TP. Hồ Chí Minh: Xử lý nhanh hàng hóa tồn đọng tại sân bay, cảng biển

Do hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển, sân bay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh những tháng đầu năm tăng vọt, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh tập trung xử lý nhằm tránh gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa.
TP. Hồ Chí Minh: Xử lý nhanh hàng hóa tồn đọng tại sân bay, cảng biển để thúc đẩy xuất nhập khẩu
Công chức Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh kiểm tra hàng hóa thông quan. Ảnh: Đỗ Doãn

Hàng hóa, container tồn cảng tăng vọt sau tết

Theo báo cáo tình hình hàng hóa tồn đọng tháng 2/2024 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I, số lượng hàng hóa tồn quá 30 ngày và 60 ngày tính đến cuối tháng 12/2023 có 825 contaier, sang tháng 1/2024 tăng thêm 400 container, lên 1.227 container, tương đương tăng 48% (so với tháng kế trước).

Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, số lượng hàng tồn đọng quá 30 ngày và 60 ngày trong tháng 12/2023 là 123 dòng hàng, với trên 32,6 tấn. Trong đó, kho TCS tồn 80 dòng hàng, với gần 28 tấn; kho SCSC tồn 43 dòng hàng, với gần 5 tấn. Sang tháng 1/2024, số lượng hàng tồn đọng tăng lên 134 dòng hàng, với trên 67,6 tấn, tăng gấp hơn hai lần, tương đương tăng 35 tấn. Trong đó, kho TCS còn tồn 94 dòng hàng, với gần 64 tấn hàng.

Trong khi đó, hàng tồn quá 90 ngày tại các cảng biển tính đến cuối tháng 12/2023 là 5.092 container. Trong đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I tồn 4.784 container, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực III tồn 211 container, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IV tồn 56 container và 15 dòng hàng lẻ; Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hiệp Phước 41 container. Sang tháng 1/2024, số lượng hàng tồn quá 90 ngày tại cảng biển giảm còn 4.845 container, giảm 247 container so với thời điểm tháng 12/2023.

Riêng hàng tồn quá 90 ngày tại cửa khẩu đường hàng không có 2.038 dòng hàng, với gần 470.000 tấn. Trong đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất gần 1.700 dòng hàng, với trên 467 tấn; Chi cục Hải quan cửa khẩu Chuyển phát nhanh 348 dòng hàng, với gần 2 tấn. Sang tháng 1/2024, lượng hàng tồn quá 90 ngày qua đường hàng không tăng thêm 22 dòng hàng lên 2.060 dòng hàng, với trên 477 tấn, tương đương tăng gần 10 tấn hàng.

Cần sự phối hợp để tăng hiệu quả xử lý hàng hóa tồn cảng

Chia sẻ về công tác xử lý hàng hóa tồn cảng, ông Nguyễn Hữu Nghiệp - Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cho biết, việc xử lý hàng hóa tồn cảng được đơn vị phối hợp xử lý định kỳ. Theo đó, đối với hàng quá 90 ngày nhập khẩu về cảng, cơ quan hải quan sẽ thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng tìm chủ sở hữu.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo lần đầu, nếu chủ hàng hóa, người vận chuyển đến nhận hàng sẽ được giải quyết làm thủ tục hải quan và bị phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và phải chịu các chi phí phát sinh do việc chậm nhận hàng.

Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo, nếu các tổ chức, cá nhân không đến làm thủ tục hải quan nhận hàng, cơ quan hải quan sẽ xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Thông tư 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

Lãnh đạo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cũng nêu một số khó khăn trong xử lý hàng hóa tồn đọng, như quy trình xử lý, bán đấu giá… phải qua nhiều khâu và liên quan đến nhiều đơn vị khác, một số lô hàng có số lượng lớn bán đấu giá không thành công gây khó khăn về kho bãi lưu giữ tang vật…

Để xử lý hàng tồn đọng hiệu quả, theo ông Nguyễn Hữu Nghiệp, nếu các hãng tàu, đại lý hãng tàu lưu ý nghiên cứu và thực hiện theo quy định tại Nghị định 169/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ (quy định việc lưu giữ và thực hiện giám định, xác định giá trị hàng hóa để bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển Việt Nam).

“Trong nhiều năm qua, do các hãng tàu ít quan tâm áp dụng nghị định này nên việc xử lý hàng tồn đọng cảng biển chưa hiệu quả, vừa tạo áp lực cho cơ quan quản lý, vừa gây khó cho các doanh nghiệp trong việc phải lưu container trong thời gian dài” - ông Nguyễn Hữu Nghiệp nhận định.

Đỗ Doãn

Tin cùng chuyên mục

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, việc sửa đổi Luật về đấu giá tài sản là một bước hoàn thiện về thể chế nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá phát triển ổn định, bền vững, phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá.
Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương một số quy định liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật Đất đai năm 2024 nhằm giúp các quy định này được thực hiện thông suốt, hiệu quả ngay từ khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.
Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 49/2024/TT-BTC quy định về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Trong 6 tháng đầu năm, công tác quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) của cả nước đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực của loại tài sản này, giúp nâng cao hiệu quả của việc khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.

Tin khác

6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

Để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các sở tài chính địa phương đều khẳng định, trong 6 tháng cuối năm quyết tâm triển khai các biện pháp điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động, bám sát dự toán.
Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, trong 6 tháng đầu năm, tổng số thu ngân sách do cơ quan Thuế quản lý đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ.
Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đang có dấu hiệu chậm lại, trong khi mục tiêu Chính phủ đặt ra là phải giải ngân được trên 95% kế hoạch vốn năm 2024. Đây là thách thức lớn cho những tháng còn lại của năm. Sốt ruột trước tiến độ giải ngân “rùa bò” hiện nay, Thủ tướng Chính phủ vừa “nhắc nhở” các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2024, nguồn thu ngân sách do ngành Thuế quản lý ước đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% so với dự toán pháp lệnh, vượt 15,3% so với cùng kỳ.
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024 ở mức cao nhất, trong 6 tháng cuối năm, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai nhiều nhóm giải pháp thu thường xuyên, trong đó đặc biệt chú ý đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp và khai thác tốt các nguồn thu còn dư địa, cụ thể như nguồn thu từ đất.
36 khoản phí, lệ phí tiếp tục được giảm từ 10 - 50%

36 khoản phí, lệ phí tiếp tục được giảm từ 10 - 50%

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 43/TT-BTC ngày 28/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa được Quốc hội thông qua vào phiên bế mạc, Quốc hội đã quyết định tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đến hết năm 2024.
Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Bộ Tài chính, dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đã có nhiều sửa đổi về đối tượng chịu thuế.
Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 6503/BT-ĐT công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023.
Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Bộ Tài chính vừa có báo cáo kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động