7 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước ngành thuế đạt 68,6%

7 tháng đầu năm 2024, 37/63 địa phương có tiến độ thu đạt dưới 65%. Vì vậy, thời gian tới, ngành Thuế cần tăng cường quản lý, chống thất thu, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được giao.
Tạo thuận lợi tối đa để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế
7 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước ngành thuế đạt 68,6%. Ảnh: TL

Thu ngân sách nhà nước đạt 1.019.702 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm

Lũy kế 7 tháng năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) do cơ quan thuế quản lý ước đạt 1.019.702 tỷ đồng, bằng 68,6% so với dự toán pháp lệnh, bằng 114,9% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu từ dầu thô ước đạt 34.377 tỷ đồng, bằng 74,7% so với dự toán, bằng 97,3% so với cùng kỳ trên cơ sở giá dầu thô bình quân ước đạt 88 USD/thùng, bằng 125,7% so với giá dự toán, bằng 102,3% so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt 4,69 triệu tấn, bằng 56,5% dự toán, bằng 94,1% so với sản lượng cùng kỳ.

Thu nội địa ước đạt 985.325 tỷ đồng, bằng 68,4% so với dự toán, bằng 115,7% so với cùng kỳ. Thu thuế, phí nội địa ước đạt 762.442 tỷ đồng, bằng khoảng 70,3% so với dự toán, bằng 111,2% so với cùng kỳ.

Đánh giá kết quả thu theo khoản thu, sắc thuế, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn cho biết, có 14/20 khoản thu, sắc thuế đạt khá (trên 65%), trong đó một số khoản thu lớn như: Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 66,7%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước đạt 72,7%; thuế thu nhập cá nhân ước đạt 72,7%; thu phí - lệ phí ước đạt 70,6%; thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước ước đạt 83,7%; thu từ hoạt động xổ số ước đạt 76,1%;...

Tuy nhiên, vẫn còn 6/20 khoản thu đạt dưới 65%, trong đó: Thu thuế bảo vệ môi trường ước đạt 62,7%; thu lệ phí trước bạ ước đạt 60,5%; tiền sử dụng đất ước đạt 47,3%; thu cổ tức, lợi nhuận được chia ước đạt 61,3%;...

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, về tổng thể, có 26/63 địa phương có tiến độ thực hiện dự toán đạt khá (trên 65%); còn 37/63 địa phương có tiến độ thu dưới 65%.

Còn về thu nội địa không kể tiền sử dụng đất, xổ số, thu cổ tức, lợi nhuận được chia, chênh lệch thu chi Ngân hàng Nhà nước, có 33/63 địa phương thu đạt từ 65% trở lên; còn 30/63 địa phương có tiến độ thu đạt dưới 65%.

Với kết quả thu nêu trên, số thu ngân sách trung ương 7 tháng đầu năm 2024 ước đạt 481.263 tỷ đồng, bằng 75,4% dự toán, bằng 108,9% so với cùng kỳ. Thu ngân sách địa phương ước đạt 538.439 tỷ đồng, bằng 63,5% dự toán, bằng 120,9% so với cùng kỳ.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn đánh giá thêm, thu ngân sách 7 tháng đầu năm mặc dù đạt khá, tuy nhiên số thu đạt khá chủ yếu tập trung tại các khoản thu thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận chênh lệch của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và khối các công ty xổ số, chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước, do cơ bản đến nay đã thu xong 4/5 kỳ, nếu không kể 3 khoản này, thì thu nội địa do cơ quan thuế quản lý mới đạt 62,3% dự toán.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn cho rằng, qua phân tích kết quả thu NSNN 7 tháng có thể thấy, kinh tế có dấu hiệu dần hồi phục nhưng chưa đồng đều, bền vững giữa các khoản thu, sắc thuế, địa bàn, thị trường, ngành nghề, lĩnh vực; vẫn còn 6/20 khoản thu, sắc thuế và 37/63 địa phương có tiến độ thu đạt thấp so dự toán (dưới 65%).

