Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm pháp luật về hóa đơn

Từ ngày 1/7/2022, khi áp dụng quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử được ghi nhận mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên, lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách, một số đối tượng đã thành lập doanh nghiệp để mua bán và sử dụng hóa đơn không hợp pháp, có các hành vi gian lận khi sử dụng hóa đơn, nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
Kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp vi phạm pháp luật về hóa đơn
Công chức thuế rà soát doanh nghiệp có rủi ro trong sử dụng hóa đơn, chứng từ.
Nhận diện để ngăn chặn kịp thời

Để ngăn chặn tình trạng mua bán và sử dụng hóa đơn không hợp pháp, các hành vi gian lận khi sử dụng hóa đơn, nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước, ngày 12/4/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Công điện số 01/CĐ-BTC chỉ đạo Tổng cục Thuế, cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT).

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cũng đã ban hành Công văn 3385/TCT-TTKT yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Thuế doanh nghiệp lớn thực hiện việc rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp.

Tổng cục Thuế cho biết, thông qua Bản án số 115/2023/HS-ST ngày 29/12/2023 của Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ về kết quả xét xử sơ thẩm vụ án mua bán trái phép hóa đơn xảy ra tại tỉnh Phú Thọ và nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước, Tòa án xác định trong thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 10/2022, Nguyễn Minh Tú đã trực tiếp hoặc thông qua đối tượng trung gian sử dụng 637 công ty do Nguyễn Minh Tú mua lại để bán trái phép 1.025.712 hóa đơn giá trị gia tăng cho 88.053 đơn vị, tổ chức và thành lập 6 công ty tài chính để hợp thức hóa việc thanh toán qua ngân hàng.

Để tiếp tục xử lý thuế đối với các hành vi mua, bán hóa đơn trái pháp luật, Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế thực hiện khai thác dữ liệu HĐĐT, thu thập hóa đơn giấy (nếu có) của 113 công ty trên đây để áp dụng các biện quản lý thuế theo quy định. Tổng cục Thuế chỉ đạo, trường hợp phát hiện người nộp thuế (NNT) thuộc cơ quan thuế quản lý có sử dụng hóa đơn của 113 công ty trên đây để kê khai thuế thì xem xét, xử lý thuế, hóa đơn theo quy định và nội dung hướng dẫn tại Công văn số 1798/TCT-TTKT ngày 16/5/2023 của Tổng cục Thuế.

Cùng với đó, Tổng cục Thuế đề nghị các cục thuế tiến hành rà soát, có báo cáo tổng hợp chung kết quả xử lý về thuế, hóa đơn đối với NNT đã sử dụng hóa đơn của 637 công ty (gồm 524 công ty đính kèm Công văn số 1798/TCT-TTKT và 113 công ty theo danh sách tại công văn này) báo cáo về Cục Thanh tra - Kiểm tra (Tổng cục Thuế) trước ngày 31/12/2024.

Quan điểm của ngành Thuế là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, chủ động phối hợp với cơ quan điều tra hoặc chuyển hồ sơ xử lý theo quy định đối với NNT có hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn, để ngăn chặn kịp thời và có biện pháp phòng ngừa, tránh hậu quả, thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp ảnh hưởng đến thu, chi ngân sách

Theo quy định của pháp luật thuế, sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn, chứng từ giả; hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế.

HĐĐT không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế; HĐĐT chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế; hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

Còn việc sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ là việc sử dụng hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định; hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả.

Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn; hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra; hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

Như vậy có thể thấy, quy định pháp luật thuế về sử dụng hóa đơn, chứng từ đã rất rõ ràng. Tuy nhiên, lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách, một số đối tượng đã thành lập doanh nghiệp (DN) để mua bán và sử dụng hóa đơn không hợp pháp.

Luật sư Đặng Thành Chung - Giám đốc Công ty luật TNHH An Ninh cho rằng, việc lập hóa đơn và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp không chỉ ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế của NNT cũng như thu, chi ngân sách nhà nước, mà hành vi này còn gây mất uy tín cho DN làm ăn chân chính. Do đó, hành vi này cần được xử lý nghiêm minh, tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch, lành mạnh.

Văn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Điểm mới quan trọng của Luật là có nhiều quy định phân cấp, phân quyền mạnh mẽ về đầu tư công như nâng quy mô vốn dự án quan trọng quốc gia, phân cấp Thủ tướng điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, chuyển thẩm quyền quyết định đầu tư dự án từ HĐND sang UBND...
Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vẫn còn cách mục tiêu đặt ra một "chặng" khá xa.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.
Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Để việc kiểm kê tài sản công trong toàn ngành được thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).

Tin khác

Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 12183/BTC-QLCS yêu cầu các các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất.
Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh tài sản công diễn ra ngày 12/11 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 2589/QĐ-BTC công bố thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành trong lĩnh vực đất đai và TTHC bị bãi bỏ trong lĩnh vực tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 77/2024/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn kê khai, báo cáo về loại tài sản này. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Tháng 10/2024 thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 38.298 tỷ đồng, tăng 16,8% so với tháng liền trước. Lũy kế 10 tháng năm 2024, số thu đạt 346.283 tỷ đồng, bằng 92,3% dự toán, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Cả nước tiết kiệm khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024

Cả nước tiết kiệm khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024

Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo... Trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội việc cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Vì sao còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ?

Vì sao còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ?

Bộ Tài chính đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến hơn 14.343 tỷ đồng vốn đầu tư công đến nay vẫn chưa được phân bổ.
Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Xem thêm
Phiên bản di động