Việt Nam đang được định vị là trung tâm của nền kinh tế toàn cầu
Tại Sách Trắng 2023 được Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố mới đây, các nhà đầu tư châu Âu vẫn nhận định Việt Nam là điểm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài hấp dẫn.
Theo EuroCham, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cùng với lạm phát vẫn ở mức một con số, Việt Nam tiếp tục củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào môi trường thương mại và đầu tư của đất nước. Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam đã liên tục cải cách pháp luật trong nước để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; từ đó trở thành một thị trường hấp dẫn hơn trong mắt doanh nghiệp nước ngoài và các nhà đầu tư quốc tế.
Chi phí kinh doanh thấp, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tầng lớp trung lưu tăng vọt và môi trường thuận lợi cho kinh doanh đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Việt Nam có một số lợi thế bao gồm chi phí sản xuất cạnh tranh, vị trí tốt ở Đông Nam Á, hiệu quả kinh tế mạnh mẽ và tiêu thụ nội địa tăng nhanh. Bên cạnh đó, Chính phủ đã và đang tiếp tục cải cách môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam để đưa đất nước trở thành một điểm đến đầu tư và kinh doanh hấp dẫn hơn nữa.
![]() |
Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, Hải Phòng |
Theo Báo cáo chỉ số đánh giá và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI) 2021, 8/9 hoạt động hành chính năm 2021 đạt điểm cao hơn so với năm 2020, thể hiện sự cải thiện trong thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước. Nhìn chung, mức tăng mạnh nhất là trong các thủ tục về thuế và kiểm tra chuyên ngành.
Cũng theo Sách Trắng EuroCham 2023, 1/4 các công ty nước ngoài đã chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam, trong đó có 2% đã chuyển phần lớn hoạt động vào trong nước. Hơn nữa, 42% công ty nước ngoài sẵn sàng chuyển ít nhất một lượng vốn FDI nhỏ vào Việt Nam vào cuối năm 2022. Các công ty nước ngoài xác định việc cắt giảm bộ máy hành chính và phát triển cơ sở hạ tầng nhiều hơn là đòn bẩy chính để Việt Nam thu hút thêm vốn FDI.
Tăng cường khung pháp lý xanh đảm bảo cạnh tranh quốc tế
Theo Chủ tịch EuroCham, dù Việt Nam có nhiều thuận lợi trong môi trường đầu tư kinh doanh, nhưng những thách thức vẫn còn tồn tại. Hiện tại, trật tự kinh tế đa phương, toàn cầu hóa và dựa trên luật lệ đang phải chịu nhiều áp lực. Đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng Covid-19. EuroCham và 18 tiểu ban ngành nghề của mình cam kết hỗ trợ Chính phủ Việt Nam khôi phục tăng trưởng kinh tế và cải thiện môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam vì lợi ích của tất cả mọi người. Song song với cam kết, EuroCham cũng đã đưa ra nhiều khuyến nghị.
Đặc biệt, EuroCham khuyến nghị tăng cường khung pháp lý xanh để đảm bảo nền kinh tế xanh của Việt Nam vẫn là xương sống trong khả năng cạnh tranh quốc tế, qua đó thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đảm bảo tính bền vững và hỗ trợ “Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng”. Về vấn đề này, EuroCham đưa ra một số khuyến nghị, chẳng hạn như cải thiện quản lý nước và chất thải, thúc đẩy các công trình xanh trên toàn quốc và ưu tiên điện gió ngoài khơi.
Ngoài ra, Việt Nam cũng nên có một quy trình đơn giản hóa đối với giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài. Các công ty trong nước và quốc tế hiện đang gặp khó khăn trong việc thu hút nhân tài nước ngoài do chính sách hiện hành. Điều này rất quan trọng vì FDI không chỉ bao hàm dòng vốn, mà còn là khả năng tiếp cận những nhân tài tốt nhất. Với sự linh hoạt trong việc tuyển dụng những nhân tài hàng đầu, Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng.
Như đã đề cập trong Sách Trắng EuroCham 2021, để thu hút thêm FDI của EU vào Việt Nam, cứ 3 lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu thì có 2 người cho rằng, điều quan trọng là phải lồng ghép trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vào các hoạt động kinh doanh như được nêu tại Chương 13 của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Hiệp định này quy định Việt Nam cần nỗ lực khuyến khích và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực môi trường, lao động và đưa các tiêu chuẩn tối thiểu về thực hành kinh doanh có trách nhiệm vào pháp luật trong nước, cũng như thực thi hiệu quả các yêu cầu này.
Theo ông Alain, hai năm rưỡi đã trôi qua kể từ khi EVFTA có hiệu lực, hiệp định này đã rất thành công trong việc tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư song phương, chuyển giao công nghệ và trao đổi chuyên môn. Ngoài ra, Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa EU và Việt Nam (EVIPA) cũng đang trong quá trình được các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu phê chuẩn. Bằng cách này, các nhà đầu tư châu Âu sẽ yên tâm hơn khi đầu tư vào các dự án sáng tạo, chất lượng cao tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương thực hiện ngay quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ

Chỉ thị số 14/CT-TTg: Nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới

Bình Dương thông qua đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án vành đai 3 đi qua địa bàn

Doanh nghiệp nỗ lực tìm giải pháp thích ứng với tăng giá điện

Đổi mới sáng tạo - giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh
Tin khác

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội khó giải ngân

Giảm thuế giá trị gia tăng: Liều thuốc kích thích tiêu dùng

Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra với tổng số tiền 15.124 tỷ đồng

Hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định do Nhà nước giao doanh nghiệp quản lý

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các địa phương rà soát, đánh giá chỉ tiêu sử dụng đất trước ngày 20/5

Đến năm 2025, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp vào GDP đạt khoảng 55%

Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 khoảng 14 - 15%

Từ ngày 01/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng

Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài hơn 21,93 tỷ USD