Bên cạnh những địa phương triển khai có hiệu quả công tác đấu giá, bàn giao đất, góp phần tăng thu tiền sử dụng đất, thì tại nhiều địa bàn thị trường bất động sản còn rất khó khăn, việc tổ chức đấu giá đất chưa triển khai được, còn 36/63 địa phương tiến độ thu tiền sử dụng đất đạt thấp hơn mức bình quân chung cả nước.

Bên cạnh đó, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô còn gặp nhiều khó khăn, một số địa phương nguồn thu trọng điểm từ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tiến độ thu ngân sách 7 tháng còn chậm, đặc biệt 3 địa phương có nguồn thu từ ô tô chiếm tỷ trọng lớn trên tổng thu như: Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Quảng Nam, mục tiêu dự toán thu năm 2024 không cao so bình quân chung cả nước, nhưng với tiến độ thu hiện nay mới đạt dưới 60% dự toán, thì rất khó để hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2024.

Đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế

Để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN được giao, Phó Tổng cục trưởng Phi Vân Tuấn đề nghị thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế tiếp tục khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chương trình công tác thuế năm 2024 và các nhiệm vụ được giao tại các thông báo kết luận.

Đồng thời, cần bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2024 để tổ chức triển khai các giải pháp nhằm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2024.

Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền đảm bảo trọng tâm, trọng điểm theo Kế hoạch thông tin tuyên truyền ngành Thuế năm 2024. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, giúp người nộp thuế dễ dàng tiếp cận, nắm bắt, hiểu và tuân thủ các chính sách thuế.

Bên cạnh đó, rà soát công tác giải quyết hoàn thuế tại các địa phương và tham mưu các biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng, phối hợp các đơn vị tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ giải quyết hoàn thuế. Đồng thời cần tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2024 và trình Tổng cục kế hoạch thanh tra kiểm tra năm 2025.

Phó Tổng cục trưởng Phi Vân Tuấn chỉ đạo, trong những tháng cuối năm 2024, cơ quan thuế các cấp cần đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, duy trì dịch vụ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hệ thống hóa đơn điện tử. Đồng thời, phải đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin thông suốt 24/7 để hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước từ khâu đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan thuế./.

Diệu Hoa

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 5297/BTC-QLCS về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị định số 108/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Kon Tum triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó, kiên quyết xử lý chủ đầu tư, ban quản lý, các tổ chức, cá nhân cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân.
Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Trong quý I/2025, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện giải ngân 1.209 tỷ đồng, đạt 10,2% tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã giao cho năm 2025, cao hơn so với mức giải ngân của cùng kỳ năm 2024 (7,7%) và vượt mức trung bình của cả nước (9,5%).
Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Thông tin tổng kiểm kê tài sản công được ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết tại Hội nghị hướng dẫn rà soát, chuẩn hóa dữ liệu trong Phần mềm tổng kiểm kê tài sản công, được tổ chức ngày 3/4.
Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 04 về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 2025 là 8% trở lên.

Tin khác

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 11/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 144/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị thủ trưởng của 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1690 năm 2025, thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo UBND Thành phố kết quả.
Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Theo Bộ Tài chính, tính đến 22h00 ngày 13/3, đã có rất nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” trong kiểm kê tài sản công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang chậm tiến độ.
EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Bộ Tài chính vừa ký Tuyên bố về Thỏa thuận đa phương giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (CbC MCAA) nhằm trao đổi Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC) với các quốc gia đối tác, thành viên Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cụ thể là trụ sở làm việc; xe ô tô; máy móc thiết bị. Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.
Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Sau khi thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị, tổng kiểm kê tài sản công tại các bộ, ngành thực hiện sáp nhập và không sáp nhập, các hội, Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) tiếp tục tổ chức hội nghị kiểm tra công tác này tại 16 địa phương.
Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 14/2 vừa qua đã có một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công và đạt tiến độ nhanh.
Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1011/VPCP-CN gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là văn phòng đại diện, nhà khách của các bộ, cơ quan trung ương trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Khẩn trương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Khẩn trương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Xem thêm
Phiên bản di động