Bình Định: Công tác quản lý đất đai đã đi vào thực chất

Từ đầu năm đến nay, công tác quản lý đất công trên địa bàn đã được UBND tỉnh Bình Định hết sức chú trọng. Theo đó, tới nay, công tác này đã có được nhiều kết quả tốt.

Theo báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất 189 dự án phục vụ kịp thời cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh; tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn xử lý các trường hợp lấn, chiếm đất đai; qua đó ngăn chặn các trường hợp lấn chiếm đất mới phát sinh, kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm đất đai. Bên cạnh đó, đơn vị cũng thực hiện thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 cấp huyện. Tiếp tục thi công các dự án phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh.

Bình Định: Công tác quản lý đất đai đã đi vào thực chất
Công tác quản lý đất đai tại Bình Định đã đi vào thực chết. Ảnh TL

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định đã lập Đề cương nhiệm vụ và dự toán lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025) tỉnh và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 5412/QĐ-UBND ngày 31/12/2020. Đồng thời, đã hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất (thời kỳ 2021 – 2030).

Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua bổ sung danh mục công trình, dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và danh mục các công trình, dự án có sử dụng dưới 10 ha đất trồng lúa, dưới 20 ha đất rừng phòng hộ, dưới 50 ha đất rừng sản xuất phát sinh trong năm 2021 trên địa bàn tỉnh tại Nghị quyết số 13/2021/NQ-HĐND ngày 27/7/2021; Trình UBND tỉnh phê duyệt bổ sung danh mục công trình, dự án vào kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của 11 huyện, thị xã, thành phố.

Thẩm định thiết kế kỹ thuật – dự toán kinh phí bản đồ địa chính của 37 các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh. Đề nghị Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam xem xét gia hạn và cấp mới giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ 09 hồ sơ. Trình UBND tỉnh phê duyệt số liệu thống kê đất đai năm 2020 trên địa bàn tỉnh để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đề xuất UBND tỉnh tham gia Dự án xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia theo hình thức BOO. Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát sửa đổi, bổ sung bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm (năm 2020 – 2024) trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trình UBND tỉnh đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lúa các dự án có sử dụng trên 10 ha đất trồng lúa.

Thực hiện thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trình UBND tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí phê duyệt gần hơn 239 tỷ đồng. Xây dựng giá đất ở cụ thể tái định cư, giá đất ở theo giá thị trường để thu tiền sử dụng đất và xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất để phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng của 57 công trình, dự án.

Chủ động phối hợp, giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Tập trung phát triển quỹ đất tạo nguồn thu ngân sách tỉnh, huyện. Thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất các khu đất trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, với tiền sử dụng đất 370 tỷ đồng (Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện).

Tiếp tục phối hợp, hướng dẫn các địa phương tập trung đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (GCN) đối với hộ gia đình, cá nhân tất cả hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và bộ phận một cửa cấp huyện, với mục tiêu rút ngắn thời gian giải quyết và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Thực hiện cấp mới, cấp đổi 1.526 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (GCN) cho các tổ chức, cấp đổi 33.234 GCN cho các hộ gia đình, cá nhân; đăng ký giao dịch bảo đảm cho 38.637 GCN (tổ chức: 2.329, hộ gia đình, cá nhân: 36.308). Phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố cấp mới 4.487 GCN cho các hộ gia đình, cá nhân. Cung cấp thông tin 3.300 trường hợp; gia hạn sử dụng đất nông nghiệp: 8.276 GCN; trích đo, trích lục, trích lục chỉnh lý bản đồ địa chính: 9.676 trường hợp.

Nhìn chung, công tác quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ đã tập trung giải quyết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và tuân thủ quy định của pháp luật, giảm thiểu tình trạng sử dụng đất đai lãng phí, không đúng mục đích, góp phần tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh, đóng góp nguồn thu từ đất vào thu ngân sách của tỉnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của các địa phương.

An Nhi (TH)

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động