TP. Hồ Chí Minh phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 95%
Cụ thể hơn về công tác giải ngân vốn đầu tư công hai tháng cuối năm, kết luận phiên họp tình hình kinh tế - xã hội tháng 10, 10 tháng đầu năm vừa được Văn phòng UBND TP. Hồ Chí Minh công bố nêu rõ, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các địa phương được giao vốn đầu tư công phải tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên, đánh giá sát tiến độ thực hiện, phải xác định đây là nhiệm vụ trọng yếu, ưu tiên hàng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hành, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân 95% theo quy định.
![]() |
Ảnh: T.L |
Các nhiệm vụ trọng tâm còn lại gồm thực hiện tốt các chỉ đạo của cơ quan cấp trên; tập trung tham mưu, hoàn thành 23 nhiệm vụ theo Chương trình công tác của Ban cán sự đảng; khẩn trương hoàn thiện các nội dung, nhóm giải pháp triển khai thực hiện Chủ đề năm 2023 của thành phố; chủ động tổ chức tổng kết công tác năm 2023, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ năm 2024…
Kế đến là tăng cường phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành trung ương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 98 của Quốc hội; chuẩn bị chương trình, nội dung phiên họp lần thứ nhất của Ban chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 98 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Các cơ quan được phân công chủ trì chuẩn bị nội dung tham mưu các nội dung dự kiến trình HĐND TP, trong đó có 11 nội dung triển khai Nghị quyết số 98.
Kế nữa là tập trung xử lý hồ sơ và công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố; triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai khảo sát sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh việc ứng dụng chữ ký số, thanh toán trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Bên cạnh đó là phát huy hiệu quả quy chế phối hợp, linh hoạt các hình thức, phương pháp phối hợp, chế độ thông tin, trao đổi định kỳ và đột xuất; chủ động xây dựng riêng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan theo từng lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Đẩy mạnh hoạt động liên kết phát triển du lịch vùng, đa ngành, lĩnh vực, kết hợp phát triển dịch vụ, thương mại; đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng khu vực; rà soát cân đối cung – cầu thị trường, theo dõi tình hình giá cả các mặt hàng thiết yếu để có giải pháp điều phối phù hợp, đảm bảo ổn định thị trường vào các tháng cuối năm 2023.
Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu Tết Giáp Thìn năm 2024; từng bước hoàn thiện và đưa Hệ thống Quản trị thực thi TP. Hồ Chí Minh trên nền tảng số trở thành công cụ hữu hiệu, nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong hệ thống chính quyền…/.
Tin cùng chuyên mục

Điều kiện để trích lập quỹ dự phòng tiền lương

Khoản tài trợ từ nhà cung cấp bằng tiền có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Chấm dứt hoạt động do thực hiện sáp nhập nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm nào?

Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính với chi nhánh

Thủ tục chuyển đăng ký người phụ thuộc từ người nộp thuế này sang người nộp thuế khác
Tin khác

Hóa đơn lập sai thời điểm có bị coi là hóa đơn rủi ro về thuế?

Hàng bán bị trả lại, bên bán hàng hay bên mua hàng sẽ xuất hóa đơn?

Quy định khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Cho doanh nghiệp nước ngoài thuê kho chứa hàng áp dụng thuế suất ra sao?

Hướng dẫn thủ tục xuất hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được giảm giá

Doanh nghiệp có các chi nhánh, quyết toán thuế có phải khai riêng từng chi nhánh không?

Chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng, thủy sản thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế 5%

Doanh nghiệp cần kê khai đầy đủ giá trị hàng hóa nhập khẩu để hóa đơn không bị cảnh báo rủi ro

Doanh thu bán vé máy bay quốc tế có hành trình bay nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam có phải kê khai thuế?
