Việt Nam tham gia, ký kết nhiều hiệp định về thuế

Năm 2024, ngành Thuế tiếp tục tăng cường hợp tác song phương và đa phương về thuế với cơ quan thuế các nước và tổ chức quốc tế, phục vụ thiết thực tiến trình cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế; triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về thuế và các nội dung liên quan trong Luật Quản lý thuế.
Việt Nam tham gia, ký kết nhiều hiệp định về thuế
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn ký Hiệp định MAAC.

Ngày 22/3/2023 tại Paris (Pháp), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã tổ chức lễ ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế (MAAC) với Việt Nam. Tham gia MAAC, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 147 trong mạng lưới đa phương này.

Đây là một khuôn khổ pháp lý quốc tế đa phương toàn diện, bao quát các hình thức hợp tác quốc tế về hành chính thuế để giải quyết tình trạng trốn thuế, tránh thuế và các hình thức không tuân thủ khác, từ đó tăng cường hợp tác quốc tế trong trao đổi thông tin thuế. Về công tác ký kết Hiệp định thuế đa phương (MLI), Chủ tịch nước đã phê chuẩn hiệu lực của Hiệp định thuế đa phương tại Quyết định số 322/2023/ QĐ-CTN ngày 13/4/2023.

Về giải pháp Hai trụ cột của Diễn đàn IF của OECD, liên quan đến Giải pháp Trụ cột 1, trong năm 2023, Tổng cục Thuế tham gia các cuộc họp của Diễn đàn IF, để nắm bắt tình hình xây dựng hiệp định của Diễn đàn IF và động thái của các nước.

Liên quan đến Giải pháp Trụ cột 2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 107/2023/QH15 ngày 29/11/2023 về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Cũng trong năm 2023, ngành Thuế triển khai đàm phán, ký kết các Hiệp định thuế, Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thuế với Hoa Kỳ, Argentina, Nigeria, Lúc-xăm-bua, Nhật Bản...

Ngoài ra, tiếp tục triển khai nhiều nội dung hợp tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế với các nước và các tổ chức quốc tế như: Lào, Hàn Quốc, Nga, SGATAR, IMF... trong đó có các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới, phức tạp như: chuyển giá, thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, quyền đánh thuế giữa các quốc gia…

Tại Hội nghị cấp cao thường niên SGATAR lần thứ 52 được tổ chức tại Phuket, Thái Lan từ 31/10 đến 2/11/2023, không chỉ học hỏi kinh nghiệm quản lý thuế của các nước, Việt Nam còn chia sẻ với các nước về kinh nghiệm quản lý “Thuế gián thu trong nền kinh tế số”.

Bên cạnh đó, ngành Thuế đã tiến hành xử lý 114 trường hợp đề nghị trao đổi thông tin với cơ quan thuế của 40 nước, tăng 30% so với năm 2022. Số trường hợp Việt Nam yêu cầu cơ quan thuế nước ngoài cung cấp thông tin chủ yếu xuất phát từ yêu cầu về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao hoàn thuế GTGT.

Lãnh đạo ngành Thuế đánh giá, kết quả công tác trao đổi thông tin đã đạt được các kết quả tích cực, góp phần hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra chống gian lận về hoàn thuế, tăng thu ngân sách nhà nước.

Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, năm 2024, ngành Thuế tiếp tục tăng cường hợp tác song phương và đa phương về thuế với cơ quan thuế các nước và tổ chức quốc tế, phục vụ thiết thực tiến trình cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế; triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về thuế và các nội dung liên quan trong Luật Quản lý thuế.

Cùng với đó, ngành Thuế sẽ triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động của đề án về rà soát, đánh giá lại hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam; xây dựng bộ nguyên tắc đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần phù hợp với bối cảnh mới của Việt Nam và xu thế quốc tế.

