Việt Nam thu về 34,53 tỷ USD từ xuất khẩu hàng hóa

Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt 34,53 tỷ USD, tăng 9,7% so với tháng trước và tăng 46% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời là mức cao nhất kể từ tháng 8/2022.
Việt Nam thu về 34,53 tỷ USD từ xuất khẩu hàng hóa
Việt Nam thu về 34,53 tỷ USD từ xuất khẩu hàng hóa. Ảnh: TL

Số liệu này vừa được Tổng cục Hải quan công bố tại báo cáo tình hình xuất nhập khẩu tháng đầu năm 2024.

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 65,43 tỷ USD, tăng 7,5% so với tháng 12/2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 34,53 tỷ USD, tăng 9,7% (tương ứng tăng 3,07 tỷ USD); nhập khẩu đạt 30,9 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 1,49 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa tháng 01/2024 thặng dư 3,63 tỷ USD.

So với tháng 01/2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 01/2024 tăng 40,3%; trong đó xuất khẩu tăng 46%, tương ứng tăng 10,89 tỷ USD và nhập khẩu tăng 34,4%, tương ứng tăng 7,91 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng đạt 44,52 tỷ USD, tăng 9,4% so với tháng trước và tăng 32,9% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu đạt 24,87 tỷ USD, tăng 11,7% so với tháng trước và tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu đạt 19,65 tỷ USD, tăng 6,6% so với tháng trước và tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước.

Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 01/2023 có mức thặng dư đạt 5,22 tỷ USD.

Ở chiều xuất khẩu nói chung, Cơ quan Hải quan ghi nhận, quy mô hàng hóa xuất khẩu của nước ta trong tháng 01/2024 đã tăng 3,07 tỷ USD so với tháng trước và tăng tới 10,89 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu cả nước tháng 1/2024 có 44/45 nhóm hàng chính tăng (trừ dầu thô giảm 15,9%). Trong đó, mức tăng tuyệt đối ghi nhận tăng nhiều đối với nhóm hàng công nghiệp như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 68,3%, tương ứng tăng 2,17 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 38,7%, tương ứng tăng 1,21 tỷ USD.

Hàng dệt may tăng 39%, tương ứng tăng 877 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 83,1%, tương ứng tăng 667 triệu USD; giầy dép các loại tăng 43,8%, tương ứng tăng 600 triệu USD;...

Chẳng hạn, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 01/2024 đạt 5,58 tỷ USD, tăng 50,4% so với tháng trước và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.

Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng đạt 5,35 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước và tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 01/2024, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hoa Kỳ đạt 1,79 tỷ USD, tăng 73,3%; Trung Quốc đạt 853 triệu USD, tăng 71,3%; Hồng Kông đạt 568 triệu USD, tăng 79,1%; Hàn Quốc đạt 540 triệu USD, tăng 53%... so với cùng kỳ năm trước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác mang về 4,02 tỷ USD, tăng 5% so với tháng trước và tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đạt 3,13 tỷ USD, tăng 8% so với tháng trước và tăng 38,9% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu giày dép các loại trong tháng đạt 1,97 tỷ USD, tăng 6,1% so với tháng trước và tăng 43,8% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng đạt 1,47 tỷ USD, tăng lần lượt 9,7% và tăng 83,1%. Xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng trong tháng đạt 1,33 tỷ USD, tăng 13,2% so với tháng trước và tăng 55,5% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, tháng 1/2024, có 6 thị trường và nhóm thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt trên 10 tỷ USD. Đối với nhóm điện thoại, máy tính và linh kiện, thị trường Mỹ nhập từ Việt Nam trên 3 tỷ USD.

Cụ thể, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 10,05 tỷ USD, tăng 64% (tương ứng tăng 3,91 tỷ USD); EU đạt 4,6 tỷ USD, tăng 40% (tương ứng tăng 1,32 tỷ USD); Trung Quốc đạt 4,56 tỷ USD, tăng 19% (tương ứng tăng 714 triệu USD); ASEAN đạt 3,2 tỷ USD, tăng 47% (tương ứng tăng 1,02 tỷ USD); Hàn Quốc đạt 2,34 tỷ USD, tăng 38% (tương ứng tăng 646 triệu USD) và Nhật Bản đạt 2,23 tỷ USD, tăng 45% (tương ứng tăng 690 triệu USD).

Thế Hoằng

Tin cùng chuyên mục

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vẫn còn cách mục tiêu đặt ra một "chặng" khá xa.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.
Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Để việc kiểm kê tài sản công trong toàn ngành được thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 12183/BTC-QLCS yêu cầu các các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất.
Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh tài sản công diễn ra ngày 12/11 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).

Tin khác

Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 2589/QĐ-BTC công bố thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành trong lĩnh vực đất đai và TTHC bị bãi bỏ trong lĩnh vực tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 77/2024/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn kê khai, báo cáo về loại tài sản này. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Tháng 10/2024 thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 38.298 tỷ đồng, tăng 16,8% so với tháng liền trước. Lũy kế 10 tháng năm 2024, số thu đạt 346.283 tỷ đồng, bằng 92,3% dự toán, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Cả nước tiết kiệm khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024

Cả nước tiết kiệm khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024

Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo... Trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội việc cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Vì sao còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ?

Vì sao còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ?

Bộ Tài chính đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến hơn 14.343 tỷ đồng vốn đầu tư công đến nay vẫn chưa được phân bổ.
Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công lần 3. Nghị định mới dự kiến sẽ thay thế Nghị định 167/2017/NĐ-CP (Nghị định 167) của Chính phủ cũng quy định về nội dung này trước đó và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP (Nghị định 67) sửa đổi, bổ sung Nghị định 167.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động