Bộ Tài chính đề xuất linh kiện, phụ tùng ô tô không được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi

Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, Bộ Tài chính đề xuất không bổ sung thêm mặt hàng phụ tùng, linh kiện vào Danh mục nhóm 98.49 để áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.

Chỉ ưu đãi thuế với linh kiện trong nước chưa sản xuất được

Bộ Tài chính vừa có tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Sẽ có khoảng trống pháp lý nếu bãi bỏ quy định mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu
Chương trình ưu đãi thuế được áp dụng thuế nhập khẩu 0% phải có tên trong nhóm 98.49 và thuộc loại trong nước chưa sản xuất được.

Về kiến nghị bổ sung một số mặt hàng phụ tùng, linh kiện vào Danh mục nhóm 98.49 để áp dụng mức thuế suất MFN 0%, Bộ Tài chính cho biết, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam kiến nghị bổ sung một số mặt hàng phụ tùng, linh kiện vào Danh mục nhóm 98.49 để áp dụng mức thuế suất MFN 0% (thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi).

Bộ Tài chính cho biết, theo quy định, linh kiện ô tô của doanh nghiệp tham gia Chương trình ưu đãi thuế được áp dụng mức thuế suất nhập khẩu 0% phải có tên trong nhóm 98.49 và thuộc loại linh kiện trong nước chưa sản xuất được.

Việc xác định linh kiện trong nước chưa sản xuất được căn cứ theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được. Hiện nay, các mặt hàng tại nhóm 98.49 thuộc Danh mục nhóm mặt hàng quy định cơ bản đều là các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được và hàm lượng khoa học công nghệ cao, chế tạo phức tạp để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, giảm giá thành sản xuất.

Tuy nhiên, các mặt hàng mà công ty Toyota kiến nghị hầu hết là các mặt hàng trong nước đã sản xuất được, cùng với việc danh mục nhóm 98.49 đã qua nhiều lần sửa đổi và cơ bản phù hợp với thực tiễn.

Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ không bổ sung thêm mặt hàng phụ tùng, linh kiện vào Danh mục nhóm 98.49 để áp dụng mức thuế suất MFN 0% như đề xuất của Công ty Toyota.

Kiến nghị giảm sản lượng của Chương trình ưu đãi thuế năm 2023

Ngoài ra, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và UBND tỉnh Hải Dương đề nghị xem xét kiến nghị của Công ty TNHH Ford Việt Nam về việc điều chỉnh giảm sản lượng của Chương trình ưu đãi thuế năm 2023.

Bộ Tài chính cho biết, Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô được quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021) và gần đây là Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 (thay thế các Nghị định này).

Đề xuất không bổ sung linh kiện ô tô vào nhóm thuế nhập khẩu 0%
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ nhiều chương trình ưu đãi thuế cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Điều kiện tham gia Chương trình ưu đãi thuế và được áp dụng mức thuế suất MFN 0% đối với linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công thương cấp và đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Nghị định (bao gồm điều kiện về linh kiện; điều kiện về mẫu xe; điều kiện về sản lượng; điều kiện về khí thải; điều kiện về kỳ xét ưu đãi; điều kiện về hồ sơ, thủ tục).

Trong đó, doanh nghiệp phải đạt đủ điều kiện về sản lượng (bao gồm sản lượng chung tối thiểu cho các loại xe và sản lượng riêng tối thiểu cho từng mẫu xe) theo quy định cho từng nhóm xe.

Việc quy định về điều kiện sản lượng là nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Các doanh nghiệp sẽ không được hưởng các chính sách ưu đãi của Chương trình nếu không đáp ứng điều kiện về sản lượng trong kỳ xét ưu đãi thuế (6 tháng hoặc 12 tháng). Điều kiện về sản lượng là điều kiện quan trọng và tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư vốn, mở rộng sản xuất, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, qua đó góp phần đưa ngành công nghiệp ô tô theo đúng định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Theo Bộ Tài chính, năm 2021, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô gặp nhiều khó khăn, không thể đáp ứng được các điều kiện về sản lượng của Chương trình ưu đãi thuế để được áp dụng mức thuế suất 0% đối với linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô.

Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP, trong đó, căn cứ trên cơ sở tính toán các yếu tố về xu hướng thị trường và điều kiện kinh tế-xã hội, Nghị định đã kéo dài thời hạn áp dụng Chương trình ưu đãi thuế đến 31/12/2027 và điều chỉnh giảm sản lượng năm 2021 và 2022 của một số nhóm xe theo Chương trình ưu đãi thuế cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Đồng thời, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP cũng không đặt vấn đề tăng điều kiện về sản lượng qua các năm mà quy định duy trì ổn định cho cả giai đoạn 2022-2027. Hiện nay, Nghị định số 26/2023/NĐ-CP cũng đã kế thừa quy định về sản lượng tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2023/NĐ-CP ngày 21/6/2023 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và Nghị định số 41/2023/NĐ-CP ngày 28/6/2023 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước (giảm 50% lệ phí trước bạ từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023).

Riêng ô tô điện chạy pin đã được miễn lệ phí trước bạ lần đầu trong vòng 3 năm kể từ ngày 01/3/2022 và áp dụng mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi trong 2 năm tiếp theo.

Như vậy, Chính phủ đã có rất nhiều chính sách để hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, việc tiếp tục đề xuất giảm sản lượng của VAMA là chưa phù hợp với tình hình hiện nay.