Ngành Thuế cũng trình Chính phủ phê duyệt chủ trương tham gia “Sáng kiến châu Á” nhằm nâng cao năng lực trong việc thực hiện các chuẩn mực về minh bạch và trao đổi thông tin về thuế của Diễn đàn Toàn cầu đã được quốc tế thống nhất và sử dụng để giải quyết vấn đề trốn thuế và các dòng tài chính bất hợp pháp.

Ngoài ra, ngành Thuế cũng phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các kế hoạch hành động chống xói mòn cơ sở thuế (BEPS) với các ưu tiên và lộ trình được Bộ Tài chính phê duyệt. Trong đó, triển khai xây dựng phương án tham gia Hiệp định đa phương MLC để chuẩn bị sẵn sàng triển khai việc ký kết Hiệp định đa phương MLC (phân chia quyền đánh thuế đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và dịch vụ kinh tế kỹ thuật số - Trụ cột 1).

Triển khai xây dựng phương án tham gia Hiệp định đa phương STTR áp dụng đối với lãi tiền vay, tiền bản quyền và một số hoạt động dịch vụ chịu thuế tại nước nhận thu nhập chịu thuế dưới mức 9% (Trụ cột 2)./.

Thư Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Trong năm 2024, các chỉ tiêu an toàn nợ tiếp tục đảm bảo trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn, được Quốc hội phê duyệt. Quy mô nợ công cuối năm 2024 dự kiến khoảng 36 - 37% GDP. Việc kiểm soát tốt nợ công, cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam khiến cho “bức tranh nợ công" của Việt Nam càng trở nên tươi sáng hơn.
Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Tổng cục Thuế đề nghị người nộp thuế không mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp, kịp thời cung cấp thông tin các đối tượng rao bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp cho cơ quan thuế và cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Tính đến thời điểm này, các bộ, ngành, địa phương đã phân bổ chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 96%. Tuy nhiên, hiện còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết số vốn được giao.
Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước đến ngày 31/1/2025, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 84,47% kế hoạch, đạt 93,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ này xấp xỉ với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 95% trở lên.
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) Phan Văn Mãi cho biết, mấy năm qua chưa năm nào TPHCM giải ngân đạt 95%. Khối lượng thường dồn rất lớn vào cuối năm. Năm 2025 các địa phương, đơn vị phải cố gắng chủ động hàng tuần, tháng để đạt được chỉ tiêu 95%.

Tin khác

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP (Nghị định số 03) quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, thay thế Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 167.
Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Thời gian vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng: “Từ ngày 1/1/2025 cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế về thương mại điện tử ”, về nội dung thông tin này Tổng cục Thuế khẳng định là không chính xác theo quy định pháp luật thuế.
Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Sau hai năm công tác đấu giá đất công không thu được kết quả như mong muốn, năm nay Đồng Nai lên kế hoạch đấu giá 30 khu đất có vị trí đắc địa, nhằm tạo nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Sau khi tiếp thu và giải trình các ý kiến đóng góp, Bộ Tài chính đã đổi tên dự thảo "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công" thành "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất". Đồng thời bổ sung thêm nhiều quy định giúp cho việc sắp xếp, xử lý lại loại tài sản này đạt hiệu quả cao hơn.
Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Bộ Tài chính có Công văn số 12828/BTC-QLCS ngày 25/11/2024 gửi lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Bộ Tài chính đã tổng hợp các ý kiến và có những giải trình, tiếp thu cụ thể đối với từng ý kiến tham gia.
Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 14590/BTC-QLCS hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công và tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng.
Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2024 thêm ít nhất 15% dự toán Quốc hội giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/12/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng ban hành Chỉ thị số 06/CT-BTC về việc tăng cường các giải pháp quản lý thu, đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn tiếp và Bộ sẽ trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội để kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng cho biết, năm 2024, Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính đã hoàn thành được một khối lượng công việc “khổng lồ”, đúng với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng thắng mưa”… giúp cho tài sản công được quản lý ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động