Việt Nam xếp vị trí 48 về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2022
![]() |
Việt Nam xếp vị trí 48 về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2022. Ảnh: TL |
Báo cáo về xếp hạng GII 2022 là bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia. Để xếp hạng các quốc gia sẽ dựa vào 81 chỉ số, tính bằng giá trị trung bình thuộc hai bảng chỉ số phụ đầu vào và đầu ra đổi mới sáng tạo gồm 7 trụ cột: Thể chế vĩ mô; nguồn nhân lực và nghiên cứu; cơ sở hạ tầng; thị trường và môi trường kinh doanh; trình độ phát triển của thị trường; tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo.
GII 2022 cho thấy hai làn sóng đổi mới. Thứ nhất là làn sóng kỹ thuật số được xây dựng trên siêu máy tính, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa đang tạo ra nhiều tác động các ngành và lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Làn sóng đổi mới thứ hai dựa trên những đột phá trong công nghệ sinh học, công nghệ nano, vật liệu mới và các ngành khoa học khác.
Tuy nhiên, những tác động tích cực của 2 làn sóng mới này sẽ cần thời gian để hiện thực hóa, vượt trở ngại nhất là trong áp dụng và phổ biến công nghệ.
Theo báo cáo này, năm 2022, Thụy Sĩ vẫn là nước đứng đầu bảng xếp hạng đổi mới trong năm thứ 12 liên tiếp. Quốc gia châu Âu này dẫn đầu toàn cầu về kết quả đổi mới, đặc biệt là về sáng chế, đầu tư phần mềm, sản xuất công nghệ cao.
Tiếp theo là Mỹ, Thụy Điển, Anh và Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore, Đức, Phần Lan, Đan Mạch nằm trong top 10 nước dẫn đầu bảng xếp hạng. Thụy Điển đứng đầu về cơ sở hạ tầng; thị trường và môi trường kinh doanh cũng như chỉ số nhà nghiên cứu, quỹ cho R&D.
GII 2022 cho thấy một số thay đổi trong top 15 của bảng xếp hạng: Mỹ tăng một bậc lên vị trí 2, Hà Lan (thứ 5), Singapore (thứ 7), Đức (thứ 8) và Trung Quốc tăng một bậc lên vị trí 11.
Cùng với New Zealand (thứ 24) và Australia (thứ 25); các quốc gia châu Á vào top 15 gồm Hàn Quốc (6), Singapore (7), Trung Quốc (11), Nhật Bản (13) và Hong Kong (Trung Quốc thứ 14) đều trong nhóm các nhà lãnh đạo đổi mới.
Năm nay, Ấn Độ vượt qua Việt Nam để giành vị trí dẫn đầu nhóm ba quốc gia về đổi mới theo nhóm thu nhập (Iran vượt qua Ukraine để vào nhóm xếp hạng này). Nước này tiếp tục dẫn đầy thế giới về xuất khẩu dịch vụ ICT và giữ thứ hạng đầu trong các chỉ số giá trị nhận vốn mạo hiểm, tài chính cho các công ty khởi nghiệp, tăng trưởng năng suất lao động và đa dạng hóa ngành công nghiệp trong nước…/.
Báo cáo ghi nhận, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia cùng với Philippines (59), Indonesia (75), Campuchia (97) và Lào (112), đã đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua (tăng hơn 20 bậc). Các nền kinh tế này cũng dẫn đầu về các chỉ số đổi mới chính. Đặc biệt, Việt Nam dẫn đầu thế giới về nhập khẩu công nghệ cao; đồng thời có sự cải thiện vị trí xếp hạng về đầu ra (thứ hạng 35, năm 2021 là 38). Việt Nam cùng với Iran (hạng 53) và Philippines (hạng 59) là 3 nền kinh tế thu nhập trung bình có tốc độ tăng trưởng hiệu suất đổi mới nhanh nhất cho đến nay |
Tin cùng chuyên mục

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô

2024 thị trường bất động sản sẽ phục hồi trở lại

GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ 2022

Thị trường ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tại Việt Nam tiếp tục giảm

Bất động sản ngành kinh tế mũi nhọn giữ vai trò quan trọng của nền kinh tế
Tin khác

Cần có giải pháp đồng bộ, căn cơ để phát triển bền vững thị trường bất động sản

Thận trọng trong điều hành chính sách tỷ giá để kiểm soát lạm phát khi giá dầu tiên tục tăng

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia

Luật Thủ đô cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức

Điều tiết giá cả thị trường hợp lý đảm bảo cung cầu để kiểm soát lạm phát

Hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai để phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển đất nước

Yêu cầu rà soát toàn bộ các chung cư mini và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm

Biển số "siêu đẹp" 30K - 555.55 chốt giá hơn 14 tỷ đồng
