Tại sao mặt hàng phân bón không được giảm thuế xuất khẩu xuống 0%?

Bộ Tài chính đã làm rõ lí do vì sao không điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số loại phân bón…
Lý do không giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phân bón xuống 0%?

Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên thuế suất thuế xuất khẩu một số mặt hàng phân bón như quy định hiện hành. Ảnh: T.L

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023, để kịp thời đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và phòng chống gian lận thương mại trong phân loại, áp mã, trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Bộ Tài chính đã rà soát các mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước theo tinh thần của Nghị quyết số 58/NQ-CP. Đồng thời, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Góp ý về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số loại phân bón, Hiệp hội Phân bón Việt Nam tiếp tục kiến nghị điều chỉnh mức thuế suất. Cụ thể, theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, việc áp dụng thuế suất xuất khẩu 5% đối với urê không đồng nhất với quan điểm của Bộ Tài chính khi trình dự thảo Nghị định “áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu thấp hơn đối với các mặt hàng trong nước sản xuất đủ nhu cầu hoặc dư thừa”. Việc sản xuất dư thừa trong nước buộc các nhà sản xuất phải thực hiện xuất khẩu để đảm bảo duy trì công suất. Mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đã làm giảm cơ hội kinh doanh, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất trong nước, giảm năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất urê tại Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, Hiệp hội đề nghị điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng này về 0%.

Ngoài ra, theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, năng lực sản xuất so với nhu cầu phân bón supe lân trong nước đã và đang không những đáp ứng đủ mà còn dư thừa. Việc xuất khẩu phân bón supe lân cần được khuyến khích để tăng giá trị sản phẩm quốc dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu được ngoại tệ cho quốc gia, đóng thuế cho địa phương. Vì vậy , đơn vị này cũng đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu phân bón supe lân về mức 0%. Bên cạnh đó, để khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất loại phân bón hoàn toàn mới, trong khi người nông dân Việt Nam chưa có thói quen sử dụng, Hiệp hội Phân bón Việt Nam và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng đề nghị áp dụng thuế xuất khẩu 0% đối với mặt hàng phân bón SOP.

Góp ý cho dự thảo, Bộ Công thương cho rằng, đối với thuế suất thuế xuất khẩu phân bón, đề nghị Bộ Tài chính tổng hợp ý kiến của Hiệp hội Phân bón Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quy định thuế suất thuế xuất khẩu phù hợp với tình hình sản xuất cung cầu trong nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và người sử dụng phân bón.

Thông tin lại những đề xuất của Hiệp hội Phân bón Việt Nam và các bộ, ngành, Bộ Tài chính cho hay, việc giữ mức thuế xuất khẩu cao hơn 0% đối với mặt hàng phân bón sẽ góp phần giữ lại nguồn phân bón sử dụng trong nước, ổn định thị trường phân bón trong bối cảnh giá phân bón đang có xu hướng tăng cao.

Theo Bộ Tài chính, trước khi Nghị định số 26/2023/NĐ-CP có hiệu lực, các mặt hàng phân bón nếu có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm thì có thuế suất thuế xuất khẩu là 0%; đối với mặt hàng phân bón, nếu có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì có thuế suất thuế xuất khẩu là 5%. Để góp phần hạ giá phân bón trong nước, ổn định nguồn cung, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quản lý chặt chẽ, tránh gian lận trong quá trình thực hiện, tại Nghị định số 26/2023/NĐ- CP, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ bỏ quy định áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu theo giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng theo mức về 51%; quy định cụ thể mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với loại phân bón trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu và mức 0% đối với loại trong nước đã sản xuất đủ hoặc dư thừa. Cụ thể, quy định mức thuế xuất khẩu 5% đối với các loại phân bón như urê, phân lân (đây cũng là mức mà các doanh nghiệp hiện đang áp dụng khi tính toán dựa theo tỷ lệ 51% nêu trên) và mức 0% đối với mặt hàng suất phân bón NPK, DAP.

