm kê tài sản tại đơn vị, địa phương mình quản lý vào ngày 1/1/2025 tới đây.
Xây dựng công cụ tổng hợp, báo cáo kết quả tổng kiểm kê tài sản công

Xây dựng công cụ tổng hợp, báo cáo kết quả tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4590/BTC-QLCS gửi các bộ, ngành, địa phương về việc khảo sát phục vụ xây dựng công cụ tổng hợp, báo cáo kết quả tổng kiểm kê.
Xem thêm
Phiên bản di động