Liên quan đến kiến nghị của VAMA và UBND, Bộ Tài chính đã có công văn trả lời VAMA và UBND tỉnh Hải Dương theo hướng, đề nghị doanh nghiệp thực hiện quy định điều kiện về sản lượng đối với Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định tại Nghị định số 26/20223/NĐ-CP. Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ tiếp tục đề nghị doanh nghiệp tiếp tục theo quy định hiện hành.
M. Anh

Tin cùng chuyên mục

Kho bạc Nhà nước: Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2016/NĐ-CP

Kho bạc Nhà nước: Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2016/NĐ-CP

Bộ Tài chính đã giao Kho bạc Nhà nước dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2016/NĐ-CP với nhiều điểm mới.
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các công trình trọng điểm: Tháo gỡ nút thắt về mặt bằng và vật liệu

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các công trình trọng điểm: Tháo gỡ nút thắt về mặt bằng và vật liệu

Đến thời điểm hiện tại, các dự án giao thông trọng điểm quốc gia vẫn đang gặp khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng và nguồn vật liệu. Thực tế đòi hỏi các bộ, ngành và địa phương cần có giải pháp tháo gỡ, để đảm bảo tiến độ dự án, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngành Thuế tiếp nhận, xử lý 7,48 tỷ hóa đơn điện tử

Ngành Thuế tiếp nhận, xử lý 7,48 tỷ hóa đơn điện tử

Tổng cục Thuế cho biết, tính từ khi triển khai đến hết 21/4/2024, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,48 tỷ hóa đơn, trong đó có 2,08 tỷ hóa đơn có mã và hơn 5,4 tỷ hóa đơn không mã.
Kho bạc Nhà nước: Quản lý tài sản công đảm bảo hiệu quả cao nhất

Kho bạc Nhà nước: Quản lý tài sản công đảm bảo hiệu quả cao nhất

Công tác quản lý tài sản công của hệ thống Kho bạc Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước được an toàn, thông suốt.
Ngành thuế thu ngân sách tăng 10,7%

Ngành thuế thu ngân sách tăng 10,7%

Theo Tổng cục Thuế , tổng thu ngân sách nhà nước 4 tháng năm 2024 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 640.298 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Ngành Thuế nâng cấp ứng dụng eTax Mobile

Ngành Thuế nâng cấp ứng dụng eTax Mobile

Tổng cục Thuế đã nâng cấp ứng dụng eTax Mobile phiên bản 3.1.3. Theo đó, cho phép tra cứu chi tiết các nguồn thu nhập; dự kiến số thuế nộp thừa, phải nộp sau quyết toán; tra cứu người phụ thuộc.
Ngành Hải quan thu ngân sách tháng 4 tăng 4,5%

Ngành Hải quan thu ngân sách tháng 4 tăng 4,5%

Tháng 4/2024, công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan đạt kết quả khả quan với con số 34.992 tỷ đồng, tăng 4,5% so với tháng 3.
Xây dựng công cụ tổng hợp, báo cáo kết quả tổng kiểm kê tài sản công

Xây dựng công cụ tổng hợp, báo cáo kết quả tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4590/BTC-QLCS gửi các bộ, ngành, địa phương về việc khảo sát phục vụ xây dựng công cụ tổng hợp, báo cáo kết quả tổng kiểm kê.
Nhiều bộ, ngành, địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công

Nhiều bộ, ngành, địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công

Đến thời điểm hiện tại có 21 bộ, cơ quan trung ương và 31 địa phương chưa phân bổ, hoặc phân bổ chưa hết kế hoạch vốn đầu tư công đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Đáng chú ý, có một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ vốn cho dự án sau ngày 30/12/2023, sai so với quy định.
Kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm soát xuất hóa đơn trong thực hiện các giao dịch mua, bán vàng, ngành Thuế đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền để kiểm soát các giao dịch mua, bán vàng.
TP. Hồ Chí Minh: Công khai thông tin 278 doanh nghiệp nợ thuế

TP. Hồ Chí Minh: Công khai thông tin 278 doanh nghiệp nợ thuế

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa công bố thông tin doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ quý đầu năm 2024. Theo đó, có 278 doanh nghiệp nợ thuế với tổng số tiền thuế nợ và các khoản nợ ngân sách lên đến hơn 3.842 tỷ đồng.
Ngành Thuế tiên phong chuyển đổi số phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp

Ngành Thuế tiên phong chuyển đổi số phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp

Thời gian qua, ngành Thuế đã tiên phong trong chuyển đổi số, tạo thay đổi lớn về phương thức điều hành quản lý, quy trình làm việc; cùng với Bộ Tài chính hướng tới nền tài chính thông minh, góp phần công khai, minh bạch, phòng chống gian lận thuế; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm

Bộ Tài chính vừa có Tờ trình gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Sau ngày 2/5, sẽ xử phạt khi chậm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân

Sau ngày 2/5, sẽ xử phạt khi chậm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân

Hạn chót cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023 là ngày 02/5/2024. Nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày sẽ bị xử phạt từ 1-3 lần số tiền thuế trốn nộp...
Thanh Hóa: Nguồn thu từ dầu thô đạt hơn 5.200 tỷ đồng

Thanh Hóa: Nguồn thu từ dầu thô đạt hơn 5.200 tỷ đồng

Theo thông tin từ Cục Hải quan Thanh Hóa, tính đến 15/4/2024, đơn vị này đã thu nộp ngân sách nhà nước là hơn 6.208 tỷ đồng, đạt 45,81% chỉ tiêu được Bộ Tài chính giao, tăng 28,01% so với 2023. Nguồn thu từ dầu thô đạt 5.231,9 tỷ đồng, chiếm 84% tổng số thu ngân sách nhà nước của đơn vị.
Xem thêm
Phiên bản di động