Bộ Tài chính cho rằng, quy định như hiện nay cũng góp phần làm giảm thủ tục hành chính cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp, giảm chi phí tài chính do việc phải thực hiện xác định tỷ lệ này trong giá thành sản phẩm, đảm bảo nguyên tắc ban hành biểu thuế được nêu tại khoản 4 Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo quy định trước đây, việc tính toán tỷ lệ này đã làm phát sinh chi phí cho việc phải theo dõi kê khai các chi phí liên quan, kiểm tra chứng từ sổ sách, nhất là khi các chi phí thường xuyên thay đổi theo thị trường. Cùng một loại phân bón xuất khẩu nhưng việc áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu lại phụ thuộc theo thời điểm xuất khẩu, giá xuất khẩu. Từ những lí do nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên thuế suất thuế xuất khẩu một số mặt hàng phân bón như quy định hiện hành.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023, để kịp thời đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và phòng chống gian lận thương mại trong phân loại, áp mã, trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Bộ Tài chính đã rà soát các mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước theo tinh thần của Nghị quyết số 58/NQ-CP. Đồng thời, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Góp ý về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số loại phân bón, Hiệp hội Phân bón Việt Nam tiếp tục kiến nghị điều chỉnh mức thuế suất. Cụ thể, theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, việc áp dụng thuế suất xuất khẩu 5% đối với urê không đồng nhất với quan điểm của Bộ Tài chính khi trình dự thảo Nghị định “áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu thấp hơn đối với các mặt hàng trong nước sản xuất đủ nhu cầu hoặc dư thừa”. Việc sản xuất dư thừa trong nước buộc các nhà sản xuất phải thực hiện xuất khẩu để đảm bảo duy trì công suất. Mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đã làm giảm cơ hội kinh doanh, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất trong nước, giảm năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất urê tại Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, Hiệp hội đề nghị điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng này về 0%.

Ngoài ra, theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, năng lực sản xuất so với nhu cầu phân bón supe lân trong nước đã và đang không những đáp ứng đủ mà còn dư thừa. Việc xuất khẩu phân bón supe lân cần được khuyến khích để tăng giá trị sản phẩm quốc dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu được ngoại tệ cho quốc gia, đóng thuế cho địa phương. Vì vậy , đơn vị này cũng đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu phân bón supe lân về mức 0%. Bên cạnh đó, để khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất loại phân bón hoàn toàn mới, trong khi người nông dân Việt Nam chưa có thói quen sử dụng, Hiệp hội Phân bón Việt Nam và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng đề nghị áp dụng thuế xuất khẩu 0% đối với mặt hàng phân bón SOP.

Góp ý cho dự thảo, Bộ Công Thương cho rằng, đối với thuế suất thuế xuất khẩu phân bón, đề nghị Bộ Tài chính tổng hợp ý kiến của Hiệp hội Phân bón Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quy định thuế suất thuế xuất khẩu phù hợp với tình hình sản xuất cung cầu trong nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và người sử dụng phân bón.

Thông tin lại những đề xuất của Hiệp hội Phân bón Việt Nam và các bộ, ngành, Bộ Tài chính cho hay, việc giữ mức thuế xuất khẩu cao hơn 0% đối với mặt hàng phân bón sẽ góp phần giữ lại nguồn phân bón sử dụng trong nước, ổn định thị trường phân bón trong bối cảnh giá phân bón đang có xu hướng tăng cao.

Theo Bộ Tài chính, trước khi Nghị định số 26/2023/NĐ-CP có hiệu lực, các mặt hàng phân bón nếu có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm thì có thuế suất thuế xuất khẩu là 0%; đối với mặt hàng phân bón, nếu có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì có thuế suất thuế xuất khẩu là 5%. Để góp phần hạ giá phân bón trong nước, ổn định nguồn cung, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quản lý chặt chẽ, tránh gian lận trong quá trình thực hiện, tại Nghị định số 26/2023/NĐ- CP, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ bỏ quy định áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu theo giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng theo mức về 51%; quy định cụ thể mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với loại phân bón trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu và mức 0% đối với loại trong nước đã sản xuất đủ hoặc dư thừa. Cụ thể, quy định mức thuế xuất khẩu 5% đối với các loại phân bón như urê, phân lân (đây cũng là mức mà các doanh nghiệp hiện đang áp dụng khi tính toán dựa theo tỷ lệ 51% nêu trên) và mức 0% đối với mặt hàng suất phân bón NPK, DAP.

Bộ Tài chính cho rằng, quy định như hiện nay cũng góp phần làm giảm thủ tục hành chính cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp, giảm chi phí tài chính do việc phải thực hiện xác định tỷ lệ này trong giá thành sản phẩm, đảm bảo nguyên tắc ban hành biểu thuế được nêu tại khoản 4 Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo quy định trước đây, việc tính toán tỷ lệ này đã làm phát sinh chi phí cho việc phải theo dõi kê khai các chi phí liên quan, kiểm tra chứng từ sổ sách, nhất là khi các chi phí thường xuyên thay đổi theo thị trường. Cùng một loại phân bón xuất khẩu nhưng việc áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu lại phụ thuộc theo thời điểm xuất khẩu, giá xuất khẩu. Từ những lí do nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên thuế suất thuế xuất khẩu một số mặt hàng phân bón như quy định hiện hành./.

H. Anh

Tin cùng chuyên mục

Quy định về định dạng dữ liệu nghiệp vụ về hóa đơn điện tử

Quy định về định dạng dữ liệu nghiệp vụ về hóa đơn điện tử

Công ty TNHH Tin học Tia lửa Việt hỏi: Hóa đơn XML không quy định bắt buộc đối với mã tra cứu và link tra cứu. Đối với các đơn vị truyền bảng tổng hợp cũng không có. Ví dụ như ngân hàng truyền bảng tổng hợp nhưng không gửi mail người nhận nên không tra cứu được. Có thể quy định mã tra cứu và link tra cứu là chỉ tiêu bắt buộc trên hóa đơn?
Khoản thuế nộp nhầm tiểu mục sau khi phát hiện có bị tính chậm nộp không?

Khoản thuế nộp nhầm tiểu mục sau khi phát hiện có bị tính chậm nộp không?

Công ty CP Đầu tư Tín Nghĩa- Á Châu hỏi: Đối với những khoản thuế nộp nhầm tiểu mục hoặc nhầm cơ quan quản lý thu, sau khi phát hiện nhầm đã làm tra soát thì có bị tính chậm nộp không?
Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế và giải quyết hồ sơ hoàn thuế

Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế và giải quyết hồ sơ hoàn thuế

Công ty TNHH ARMAJARO VIỆT NAM hỏi: Cục Thuế tỉnh Đồng Nai chưa giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho Công ty do đầu vào là mặt hàng nông sản liên quan đến các doanh nghiệp có sử dụng/dấu hiệu sử dụng hóa đơn khống để hợp thức hóa đầu vào.
Hướng dẫn xác minh nguồn gốc hàng hóa và vận chuyển hàng hóa phục vụ hoàn thuế

Hướng dẫn xác minh nguồn gốc hàng hóa và vận chuyển hàng hóa phục vụ hoàn thuế

Công ty Cổ phần FOCOCEV Việt Nam hỏi: Vướng mắc về xác minh nguồn gốc hàng hóa và vận chuyển hàng hóa (giám sát hành trình) đối với hồ sơ hoàn thuế GTGT của Công ty CP Fococev Việt Nam.
Thủ tục đăng ký thuế đối với trường hợp chuyển đổi công ty

Thủ tục đăng ký thuế đối với trường hợp chuyển đổi công ty

Hướng dẫn việc đăng ký thuế đối với trường hợp chuyển đổi công ty luật theo giấy phép và thu hồi giấy phép.

Tin khác

Dự án mở rộng có được hoàn thuế?

Dự án mở rộng có được hoàn thuế?

Hoá đơn của dự án mở rộng khi phát sinh trong quá trình xây dựng mở rộng thì những hoá đơn giá trị gia tăng đầu vào đó công ty có được hoàn thuế không?
Linh kiện đã qua sử dụng có là chất thải nguy hại?

Linh kiện đã qua sử dụng có là chất thải nguy hại?

Hàng hóa là thiết bị gia dụng đã qua sử dụng, sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng… theo pháp luật bảo vệ môi trường, pháp luật quản lý ngoại thương, có thể sẽ phải áp dụng các quy định về chất thải nguy hại.
Thủ tục quyết toán thuế trước khi đóng cửa, giải thể doanh nghiệp

Thủ tục quyết toán thuế trước khi đóng cửa, giải thể doanh nghiệp

Thời gian trả kết quả hoàn thành nghĩa vụ thuế để thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng và đóng cửa doanh nghiệp là bao lâu?
Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn lệch kỳ

Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn lệch kỳ

Hóa đơn người bán xuất vào tháng 8, người mua nhận và kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào kỳ tháng 9, thì có phải làm tờ khai điều chỉnh kỳ tháng 8 bổ sung vào và giảm kỳ tháng 9 không?
Sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh có được hoàn thuế?

Sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh có được hoàn thuế?

Doanh nghiệp được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp xuất khẩu, tuy nhiên trong kỳ hoàn thuế có một số hóa đơn mua vào liên quan đến doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh. Vậy doanh nghiệp có được hoàn thuế?
Dự án đầu tư được hoàn thuế giá trị gia tăng phải là dự án đầu tư mới

Dự án đầu tư được hoàn thuế giá trị gia tăng phải là dự án đầu tư mới

Doanh nghiệp có bổ sung hạng mục đầu tư từ Nhà máy đã đi vào hoạt động thêm dự án đầu tư Nhà máy Sản xuất Da thuộc thành phẩm Tong Hong, sản xuất sản phẩm Keo Công nghiệp phụ trợ Tong Hong có thuộc trường hợp được hoàn thuế theo quy định nêu trên không?
Nộp hồ sơ chuyển địa điểm kinh doanh khác tỉnh thời hạn xử lý hồ sơ là bao lâu?

Nộp hồ sơ chuyển địa điểm kinh doanh khác tỉnh thời hạn xử lý hồ sơ là bao lâu?

Trong thời hạn chậm nhất không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế công bố biên bản, kết luận kiểm tra (đối với hồ sơ thuộc diện phải kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế), 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của người nộp thuế (đối với hồ sơ thuộc diện không phải kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế), cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc người nộp thuế chuyển địa điểm theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP gửi người nộp thuế.
Trường hợp nào được xử lý không thu thuế và xử lý tiền thuế nộp thừa điện tử?

Trường hợp nào được xử lý không thu thuế và xử lý tiền thuế nộp thừa điện tử?

Trước thắc mắc của Cục Hải quan Bình Dương liên quan đến tiếp nhận hồ sơ trên Hệ thống MGH, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể.
Phương thức xác minh mới đối với C/O mẫu AI do Ấn Độ cấp

Phương thức xác minh mới đối với C/O mẫu AI do Ấn Độ cấp

Tổng cục Hải quan vừa thông báo tới các cục hải quan tỉnh, thành phố về phương thức xác minh mới đối với C/O mẫu AI do Ấn Độ cấp.
Lập địa điểm kinh doanh mới có bắt buộc phải có dự án đầu tư?

Lập địa điểm kinh doanh mới có bắt buộc phải có dự án đầu tư?

Khi lập địa điểm kinh doanh là nhà hàng trong trung tâm thương mại (không sử dụng đất, chỉ sử dụng mặt bằng thuê trong trung tâm thương mại, và do đó, không cần thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư) có phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Xem thêm
Phiên bản di động